Những ưu và nhược điểm khi sinh con ở tuổi 20 và 30, các mẹ cần biết để cân nhắc
Mặc dù chuyện sinh nở là chuyện cá nhân của mỗi người, và bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa thời điểm sinh con. Nhưng nếu biết những ưu nhược điểm này thì bạn sẽ dễ lựa chọn hơn.
4 kiểu phụ nữ cần sinh con sớm, sinh con muộn, cơ hội làm mẹ không cao 3 điều cực kỳ quan trọng cần làm ngay trong ngày đầu sau khi sinh con, người lần đầu làm mẹ chắc đã biết Top 10 người nổi tiếng đông con nhất, ai bảo các ngôi sao bận rộn thì ngại sinh con?
Sinh con là đặc quyền riêng mà chỉ có một mình người phụ nữ được hưởng. Thế nên, các chị em hoàn toàn có quyền quyết định về chuyện sinh nở của mình. Tuy nhiên, trong guồng quay của xã hội ngày nay, nhiều chị em phụ nữ không chấp nhận chuyện gác sự nghiệp qua một bên để tập trung vào làm mẹ. Họ muốn lo cho cuộc sống của mình dư dả để có đủ sức mang đến cho con những điều tốt nhất.
Mặc dù chuyện sinh nở là chuyện cá nhân của mỗi người, và bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa thời điểm sinh con. Song, theo các chuyên gia, dù bạn chọn sinh con ở bất kỳ độ tuổi nào thì nó đều có những ưu điểm và khuyết điểm mà bạn cần lưu tâm.
Ưu điểm của việc sinh con ở độ tuổi 20 và tuổi 30
1. Sinh con ở độ tuổi 20 đồng nghĩa với việc bạn đang ở độ tuổi dễ thụ thai nên sẽ có cơ hội mang thai cao nhất
Sinh con ở tuổi 20, bạn sẽ ít gặp phải các biến chứng trong thai kỳ (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia, tỷ lệ thụ thai ở tuổi 25 sau 3 tháng “thả” là khoảng 20%, nhưng con số này đã giảm xuống còn 12% khi bạn bước vào tuổi 35. Thêm vào đó, khả năng sinh sản của người phụ nữ bắt đầu giảm từ từ vào khoảng tuổi 32 và sự suy giảm sẽ diễn ra nhanh hơn sau 35 tuổi. Thông thường, ở tuổi 25 bạn sẽ có khoảng 1 triệu quả trứng nhưng ở tuổi 37, bạn chỉ còn khoảng 25.000 quả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai khi lớn tuổi hơn.
Bên cạnh việc dễ đậu thai, các bà mẹ sinh con ở độ tuổi 20 ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp khi đang mang thai. Đồng thời, nhờ chất lượng trứng tốt nên khả năng sảy thai và thai chết lưu cũng thấp đi nhiều.
2. Sinh con sau 30 tuổi cũng có rất nhiều lợi ích
Bạn sẽ không phải quá lo lắng về tài chính sau khi sinh con ở tuổi 30 bởi bạn đã có vài năm để tích lũy kinh tế. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Man Yee Mallory Leung – Nhà kinh tế học công tác tại trường đại học Washington (Mỹ), những người lần đầu làm mẹ ở độ tuổi sau 31 có khả năng kiếm tiền nhiều hơn những bà mẹ sinh con trước 25 tuổi là 5.000 đô la (khoảng 115 triệu đồng) mỗi năm. Bởi lẽ các bà mẹ này đã có chỗ đứng trong sự nghiệp của mình.
Ở mang thai ở tuổi sau 30, khả năng mang đa thai của bạn tăng cao (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Không chỉ có vậy, một nghiên cứu của Tiến sĩ Aladdin Shadyab, làm việc tại trường đại học California, còn cho thấy các mẹ sinh con sau tuổi 33 còn có khả năng sống thọ qua 95 tuổi – sống thọ gấp đôi so với các bà mẹ sinh con trước tuổi 29.
Đã thế, bạn lại còn có cơ hội mang đa thai vì những thay đổi trong nội tiết tố sẽ gây ra việc “phóng thích” nhiều trứng cùng một lúc.
Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu nhỏ nói rằng phụ nữ sinh con đầu lòng trong độ tuổi từ 30 – 39 có nhiều khả năng sinh ra một đứa trẻ thông minh và cao lớn hơn so với các bà mẹ trẻ ở độ 20 -29 tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là một tài liệu tham liệu để các mẹ tham khảo, bởi tầm vóc và trí thông minh của trẻ phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền từ bố mẹ.
