Những vấn đề đặt ra khi viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo
Tự đánh giá cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo là khâu đầu tiên và được coi là quan trọng nhất trong quy trình kiểm định chất lượng.
Ảnh minh họa/internet
ThS Nguyễn Chu Du – Trường ĐH Công Đoàn – cho rằng: Để tổ chức kiểm định chất lượng có thể triển khai thực hiện đánh giá ngoài thì báo cáo tự đánh giá phải được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Báo cáo tự đánh giá phải mô tả đúng hiện trạng của trường hoặc chương trình đào tạo. Theo yêu cầu của mỗi tiêu chí, sau phần mô tả, nhà trường cần rút ra những điểm mạnh, điểm tồn tại (điểm yếu) để từ đó có kế hoạch để duy trì, phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm tồn tại.
“Báo cáo đánh giá của ngành Xã hội học được viết trải qua 3 giai đoạn: Viết thô và chuyển đọc chéo giữa các tiêu chuẩn; gửi chuyên gia đánh giá độc lập; tổng hợp và hoàn thiện” – ThS Nguyễn Chu Du chia sẻ.
Lưu ý phần mô tả khi viết báo cáo tự đánh giá, ThS Nguyễn Chu Du cho rằng, trong quá trình xây dựng báo cáo tiêu chí, còn có một hạn chế: mô tả dài dòng, sa vào liệt kê, kể lể.
Một số báo cáo lại mô tả quá ngắn đưa vào nhiều mã minh chứng cùng một lúc, giữa mô tả và minh chứng không khớp nhau, minh chứng không có trong bảng mã, không trích dẫn những ý cốt lõi trong minh chứng để mô tả phân tích bình luận. Một số nhận định nêu ra còn mang tính chủ quan, thiếu minh chứng hoặc minh chứng chưa xác đáng.
“Điểm hạn chế chung nhất của báo cáo tổng hợp là nặng về mô tả, ít chú ý đến phân tích bình luận chú trọng xếp loại, ít chú ý đến các biện pháp khắc phục cải tiến nâng cao chất lượng. Nhiều báo cáo tự đánh giá chưa thể hiện rõ sự nhất quán, sự liên kết các báo cáo tiêu chuẩn, tiêu chí’ – ThS Nguyễn Chu Du cho hay.
Yêu cầu của báo cáo là một thể thống nhất, các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính độc lập tương đối nhưng phải kết dính với nhau thành hệ thống làm nổi bật những đặc trưng, để khi đọc, người ta phải thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu cơ bản trong hoạt động đào tạo của nhà trường.
Nhấn mạnh điều này, ThS Nguyễn Chu Du cho rằng, báo cáo do nhiều người viết, cách hành văn khác nhau. Vì thế thư ký tổng hợp báo cáo rất vất vả. Để diễn đạt thành một báo cáo tổng thể hoàn chỉnh. Phần kế hoạch hành động ở nhiều tiêu chí còn sơ sài, chung chung, kiểu nêu phương hướng, hô khẩu hiệu… không nêu rõ mốc thời gian, đơn vị thực hiện, kết quả mong đợi.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính là do phần mô tả trong từng tiêu chí thiếu sự trao đổi phân tích của cả nhóm công tác chuyên trách, thiếu sự góp ý phản hồi của các nhóm khác và Hội đồng tự đánh giá để thống nhất cách chọn lựa minh chứng cốt lõi, thống nhất cách bình luận, phân tích.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Hệ thống kiểm định tại Việt Nam gần như do Bộ Giáo dục kiểm soát tuyệt đối
Các chuyên gia nói, dù trên danh nghĩa được cho là theo mô hình của Mỹ, nhưng thực sự hệ thống kiểm định hiện nay gần như do Bộ Giáo dục kiểm soát tuyệt đối.
Ngày 25/10/2019, tại Trường Đại học Nha Trang, Hiệp hội Các trường trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Bảo đảm và Kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam".
