Những vấn đề xe máy gặp phải trong mùa giãn cách ở TP.HCM
Lốp hết hơi không tìm được chỗ bơm hay ắc-quy hết điện… là những vấn đề nhiều người sử dụng xe máy tại TP.HCM gặp phải trong mùa giãn cách.
Chị Thúy Phương (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đã hơn một tháng phải dùng tạm xe bạn để đi làm vì chiếc Yamaha FreeGo của chị không thể nổ máy. “Tôi quên rút chìa khóa và để qua đêm, sáng hôm sau ra lấy xe thì không thể khởi động được. Mùa này tiệm sửa xe cũng đóng cửa nên không biết phải làm sao, đành phải mượn xe của bạn để chạy đến hết dịch”, chị Phương chia sẻ.
Trong giai đoạn giãn cách, các cửa hàng sửa chữa, chăm sóc xe máy, ôtô tại TP.HCM buộc phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến nay, những cửa hàng này đã tạm ngừng hoạt động được khoảng 2 tháng, điều này cũng khiến cho nhiều chủ xe rơi vào tình huống khó khăn.
Đặt mua sạc bình, máy bơm lốp gần 1 tháng vẫn chưa nhận được vì Chỉ thị 16
Tương tự trường hợp chị Phương, anh Vĩnh Phát (ngụ quận 12, TP.HCM) cũng gặp phải tình trạng bình ắc-quy hết điện do quên tắt chìa khóa. Vốn có chút kiến thức về xe máy, anh quyết định lên mạng mua một bộ sạc bình để xử lý sự cố. Bên cạnh đó, anh cũng đặt thêm một vài phụ kiện như bơm lốp để dùng trong trường hợp lốp non hơi.
Đơn hàng của anh Phát vẫn chưa nhận được sau gần một tháng đặt mua.
Theo thông báo từ trang bán hàng, anh Phát dự kiến nhận được đơn hàng vào cuối tháng 7, tức sau khoảng một tuần đặt hàng. Do những sạc bình, máy bơm lốp không thuộc hàng hóa thiết yếu, đến nay anh Phát vẫn chưa nhận được hàng.
“Liên hệ với bên nhà bán thì họ bảo do TP.HCM đang Chỉ thị 16 nên việc vận chuyển hàng của tôi bị hạn chế. Giờ phải tiếp tục đợi thôi chứ không biết làm gì hơn”, anh Phát nói thêm.
Video đang HOT
Nếu sự cố của chị Phương, anh Phát xuất phát từ lỗi cá nhân, thì những sự cố như lốp bị hết hơi hay cán đinh cũng khiến cho nhiều người dùng xe máy khổ sở trong mùa dịch. Đã có không ít trường hợp người dân phải đẩy bộ xe hàng chục km do không tìm được tiệm bơm, vá lốp xe.
Quên tắt chìa khóa là nguyên nhân phổ biến khiến ắc-quy trên xe bị hết điện.
Bên cạnh những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng khiến xe không thể tiếp tục vận hành, một vài chủ xe cũng lo lắng do “xế cưng” của mình bị bẩn quá nhiều do lâu ngày không rửa. Hầu hết người dùng lo lắng vấn đề này thường ở nhà chung cư, nơi không có không gian riêng dưới mặt đất để thực hiện việc vệ sinh xe.
“Ở nhà riêng còn tự tay chăm sóc xe được, chứ ở chung cư như tôi thì chỉ biết thỉnh thoảng xuống nổ máy để sạc bình”, anh Tuấn Vương, người dân sống tại một chung cư ở phường Tân Thới Nhất, quận 12, chia sẻ.
Kinh nghiệm tự bảo quản xe máy trong mùa dịch
Việc không sử dụng xe máy lâu ngày như trong giai đoạn giãn cách này có thể khiến cho phương tiện gặp phải tình trạng hư hỏng về ắc-quy hết điện, lốp bị biến dạng hay côn trùng cắn phá dây điện.
Để bảo vệ ắc-quy, nguồn điện duy nhất giúp xe khởi động, anh Ngô Nguyễn Anh Tuấn, kỹ thuật viên sửa chữa xe máy tại TP.HCM cho biết: “Cách tốt nhất để bảo quản ắc-quy nếu để lâu không sử dụng là tháo ắc-quy ra khỏi xe, khi nào cần sử dụng thì gắn vào. Nếu có thể nổ máy xe 1 lần/tuần thì không cần”.
Cần giữ xe sạch sẽ để hạn chế côn trùng chui vào.
Đối với lốp, anh Tuấn cũng chia sẻ cách bảo quản như sau: “Nên dựng chống đứng với những xe có sẵn chống đứng, sau đó kê thêm vật dưới gầm để bánh trước cũng không tiếp xúc đất như bánh sau. Làm như vậy giúp giảm tải cho giảm xóc”.
Côn trùng như chuột thường bị thu hút bởi những khu vực kém vệ sinh, vì thế chủ xe cần lau chùi phương tiện sạch sẽ. Nếu không có điều kiện để rửa xe, treo thêm long não hoặc các loại hóa chất xua đuổi côn trùng cũng là cách hạn chế việc hệ thống điện trên xe bị cắn phá.
