Những vật dụng ‘huyền thoại’ về một thời vang bóng
Những đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.
30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở thành phố mới có thể sử dụng bếp điện.
Quạt con cóc, sản phẩm đình đám do Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất sản xuất, có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ quạt làm kỷ niệm.
“Xịn” hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt.
Phích đá của gia đình bà Trần Hải Nhị, cán bộ hưu trí. Những năm 1980 rất ít gia đình có tủ lạnh, vì thế chiếc phích do chồng gửi về từ Liên Xô được mấy mẹ con bà Nhị rất nâng niu.
Video đang HOT
Chậu và nồi áp suất Liên Xô của gia đình ông Đặng Văn Chu, cán bộ hưu trí Tổng công ty lương thực miền Bắc mua năm 1987. “Tôi mua chậu với giá 110 đồng còn nồi mua 46 đồng khi lương tháng vỏn vẹn 60 đồng. Những thứ này hồi đó là cả gia tài”, ông Chu hồi tưởng.
Đài cassette Sony – “hàng hiệu” chỉ có nhà giàu hoặc cán bộ nhà nước mới đủ tiền mua sắm.
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng. Những chiếc xe đạp như Peugeot, Aviac hay Mercie… có giá trị bằng cả cây vàng nên có giấy chứng nhận chẳng khác gì ôtô, xe máy hiện nay.
Vé xe buýt 200 đồng mỗi tháng của ông Nguyễn Trọng Phúc – khi đó còn là cán bộ trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tivi Sony 14 inch của gia đình bà Nguyễn Thị Dung (Đống Đa, Hà Nội).
Đồng hồ Seiko – “vũ khí tán gái” số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô.
Sống mà nhớ lấy – cuốn tiểu thuyết có đề tài chiến tranh của Raxpuchin, in năm 1977, nhận giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thanh niên thế hệ 6x, 7x.
Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm.
Hoàng Phương – Nhật Quang
Theo VNE
Lần đầu trưng bày kim sách triều Nguyễn
22 cuốn sách vàng và 10 kim ấn triều Nguyễn liên quan đến các sự kiện hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, phong hoàng hậu đang được trưng bày ở Hà Nội.
Sáng 31/3, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày Bảo vật hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945), lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng 22 cuốn kim sách tiêu biểu và 10 kim bảo liên quan dưới triều Nguyễn.
Kim sách bằng vàng, vua Gia Long cho đúc năm 1806 để ca tụng công đức và truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Hoàng - người đầu tiên lập nghiệp và xây dựng chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo tiền đề cho việc lập triều Nguyễn sau này. Ảnh: Hoàng Phương.
Kim sách là loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng dể ghi việc chính sự, lễ nghi triều đình như sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập thái tử, hoàng hậu hoặc ghi công, phong tước và dâng ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân, quốc thích. Lời sách do đích thân các hoàng đế triều Nguyễn hoặc đại thần biên soạn và việc chế tạo kim sách được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện.
Bộ sưu tập kim sách bằng vàng và bạc mạ vàng, có khổ chữ nhật đứng, bìa trang trí hình rồng 5 móng và hình phượng, gáy đóng khuyên tròn. Mỗi kim sách chứa đựng thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa và là di sản vô giá. Nhiều cuốn còn kèm theo kim bảo được đúc cùng thời điểm, sự kiện.
Ấn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc năm 1841 do hoàng đế Thiệu Trị cho đúc cùng kim sách dâng tôn thụy cho hoàng đế Minh Mệnh. Ảnh:Hoàng Phương.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, những cuốn kim sách này được bảo tàng lưu giữ hàng chục năm, trải qua nhiều thăng trầm, chiến tranh khắc nghiệt và thử thách của thời đại. Có thời gian, sách đã được bàn đến với một tiêu chí khác, đó là chuyển đổi thành giá trị ngân sách cho công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Song may mắn là cuối cùng những hiện vật này vẫn được giữ lại.
"Đến nay, chúng tôi thấy cần phải đưa ra trước công chúng để giới thiệu về một loại hình di sản gắn với các đời vua Nguyễn trong quá trình thống nhất, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng về chính trị, văn hóa, xã hội nghệ thuật. Bảo tàng đã cơ bản hoàn thành việc dịch và hiệu đính kim sách", ông Cường thông tin.
Cuộc trưng bày kim sách, kim ấn kéo dài đến đầu tháng 8/2016.
Nhà Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi năm 1802; chấm dứt hoàn toàn khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945 sau sự kiện Cách mạng tháng Tám.
Trải qua 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có 13 hoàng đế trị vì. Vua ở ngôi lâu nhất là Tự Đức với 36 năm, ngôi ngắn nhất là Dục Đức, chỉ 3 ngày. Đây là triều đại còn lưu giữ được đến ngày nay nhiều hiện vật giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Mộc bản, nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản tư liệu, di sản phi vật thể thế giới. Đặc biệt, châu bản, mộc bản là những tài liệu có giá trị chứng minh, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng Phương
Theo VNE
Vụ bình hồ lô giá "chục tỉ đồng": Chỉ là đồ giả cổ! Sau khi nhiều người dân xôn xao về thông tin chiếc bình hồ lô cổ có giá "chục tỉ đồng" được một người dân ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) mua về, chuyên gia của Sở VH-TT&DL Quảng Nam khẳng định đây chỉ là đồ giả cổ. Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 13/3, ông Nguyễn Phước -...