Những vấn đề chính đáng lưu ý tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bàn về một số vấn đề chính như xung đột Nga – Ukraine, chống dịch bệnh, y tế…
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 17/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra quan điểm là sẽ dành thời gian đầu tuần cho vấn đề phát triển. Trước đó, ngày 18/9, các quốc gia cam kết tiếp tục phấn đấu để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng do Liên hợp quốc hậu thuẫn là xóa đói giảm nghèo vào năm 2030.
Đối với các nước đang phát triển, ưu tiên hàng đầu tại cuộc họp kéo dài 2 ngày của Liên hợp quốc là kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động để đạt được 17 mục tiêu toàn cầu trên phạm vi rộng vào năm 2030.
Ngoài việc chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực, các mục tiêu còn bao gồm đảm bảo giáo dục trung học có chất lượng cho mọi trẻ em, đạt được bình đẳng giới và thực hiện các hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu. Với tốc độ hiện tại, các mục tiêu trên có thể sẽ không đạt được đúng kỳ hạn.
Video đang HOT
Cùng với đó, các cuộc họp cấp cao về những vấn đề bao gồm phòng chống đại dịch và chăm sóc sức khỏe toàn cầu cũng đang diễn ra tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Liên hợp quốc Pascale Baeriswyl cho biết, hội nghị thượng đỉnh về 17 mục tiêu của Liên hợp quốc là sự kiện quan trọng nhất trong tuần này ngoài các cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, bà bày tỏ lo ngại rằng với quá nhiều cuộc khủng hoảng, khó có thể thu hút đủ sự quan tâm và ý chí chính trị để tìm ra giải pháp.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ liên quan đến cuộc xung đột với Nga nổ ra từ tháng 2 năm ngoái. Tổng thống Ukraine cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo có quan điểm khác biệt, như Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Ngày 20/9, ông Zelensky sẽ tham gia một phiên họp đặc biệt về Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nhà lãnh đạo Ukraine có kế hoạch gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng như Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Một số cuộc gặp đáng lưu ý trong khuôn khổ sự kiện của Liên hợp quốc gồm có cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Nhà lãnh đạo Iran tới Liên hợp quốc ngay khi Tehran và Washington hoàn tất việc trao đổi 5 tù nhân mỗi bên, sau khi Mỹ đồng ý dỡ bỏ phong tỏa 6 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ của Iran vốn đang bị đóng băng ở Hàn Quốc.
Liên hợp quốc nêu vấn đề cải cách HĐBA và Hệ thống Bretton Woods
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng cả Hội đồng Bảo an và hệ thống quan hệ tiền tệ Bretton Woods đều thể hiện các mối quan hệ dựa trên sức mạnh từ năm 1945 và đã trở nên lỗi thời.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. (Nguồn: Liên hợp quốc)
Ngày 21/5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng đã đến lúc cải cách cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và hệ thống quan hệ tiền tệ Bretton Woods để phù hợp với "thực tế thế giới hiện nay."
Phát biểu với báo giới tại Hiroshima (Nhật Bản), nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và G7 mở rộng, Tổng Thư ký Guterres nêu rõ cả hai thể chế này thể hiện các mối quan hệ dựa trên sức mạnh từ năm 1945 và cần được nâng cấp.
Ông nhấn mạnh: "Cơ cấu tài chính toàn cầu đã lỗi thời, mất chức năng và không công bằng. Trước những cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine, nó đã không thể hoàn thành chức năng cơ bản của mình là một mạng lưới đảm bảo an toàn cho toàn cầu."
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này chia sẻ cảm nhận rằng tại các hội nghị ở Hiroshima có một ý thức ngày càng tăng trong các nước đang phát triển rằng những nỗ lực cải cách các thể chế lỗi thời là chưa đủ mạnh mẽ.
Nhật Bản, nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng năm nay, đã mời nhiều nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự sự kiện.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, công bố tháng 1 vừa qua, nền kinh tế Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng trên 6% trong năm nay và năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm khoảng 50% tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023.
Trong khi đó, sức mạnh kinh tế của G7 giàu có đã bị thu hẹp trong 30 năm qua, dự báo chiếm 29,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2023 so với tỷ lệ 50,7% GDP thế giới hồi năm 1980.
Liên hợp quốc lên án các hành động leo thang của phiến quân Houthi ở Yemen Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực đưa tin Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 4/4 đã lên án mạnh mẽ các hành động leo thang gần đây của phiến quân Houthi ở Yemen, bao gồm cả vụ tấn công nhằm vào các quan chức cấp cao của chính phủ ở tỉnh Taiz, đồng thời...