Bí quyết chăm sóc xe máy vào mùa mưa để tránh hư hỏng
Vào mùa mưa, để chiếc xe có thể vận hành ổn định, chủ xe cần đảm bảo phụ tùng trên xe đạt yêu cầu tối thiểu, đặc biệt khi đi qua vùng ngập nước.
Mỗi mùa sẽ có đặc trưng riêng và tình trạng của xe còn phụ thuộc vào cách thức sử dụng, chăm sóc của chủ xe. Do đó, để xe hoạt động hiệu quả nhất, lâu dài, bền bỉ nhất, chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ để giúp các bộ phận được bảo dưỡng tốt, kịp thời.
Sau khi di chuyển dưới trời mưa, xe máy nên được rửa sạch nước mua để không bị ăn mòn. Ảnh: TN
Đáng chú ý, việc xe di chuyển vào mùa mưa càng cần được chủ xe chăm sóc kỹ hơn và "lắng nghe" những dấu hiệu của xe. Vào mùa mưa, xe máy dễ gặp trục trặc và hư hỏng hơn, nhất là khi bị ngập nước do mưa lớn. Hoặc bị bùn bẩn bám vào xe, động cơ gây han gỉ và ăn mòn má phanh, nhông xích. Lâu dần sẽ khiến phanh không hoạt động hiệu quả, nhông xích bị đứt, chão gây nguy hiểm cho người điều khiển.
Việc đầu tiên, để chiếc xe có thể vận hành ổn định, chủ xe cần đảm bảo phụ tùng trên xe đạt yêu cầu tối thiểu, đặc biệt khi đi qua vùng ngập nước.
Cụ thể, chụp bu-gi cần đảm bảo đậy kín được đầu bu-gi. Tránh việc nước xâm nhập gây mất kết nối đánh lửa của bu-gi. Và chiếc bu-gi, bo-bin, IC của xe cũng đang hoạt động ổn định.
Bên cạnh đó, động cơ phải hoạt động ổn định, không hỏng hóc gioăng máy, gioăng cổ pô,... để tránh việc nước có thể vào trong khoang động cơ. Cơ bản là chiếc xe của bạn phải đang hoạt động tốt. Lọc gió lấy khí nạp của xe được cách nước và sạch sẽ, không quá bụi bẩn gây ảnh hưởng việc lấy khí nạp.
Vào mùa mưa, chủ xe cần lưu ý đến lốp xe sao cho lốp không bị mòn, rách, áp suất lốp không quá cao để tránh tình trạng khi lưu thông trời nắng nóng, lốp bị giãn nở, căng gây ra nổ lốp. Và hãy chắc chắn nạp đủ các loại nhiên liệu cho chiếc xe để đảm bảo vận hành ổn định. Nếu không thể tự kiểm tra, chủ xe có thể đến các địa chỉ bão dưỡng để tham khảo nhé.
Vào mùa mục, xe máy nên được bảo dưỡng kỹ càng hơn. Ảnh: TN
Dưới đây là một số kinh nghiệm di chuyển xe máy vào vùng ngập mà các chủ xe có thể tham khảo:
Với xe số: Người điều khiển xe số qua những nơi bị ngập nên về số của xe ở số thấp là số 1 hoặc 2 để đi, chú ý giữ đều ga, giữ chặt tay lái và chạy từ từ qua khu vực bị ngập. Lưu ý, không rồ ga, phanh gấp vì sẽ khiến xe dễ tắt máy hơn.
Với xe ga: Điều khiển xe chậm và đều ga, không lên ga quá cao nhưng cũng không để ga quá thấp. Tuyệt đối không được giảm ga trong suốt quá trình, việc này sẽ gây chết máy ngay lập tức. Nếu gặp nơi nước ngập sâu qua ống pô xe thì không nên điều khiển xe qua những nơi đó.
Nếu xe bị ngập nặng, chết máy, chủ xe nên dắt xe tới nơi cao, rồi tháo bugi, lau thật khô. Sau đó, đạp cần khởi động để đẩy nước khỏi xe, khóa xăng rồi xả hết xăng khỏi chế hòa khí. Nếu không biết cách xử lý có thể nhờ người có kinh nghiệm hoặc gọi cứu hộ.
Với xe máy điện, xe đạp điện: Do thiết kế của loại xe điện này sử dụng pin hoặc ắc quy nên khi đường bị ngập lụt, chủ xe không được đi xe qua vùng này, vì khi đó nước rất dễ vào ắc quy hoặc pin, mà một khi ắc quy hay pin ngập nước thì sẽ bị hỏng và chắc chắn bạn sẽ phải thay mới ngay. Hiện nay, có một số dòng xe máy điện được thiết kế có khả năng đi qua vùng ngập, tuy nhiên để đảm bảo an toàn các chủ xe cũng cần chú ý quan sát và dự đoán mực nước rồi mới đi qua.
Nước làm mát xe máy bao lâu phải thay mới? Để bảo dưỡng xế yêu của bạn bền bỉ theo năm tháng, thay nước làm mát xe máy là một trong những điều quan trọng cần chú ý. Nước làm mát xe máy Nước làm mát động cơ xe máy: Dung dịch nước làm mát động cơ không phải là loại nước lọc dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà là chất lỏng...