Những rủi ro khi sinh con ở độ tuổi 20 và 30
1. Bạn có thể sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng trong sự giằng co giữa sự nghiệp và con cái khi độ tuổi 20
Có thể nói độ tuổi 20 là độ tuổi đẹp nhất để chúng ta khám phá bản thân và con đường mà mình muốn đi. Nhưng sự ra đời của một đứa trẻ sẽ buộc người mẹ phải tạm dừng sự nghiệp của mình lại, hoặc chấp nhận “an phận thủ thường” ở nơi công sở để có nhiều thời gian chăm con hơn. Điều này đôi khi khiến bạn cảm thấy tiếc nuối, nhất là khi cơ hội thăng tiến đã nằm trong tay rồi mà vẫn phải nhường lại cho người khác vì con.
2. Nhưng nếu sinh con sau tuổi 30, con của bạn có khả năng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm
Những bà mẹ lớn tuổi thường có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn so với các bà mẹ trẻ. Chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật… Điều này khiến các mẹ sinh con muộn có tỷ lệ sinh mổ cao hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sinh con nhẹ cân hoặc sinh non vì mang đa thai. Những đứa trẻ sinh non thường gặp các vấn đề như khó thở, suy giảm khả năng học tập, khuyết tật về thính giác…
Nói tóm lại, không có một độ tuổi hoàn hảo để sinh con. Vậy nên thời điểm tốt nhất để bạn trở thành mẹ chính là lúc bạn đã sẵn sàng cho dù khi đó bạn đang ở độ tuổi nào.
Sử dụng thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai
Không có loại thuốc nào là tuyệt đối an toàn nhất là đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai.
Trong một số trường hợp người mẹ bị hen suyễn, nhiễm trùng, tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ... thì việc dùng thuốc là bắt buộc nhưng phải có sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ.
Thuốc cho phụ nữ mang thai
Vấn đề an toàn cho phụ nữ mang thai đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu, cả trong quá trình phát triển thuốc. Tuy nhiên, những dữ liệu và kinh nghiệm lâm sàng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ vẫn còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do phụ nữ mang thai là đối tượng không được phép thử nghiệm thuốc. Kết quả từ sự thực nghiệm trên động vật không thể suy ra cho con người.
Do đó, ở mục khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai trên tờ thông tin thuốc thường là "Cân nhắc sử dụng dựa trên lợi ích, nguy cơ" (trừ các thuốc đã có chống chỉ định rõ ràng cho phụ nữ mang thai như isotretinoin, warfarin...). Có nghĩa là thuốc chỉ nên được kê đơn khi lợi ích cho người mẹ hoặc thai nhi vượt trội hơn so với nguy cơ dựa trên đánh giá nhiều phương diện của bác sĩ chuyên khoa.
Thảm họa Thalidomide, bài học đắt giá về dùng thuốc ở phụ nữ mang thai
Không có một thuốc nào là 100% an toàn. Thuốc cho phụ nữ mang thai càng phải thận trọng. Thuốc có thể an toàn cho thai nhi ở giai đoạn này, nhưng ở giai đoạn khác lại không đảm bảo. Ngay cả với những loại thuốc được xem là an toàn, rủi ro vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao. Đặc biệt là những biến cố hiếm gặp bởi chưa có đủ báo cáo, thống kê khoa học toàn diện.
Hoặc thuốc được đưa ra thị trường chưa lâu và chưa có đủ thời gian để xác thực độ an toàn. Chú ý rằng, hệ thống phân loại mức độ an toàn của dược phẩm theo chữ cái (A, B, C, D, X) của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã được loại bỏ để thay thế bằng các thông tin cụ thể hơn về nguy cơ, đánh giá trên lâm sàng và dữ liệu liên quan.
Điều đó nhằm cung cấp cho chuyên gia y tế cũng như thai phụ cái nhìn trực quan hơn về thuốc sắp được sử dụng để có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Để hạn chế tối đa các bất lợi cho thai nhi cả sau khi đứa bé được sinh ra, khi sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai bản thân người dùng thuốc cũng như cán bộ y tế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Hạn chế tối đa dùng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kể cả với thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung...
- Nếu bắt buộc phải dùng, nên chọn thuốc có độ an toàn cao nhất, dựa trên sự cân nhắc nhiều mặt của bác sĩ đối với sự an toàn của mẹ và thai nhi.
