Những vai diễn để đời của cố NSND Trịnh Thịnh
Cùng nhìn lại những vai diễn đã tôn vinh tên tuổi của NSND Trịnh Thịnh.
Điện ảnh Việt Nam vừa mới nhận được tin buồn: NSND Trịnh Thịnh vừa mới qua đời sáng ngày 12/4 ở tuổi 87. NSND Trịnh Thịnh là gương mặt quen thuộc với người xem từ những năm 1960, 1970. Năm 1997, Trịnh Thịnh được phong danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ nhân dân. Dẫu đã đi xa nhưng những vai diễn của cố nghệ sĩ vẫn còn trong lòng khán giả.
Bộ phim đầu tiên NSND Trịnh Thịnh để lại dấu ấn là Chung Một Dòng Sông sản xuất năm 1959. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Chung Một Dòng Sông là câu chuyện xảy ra ven hai bờ Nam – Bắc sông Bến Hải sau Hiệp định Giơnevơ 1954. Dòng sông chảy qua vĩ tuyến 17 ấy, ranh giới tạm thời của hai miền đất nước đã làm đôi đường tình thương cách trở, ngang trái. Dù không hề được đào tạo qua trường lớp bài bản nhưng ông vẫn vào vai chân thật, hồn nhiên.
Phim “Chung một dòng sông”
Sau thành công của Chung Một Dòng Sông, Trịnh Thịnh tham gia nhiều bộ phim khác như Vợ Chồng A Phủ, Thằng Bờm, Lá Ngọc Cành Vàng, Thị Trấn Yên Tĩnh, Lời Nguyền Một Dòng Sông, Chị Dậu… Với vẻ ngoài phúc hậu, Trịnh Thịnh thường xuyên được các đạo diễn tin tưởng giao cho vai cụ già nhà quê và chủ yếu là vai hài. Tuy nhiên, vai diễn ấn tượng nhất của ông là nhân vật ông Củng trong Vợ Chồng Anh Lực.
“Vợ chồng A Phủ”
“Thằng Bờm”
“Lá ngọc cành vàng”
Thường xuyên đóng vai lão nông, đôi khi Trịnh Thịnh cũng vào vai cán bộ. Trong phim Dịch Cười, ông trở thành giám đốc Trí nghiêm khắc và trách nhiệm nhưng vẫn hài hước. Sau này, Trịnh Thịnh còn nhận vai giám đốc trong Cầu Thang Nhà A6 hoặc Henry Cường oai vệ trong Cửa Hàng Lôpa.
“Dịch cười”
“Cầu thang nhà A6″
“Cửa hàng Lôpa”
Video đang HOT
Phim cuối cùng mà Trịnh Thịnh góp mặt là Tết Này Ai Đến Xông Nhà ra rạp năm 2002. Tết Này Ai Đến Xông Nhà là bộ phim hài chiếu Tết được đông đảo khán giả yêu mến. Ông đóng vai cha của Thi (Quốc Khánh). Vẫn giữ dáng điệu chậm rãi, Trịnh Thịnh vào vai người cha điềm đạm, tâm lý. Sau bộ phim này, vì sức khỏe yếu nên ông không tham gia đóng phim nữa.
Tham gia phim ảnh chủ yếu với những vai nhỏ song Trịnh Thịnh vẫn được khán giả nhớ đến bởi gương mặt hiền lành và chiếc mũi to to, là người ông trên màn ảnh trong tuổi thơ nhiều người. Nay cố nghệ sĩ đã về bên kia thế giới và để lại trong lòng khán giả nhiều niềm thương nhớ thì những đóng góp của ông với điện ảnh nước nhà vẫn còn mãi.
Theo Trithuctre
7 ngọc nữ của điện ảnh Việt thời chiến tranh
Dù chỉ xuất hiện trong những thước phim đen trắng đơn sơ, vẻ đẹp của họ vẫn ám ảnh nhiều thế hệ khán giả Việt.
Nghệ sĩ Trà Giang
Với Chị Tư Hậu (năm 1962), Lửa rừng ( năm 1966), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (năm 1972), Trà Giang thực sự là nữ hoàng của điện ảnh Việt những năm chiến tranh. Không chỉ có cách diễn đầy tinh tế và cảm xúc, Trà Giang còn sở hữu vẻ đẹp nổi bật với đôi mắt mạnh mẽ, cương nghị, nụ cười dịu dàng, sống mũi cao thẳng.
Vẻ đẹp hoàn hảo của Trà Giang trong những thước phim xưa.
Nhan sắc và tài năng đã giúp Trà Giang đạt nhiều giải thưởng danh giá như Huy chương bạc Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1963, Diễn viên nữ xuất sắc tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1973.
Trà Giang từng có triển lãm tranh vào năm 2004
Khi về già, Trà Giang ít tham gia vào lĩnh vực điện ảnh. Bà dành nhiều thời gian cho hội họa.
Nghệ sĩ Đức Hoàn
Diễn viên Đức Hoàn sinh năm năm 1937 tại Hà Nội. Năm 12 tuổi, bà đã rời gia đình để tham gia cách mạng. Sau đó, bà đi học sư phạm ở Trung Quốc, trở về nước bà xung phong đi bộ đội, gia nhập binh chủng pháo binh.
Vẻ đẹp ấn tượng của nghệ sĩ Đức Hoàn
Vẻ đẹp vừa hoang dã, vừa sắc sảo của Đức Hoàn đã được một nhà quay phim phát hiện. Ông khuyên bà đi theo sự nghiệp điện ảnh. Sau khi đi học tại Liên Xô về, Đức Hoàn có vai diễn đầu tiên: Mỵ trong Vợ chồng A Phủ(1961). Đây cũng là vai diễn ấn tượng nhất của bà cho đến hết chặng đường hoạt động nghệ thuật.