123 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Mỹ Phong - Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện cả nước có 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập, cấp phép hoạt động.
Gồm 4 tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, còn lại là 1 tổ chức của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập.
Toàn cảnh Hội thảo "Bảo đảm kiểm định chất lượng giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam" (ảnh: P.L)
Tính đến ngày 31/8/2019, đã có 251 cơ sở giáo dục đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 133 cơ sở giáo dục đại học và 7 trường cao đẳng sư phạm được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá ngoài, trong đó có 123 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
72 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá, trong đó có 64 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài, 19 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Đối với đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài, có 7 trường đại học được đánh giá ngoài, được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu, giáo dục đại học Pháp (HCERES) và AUN-QA.
Có 139 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.
Số lượng các trường có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế ngày càng nhiều lên, thứ hạng cũng từng bước được cải thiện.
Tới nay đã có 7 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 trường hàng đầu Châu Á, 4 cơ sở giáo dục đại học có tên trong danh sách 1.000 trường tốt nhất thế giới của các bảng xếp hạng có uy tín.
Ngoài ra, 3 trường đại học đã được chứng nhận 3,4 sao theo QS-Stars.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục công khai điều kiện bảo đảm chất lượng trong đề án tuyển sinh trước mùa tuyển sinh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát.
Về cơ bản, các cơ sở giáo dục đại học đã ngày càng chú trọng, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, quản lý tổ chức đào tạo ngày càng hiệu quả, việc quản lý nhà trường được tin học hóa, có nhiều mô hình tốt trong quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng được lan tỏa.
Cho tới nay, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng của 15 trường đại học.
Bộ Giáo dục gần như kiểm soát tuyệt đối hệ thống kiểm định
Tuy nhiên, việc kiểm định và bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức.
Theo bà Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc đảm bảo chất lượng giáo dục, Tập đoàn Nguyễn Hoàng, đó là sự thiếu ổn định của hệ thống kiểm định tại Việt Nam, đặc biệt là về quan điểm thực hiện.
Sự bất ổn này thông qua sự thay đổi liên tục về các bộ tiêu chuẩn kiểm định, cách thức thực hiện đánh giá.
Đó là tính độc lập của hệ thống kiểm định. Dù trên danh nghĩa hệ thống kiểm định của Việt Nam được cho là theo mô hình kiểm định của Mỹ, nhưng thực sự hệ thống này hiện nay gần như do Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát tuyệt đối, từ tiêu chuẩn, phương pháp, thẩm quyền thành lập trung tâm kiểm định, nội dung đào tạo, thẩm quyền cấp thẻ kiểm định viên, kế hoạch triển khai kiểm định.
Phó Giáo sư Trần Mai Ước phát biểu tại hội thảo ở Trường Đại học Nha Trang ngày 25/10 (ảnh: P.L)
Sự thiếu độc lập của hệ thống kiểm định đã tác động tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả của việc triển khai kiểm định trong hệ thống giáo dục đại học.
Đồng quan điểm này, Phó Giáo sư Trần Mai Ước - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần nhấn mạnh đến tính độc lập tuyệt đối của hệ thống kiểm định, đây là yếu tố đầu tiên, mang tính chất cơ bản của quá trình kiểm định.
Bởi lẽ, theo Phó Giáo sư Trần Mai Ước, độc lập, khách quan, minh bạch luôn là nguyên tắc quan trọng nhất của tất cả các mô hình kiểm định.
Việt Dũng
Theo giaoduc.net.vn
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học cần tạo ra sự khách quan, công bằng Giáo sư Trần Hồng Quân mong muốn, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cần đảm bảo tạo ra sự minh bạch, khách quan, công bằng, đáng tin cậy. Ngày 25/10/2019, tại Trường Đại học Nha Trang, Hiệp hội Các trường trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Bảo đảm và Kiểm định chất lượng giáo...