Những vấn đề sức khỏe sinh sản mà nam giới hay gặp phải
Do sự kiêu hãnh của đấng nam nhi mà phần đông nam giới chỉ đến gặp bác sĩ khi có điều gì đó thực sự đáng chú ý. Họ cũng ít chịu mở miệng hỏi bác sĩ những vấn đề tế nhị. Đã đến lúc các đấng nam nhi cần dũng cảm bỏ niềm kiêu hãnh qua một bên để bảo vệ sức khỏe của mình khi cảm thấy có một trong các trục trặc sau đây:
“Cậu nhỏ” không cương cứng vào buổi sáng như bình thường, có đáng lo ngại?
Dương vật “suy yếu” vào mỗi sáng là dấu hiệu đáng báo động của việc giảm sản sinh testosterone. Nếu thức dậy vào mỗi sáng mà dương vật không còn cương cứng như thường lệ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nam khoa để được tư vấn. Trong một nghiên cứu mới trên 200 người đàn ông, tiến sĩ Paduch đã ghi nhận có đến 70% đàn ông gặp vấn đề về cương dương từng có tiền sử tiểu đường hoặc đang bị bệnh tiểu đường. “Tình trạng không cương cứng kéo dài hoặc gặp rắc rối về vấn đề này là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe chung của cơ thể bạn”, ông cho biết.
Gần đây việc quan hệ tình dục không được thỏa mãn như trước
Nếu có thể, bạn nên kể cho bác sĩ nghe một chút chi tiết về điều gì làm bạn tụt dốc trong chuyện phòng the. “Cảm giác thỏa mãn có thể đến từ sự cương cứng, xuất tinh, hoặc cực khoái”, tiến sĩ Paduch cho biết. Tình trạng sụt giảm lượng tinh dịch tiết ra hay giảm khoái cảm là dấu hiệu của việc suy giảm testosteron. Mặt khác việc giảm cực khoái cũng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc tác động của bia rượu. “Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ tình dục”, tiến sĩ Paduch lưu ý.
Nam giới có nên tiêm văcxin HPV?
Bạn có thể xem HPV là căn bệnh “nhẹ” lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, mới đây Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Mỹ nêu tên virus HPV là một trong 5 mối đe dọa đến sức khỏe con người hàng đầu thế giới vào năm 2014. “Bất kỳ người đàn ông nào dưới 26 tuổi cũng nên tiêm văcxin HPV càng sớm càng tốt”, tiến sĩ – bác sĩ Daris Paduch, ĐH Cornell cho biết.
Có nên làm xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục? (STD)
Bạn nên đi xét nghiệm STD nếu đã quan hệ với nhiều người. Đặc biệt là bạn nên trung thực khai báo với bác sĩ về tình trạng uống rượu khi quan hệ tình dục. Bởi lúc say xỉn, bạn có thể quên không sử dụng bao cao su hoặc dùng mà không biết nó đã bị rách thì khả năng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục rất cao.
Video đang HOT
Hầu hết đàn ông thi thoảng đều bị trục trặc trong vấn đề cương cứng, không kiểu này thì kiểu khác. Nếu việc trục trặc chỉ thoáng qua hoặc thi thoảng mới xảy ra thì không lấy gì làm nghiêm trọng và có thể do tâm lý lo lắng hoặc việc uống rượu bia hay sử dụng thuốc gây ra.
Nếu tình trạng này diễn ra với tần suất dày và liên tục thì đây là bệnh bất lực kinh niên. Một trong số các nguyên nhân có thể là bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Cần mạnh dạn đến bác sĩ khám ngay khi có dấu hiệu bất ổn.
Máu trong tinh dịch
Sự hiện diện của máu trong tinh dịch có thể do sự tắc nghẽn, tổn thương, viêm hoặc nhiễm trùng dương vật, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, trục trặc này thường do niệu đạo bị sưng hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt gây ra.
Khi thấy máu xuất hiện thường xuyên trong tinh dịch thì phải đến bác sĩ khám ngay. Trường hợp bị ngứa, đau rát hoặc tinh dịch có mùi, có màu xanh vàng là có khả năng bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Theo VNE
7 yếu tố làm giảm khả năng sinh sản của chị em
Bạn đang cố gắng để có em bé nhưng lại chưa đạt kết quả như ý muốn và bạn không rõ lý do. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khả năng sinh sản của mình
Có nhiều phụ nữ không nhận thức được những dấu hiệu rắc rối liên quan đến khả năng sinh sản của mình. Chính vì vậy mà có chị em cho rằng chu kì kinh nguyệt đều đặn thì sẽ không gặp rắc rối gì. Thực tế, những chị em có chu kì kinh nguyệt đều đặn vẫn có thể gặp một số vấn đề khả năng sinh sản.