Thuốc sử dụng trong thai kỳ và yếu tố nguy cơ
Thuốc giảm đau - hạ sốt
Paracetamol (hay acetaminophen) là loại thuốc được xem là an toàn để giảm đau, hạ sốt cho thai phụ. Mặc dù có một số nghi ngờ về sự liên quan giữa loại thuốc này và chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Vào tháng 10/2020, FDA đưa ra khuyến cáo tránh sử dụng nhóm thuốc này từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ, bởi có thể gây ra các bệnh lý thận hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ở thai nhi, dẫn đến lượng nước ối xung quanh em bé thấp và các biến chứng như suy thận, thậm chí tử vong cho thai nhi có thể xảy ra.
Nguy cơ về đóng ống động mạch sớm ở thai nhi cũng đã được cảnh báo. Các thuốc trong nhóm này như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib... được sử dụng phổ biến. Cần chú ý cả trong các sản phẩm thuốc, sirô trị ho và cảm sốt nhiều thành phần bởi rất có thể có chứa các hoạt chất này.
Thuốc điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng thai nhi, thiếu nước ối, sinh non và thai chết lưu. Các thuốc được ưu tiên sử dụng là methyldopa, labetalol và hydralazine. Trong đó methyldopa thường là lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong suốt thai kỳ và hydralazine thường được dùng trong tăng huyết áp cấp và tiền sản giật. Việc theo dõi huyết áp trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, bởi nếu huyết áp thấp do điều trị các thuốc hạ áp quá mức cũng làm giảm tưới máu nhau thai, làm thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Như captopril, enalapril, lisinopril, ramipril... cùng với nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II ( losartan, valsartan...) không được khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ, bởi dữ liệu nghiên cứu còn ít ỏi, cũng như những nguy cơ gây độc cho bào thai đã được ghi nhận.
Thuốc chống dị ứng và corticoid
Các thuốc kháng histamine (cả thế hệ 1 và 2) đều được khuyên chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết để chống dị ứng vì thiếu dữ liệu an toàn. Trong đó, chlorpheniramine là thuốc được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng (như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kể cả thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung
Các corticoid dùng đường uống, đặc biệt khi sử dụng liều cao sẽ làm tăng nguy cơ dị tật sứt môi, hở hàm ếch, nhẹ cân, sinh non ở trẻ và đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật ở người mẹ. Đối với thai phụ bị hen suyễn hoặc viêm mũi, corticoid dạng hít được khuyến cáo sử dụng cùng với các liệu pháp thông thường vì không gây ra các nguy cơ như corticoid dạng uống.
Thuốc điều trị đái tháo đường
Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và quản lý cân nặng là những liệu pháp để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ, nếu không hiệu quả mới sử dụng thuốc. Khi Insulin là lựa chọn ưu tiên để kiểm soát đái tháo đường vì thuốc không qua được nhau thai. Tuy nhiên, có rất nhiều loại insulin khác nhau về hoạt lực và thời gian tác động. Loại insulin sử dụng nên được bác sĩ chỉ định để kiểm soát đường huyết tốt hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết quá mức ở cả mẹ và thai nhi. Các thuốc uống khác như metformin, không được khuyến cáo sử dụng, dù không gây ra các nguy cơ đáng kể.
Thuốc chống nôn
Khi tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, các thuốc chống nôn được xem là tương đối an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, phương pháp chia nhỏ bữa ăn và sử dụng gừng tươi để chống nôn cũng được khuyên dùng vì hiệu quả và an toàn.
Không có một thuốc nào là 100% an toàn. Thuốc cho phụ nữ mang thai lại càng phải được thận trọng. Thuốc có thể an toàn cho thai nhi ở giai đoạn này, nhưng ở giai đoạn khác lại không đảm bảo. Ngay cả với những loại thuốc được xem là an toàn, rủi ro vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao. Đặc biệt là những biến cố hiếm gặp bởi chưa có đủ báo cáo, thống kê khoa học toàn diện. Hoặc thuốc được đưa ra thị trường chưa lâu và chưa có đủ thời gian để xác thực độ an toàn.
Cao huyết áp khi mang thai thường xảy ra vào thời điểm nào? Làm thế nào để nhận biết? Cao huyết áp thai kỳ thường khởi phát sau tuần thứ 20 ở phụ nữ có chỉ số huyết áp bình thường trước khi mang thai. Tuy nhiên cao huyết áp khi mang thai cũng có thể là bệnh mãn tính nếu thai phụ có tiền sử tiểu đường, béo phì, tim mạch... trước đó. Phụ nữ có những thay đổi lớn về...