Sau Vợ chồng A Phủ, Đức Hoàn còn tham gia vào hai bộ phim trong thời chiến là Bình minh trên rẻo cao (1966) và Đi bước nữa (1964). Bà qua đời năm 2003, hưởng thọ 66 tuổi.
Nghệ sĩ Ngọc Lan
Năm 1961, khi vừa tròn mười tám tuổi, Ngọc Lan đã được đạo diễn nổi tiếng là NSND Phạm Văn Khoa mời vào vai nữ chính trong phim Lửa trung tuyến. Trong vai cô gái dân công tên Nhàn kiên cường và dũng cảm, bà đã để lại những ấn tượng đẹp với khán giả Việt.
Vẻ đẹp của Ngọc Lan trong một bức ảnh tuổi đôi mươi
Sau bộ phim Lửa trung tuyến, nghệ sĩ Ngọc Lan còn tham gia vào nhiều bộ phim khác như Kiếp phù du, Quê nhà, Giông tố, Nửa chừng xuân, Gió qua miền tối sáng... Bà có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với NSND Ngô Mạnh Lân.
Hiện tại, bà sống hạnh phúc bên chồng và 4 người con.
Nghệ sĩ Tố Uyên
Sinh ra Hà Nội, Tố Uyên có cơ duyên đến với điện ảnh ngay khi bà vừa tròn 13 tuổi. Đó là năm 1962, khi bà lọt vào mắt xanh của đạo diễn Nguyễn Văn Thông khi ông tìm nhân vật cho bộ phim tốt nghiệp có tên Con chim vành khuyên.
Tố Uyên với đôi mắt và nụ cười làm khán giả không thể nào quên
Kịch bản đầy chất nhân văn, diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên trẻ đã khiến bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng. Sau vai diễn này, Tố Uyên tham gia vào các tác phẩm điện ảnh khác như Vợ chồng anh Lự, Biển gọi, Dòng sông âm vang...
Mỹ nhân một thời ở thời điểm hiện tại
Ngoài việc nổi tiếng với sự nghiệp điện ảnh, Tố Uyên còn gây chú ý bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ với nhà biên kịch Lưu Quang Vũ. Hiện tại, con trai bà, Lưu Minh Vũ cũng là một MC nổi tiếng trên truyền hình.
Nghệ sĩ Thụy Vân
Không đóng quá nhiều phim, nhưng với Nổi gió năm 1966, Thụy Vân đã trở thành một dấu ấn khó phai mờ trong làng điện ảnh Việt. Với cách diễn tinh tế, nhan sắc, lòng bất khuất kiên cường của người phụ nữ Việt Nam đã được Thuỵ Vân tái hiện một cách chân thật và sâu sắc.
Thụy Vân được trời phú ánh mắt sáng, sống mũi cao, bờ môi quyến rũ.
Cũng giống như Đức Hoàn, đây là vai diễn đầu tiên nhưng cũng là vai diễn ấn tượng nhất của Thụy Vân.
Thụy Vân khi bước vào tuổi trung niên.
Ngoài cương vị là một diễn viên, Thụy Vân còn cống hiến cho làng nghệ thuật Việt Nam trong vai trò đạo diễn.
Nghệ sĩ Ái Vân
Sinh năm 1954, Ái Vân là một ca sĩ nhạc nhẹ nổi tiếng những năm 1970 và 1980. Bà nổi tiếng với những tình khúc như Triệu bông hồng, Trăng chiều hay Bài ca xây dựng... Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Ái Vân còn gây ấn tượng với vai diễn chị Nhung trong bộ phim cùng tên năm 1970.
Vẻ đẹp của Ái Vân trong phim tỏa sáng đến nỗi, có một thời các chàng trai chỉ ao ước có một tấm hình chị Nhung để đặt trong ví.
Tuy có nhan sắc "chim sa cá lặn", Ái Vân lại có một cuộc đời nhiều thăng trầm. Bà lập gia đình tới 3 lần (hai lần ở Việt Nam, một lần tại Mỹ). Bà cũng từng viết hồi kí để chia sẻ về cuộc đời đầy cay đắng của mình.
Nghệ sĩ Như Quỳnh
Nghệ sĩ Nhân dân Như Quỳnh (sinh năm 1954), là con gái của cặp diễn viên cải lương Tiêu Lang và Kim Xuân. Thời thơ ấu, bà dự định sẽ theo nghiệp cha mẹ, song cuối cùng lại bén duyên với sự nghiệp điện ảnh.
Năm 1973, bà được chọn vào vai chính - cô y tá Mai trong bộ phim Bài ca ra trận của đạo diễn Trần Đắc. Năm 1974, Như Quỳnh lại gây ấn tượng với vai Nết trong Đến hẹn lại lên.
Không sở hữu vẻ đẹp sắc sảo như các diễn viên đàn chị, song Như Quỳnh có nét dịu dàng, phúc hậu ít người có được.
Như Quỳnh lúc ở lứa tuổi trung niên
Như Quỳnh cũng là ngọc nữ thời chiến hiếm hoi tích cực tham gia vào các bộ phim truyện Việt Nam ở thời điện đại. Năm 2007, bà đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Theo Tri thức
Ba thế hệ vàng nữ diễn viên Việt Nam Hoặc dịu dàng nết na, hoặc sexy nổi loạn các mỹ nhân trong phim Việt đa sắc, đa diện. Phim Việt không hiếm những minh tinh màn bạc từng khiến bao lớn khán giả phải hâm mộ. Từ các đây vài chục năm những lớp diễn viên như: NSND Trà Giang, NSND Như Quỳnh, NSND Lan Hương... cho đến thế hệ của Thu...