Những việc ‘cấm’ mọi người làm vào buổi sáng
Muốn có cơ thể khỏe mạnh và sức khỏe tốt, bạn hãy tránh ngay những điều không nên làm vào buổi sáng dưới đây.
Để có được sức khỏe tốt, hãy tránh những điều không nên làm vào buổi sáng.
Vội vàng đứng dậy
Không ít người vừa thức giấc đã vội từ giường bước xuống đất, đứng thẳng luôn và cảm thấy… hoa mắt chóng mặt, điều này là rất không nên. Bởi sau khi dậy, cơ thể cần một quá trình để thích ứng từ trạng thái trì hoãn hoạt động chuyển sang sẵn sàng vận động.
Nếu lập tức tung chăn, thò chân xuống đất và đứng thẳng để mặc quần áo, làm vệ sinh cá nhân, cơ thể sẽ không kịp thích ứng với việc chuyển trạng thái.
Lưu lượng máu lúc đó còn khá chậm, không thể kịp thời vận chuyển oxy đến não bộ do thay đổi tư thế quá nhanh, từ đó, con người dễ chóng mặt, hoa mắt và thậm chí có thể phát sinh bệnh về mạch máu tim, não ở người già.
Video đang HOT
Lao ngay vào làm việc
Hành động này sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và hiệu suất làm việc thấp. Nếu quá bận rộn, khi vừa tỉnh giấc có thể nằm trên giường và nghĩ về kế hoạch trong một ngày, thay vì lao vào công việc ngay. Hãy bắt đầu một ngày của bạn bằng buổi sáng với những vận động nhẹ nhàng để đầu óc minh mẫn.
Vận động quá mạnh và ăn sáng tức thì
Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình và thể dục nhẹ nhàng sau khi thức giấc sẽ mang lại lợi ích sức khỏe. Ngược lại, vận động quá mạnh là điều tuyệt đối không nên làm khi vừa dậy.
Vận động mạnh vào sáng sớm sẽ kích thích thần kinh giao cảm hưng phấn quá độ, đồng thời khiến rối loạn quy luật tự chủ thần kinh, có thể làm con người rơi vào trạng thái căng thẳng, ủ dột cả ngày.
Vào sáng sớm, dạ dày cần từ 10 – 30 phút mới thực sự hoạt động trở lại. Hơn nữa, sáng sớm, lượng nước bọt và dịch vị tiết ra tương đối ít, nếu bắt cơ thể tiếp nạp thực phẩm ngay, đặc biệt là ăn đồ khó tiêu hóa sẽ gây hại cho quá trình tiêu hóa.
Uống nước vào buổi sáng để bổ sung lượng nước thiếu hụt trong một đêm ngủ và tăng tiết các enzym tiêu hóa, thúc đẩy hệ tuần hoàn, ngăn ngừa phát tác bệnh tim mạch.
Theo Khoevadep
Những sai lầm chết người khi ăn măng
Măng là món ăn phổ biến và hấp dẫn mọi người. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn và chế biến, độc tố trong măng sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Nguy hiểm tiềm ẩn từ măng
việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong.
Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Măng có hàm lượng độc tố cao cần chế biến cẩn thận trước khi ăn.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg. Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những thói quen nguy hiểm khi ăn măng
Uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh
Đó là quan niệm vô cùng sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn
Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg. Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Theo Khoevadep
5 bệnh dễ mắc nếu thường xuyên ngủ gục đầu trên bàn Ngủ trong tư thế ngủ gục đầu trên bàn về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây. Dân văn phòng do bị hạn chế về điều kiện và thời gian nên rất nhiều người chọn cách nghỉ trưa với tư thế hay tay khoanh trên bàn làm việc và gối đầu lên tay để chợp mắt. Bạn...