Nếu gặp những yếu tố như dưới đây, chị em nên tham khảo tư vấn của bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện của nguy cơ vô sinh.
1. Chu kì kinh nguyệt không đều
Như đã đề cập ở trên, ngay cả khi chu kì kinh nguyệt đều đặn, bạn vẫn có thể gặp rắc rối trong việc thụ thai. Vậy nên, nếu chu kì kinh nguyệt không đều (quá ngắn - dưới 24 ngày hoặc quá dài - hơn 35 ngày) thì khả năng trục trặc trong sinh sản càng cao. Chu kì kình nguyệt không đều sẽ có ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và chất lượng trứng, do đó, tỉ lệ thụ thai thành công thường không cao.
Nếu bạn gặp tình trạng chu kì kinh nguyệt không đều, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. Trọng lượng cơ thể không khỏe mạnh
Phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể bị vô sinh, vì trong cả hai trường hợp trên, người phụ nữ đều có thể gặp rắc rối về nội tiết, ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể dẫn đến giảm cơ hội thụ thai.
Nếu muốn nhanh có con, bạn cần duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều hoặc thiếu cân trầm trọng.
Phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể bị vô sinh. Ảnh minh họa
3. Mắc các bệnh mãn tính
Người phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như suy giáp, tiểu đường, trầm cảm, viêm loét dạ dày tá tràng... có thể dễ bị vô sinh hơn những người khỏe mạnh. Đó là do thuốc trị các bệnh này có thể ảnh hưởng đến cơ chế rụng trứng và thụ thai trong cơ thể người phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn bị những vấn đề này và đang mong mỏi có con thì hãy nói chuyện với bác sĩ để được kê các loại thuốc khác, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng có thai của bạn.
4. Có tiền sử sẩy thai
Các nghiên cứu chỉ ra rằng gần 30% phụ nữ từng bị sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp 3 lần sẽ có khả năng bị vô sinh, hiếm muộn cao hơn những chị em có sức khỏe sinh sản tốt.
Những yếu tố nguy cơ gây sẩy thai liên tiếp bao gồm: Do tử cung có vách ngăn, hở eo tử cung, tử cung dị dạng, nhân xơ tử cung, polype lòng tử cung, dính buồng tử cung, do yếu tố tự miễn. Các nguyên nhân khác như hội chứng kháng phospholipid, bệnh nội tiết, thiểu năng hoàng thể thai kỳ, bệnh tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp, tăng prolactin/máu, bệnh lý di truyền, bất thường nhiễm sắc thể, bất thường gen. Vậy nên, nếu thường xuyên bị sẩy thai, bạn cần hết sức chú ý và đi khám cẩn thận.
5. Mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh lây qua đường tình dục
Phụ nữ bị ung thư trong quá khứ có thể có vấn đề trong việc trở thành một người mẹ vì việc tiếp xúc với hóa trị có thể đã ảnh hưởng đến chất lượng của trứng và khả năng thụ thai của người phụ nữ. Ngoài ra, những phụ nữ đã bị các bệnh tình dục hoặc nhiễm trùng tình dục như chlamydia, lậu, mụn cóc sinh dục... cũng có thể gặp khó khăn để mang thai vì hệ thống cơ quan sinh sản dễ bị tổn thương.
Phụ nữ từng bị sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp 3 lần sẽ có khả năng bị vô sinh. Ảnh minh họa
6. Bị tắc nghẽn ống dẫn trứng
Trong một số trường hợp, ống dẫn trứng bị chặn hoặc bị viêm nhiễm... có thể ảnh hưởng trầm trọng tới việc thụ thai thành công. Khi ống dẫn trứng bị tắng, tinh trùng không thể đi qua được để gặp trứng và thụ tinh. Một số nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể do: viêm vùng chậu, mắc bệnh tình dục... Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần tắc nghẽn hoặc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm để có thể có thai.
7. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng bệnh có thể ngăn chặn sự phát triển của buồng trứng. Tình trạng này xảy ra cùng với sự mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rụng trứng không thường xuyên, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá và béo phì... Những phụ nữ mắc buồng trứng đa nang cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện cơ hội thụ thai.
Theo TNO
Vợ chồng đều có vấn đề hiếm muộn, chữa thế nào Năm nay em 29 tuổi, lập gia đình hơn một năm nhưng chưa có tin vui. Chồng em bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, hiện điều trị bằng thuốc. Em bị buồng trứng đa nang. Em muốn dùng thuốc kích trứng để có con thì có được không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Em chân thành cảm ơn. (Phan Vy) Ảnh minh...