Những uẩn khúc sau cái chết bất thường của cháu bé 1 tuổi
Mặc dù gia đình không muốn nhắc lại câu chuyện về cái chết bất thường của bé Lê Khánh Linh (SN 16/01/2012) nhưng qua câu chuyện mà cán bộ địa phương, người dân kể lại thì đó là bài toán khó giải phía sau những uẩn khúc về cái chết của bé.
Thực chất bé Linh không bị bệnh bẩm sinh như gia đình nói
Sau khi nhận được thông tin “Cháu bé 1 tuổi tử vong bất thường sau khi được y tá tiêm thuốc”, chúng tôi tìm về thôn Hà Vĩ, Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội để tìm hiểu thực chất của sự “bất thường” ấy.
Dọc theo đường Tô Hiệu (phố Tía, Thường Tín) và khắp các thôn ở xã Lê Lợi, câu chuyện về cái chết của bé gái 1 tuổi và cô y tá tiêm thuốc cùng vị bác sĩ đã không trực tiếp thăm khám bệnh nhân, vẫn đang “ nóng” nên không khó để chúng tôi tiếp cận được địa chỉ của các nhân vật đã nêu trong câu chuyện này.
Ban thờ bé Lê Khánh Linh vẫn nghi ngút khói hương.
Ngôi nhà của chị Lương Thị Nguyệt (SN 1984, mẹ bé Khánh Linh), bầu không khí tang thương đang bao trùm. Hai vợ chồng chị Nguyệt mỗi người nằm một giường. Ai trong số họ cũng đều mệt mỏi sau sự ra đi không hẹn trước của đứa con gái út. Chị Nguyệt vẫn chưa tìm lại được nụ cười dù chỉ là nụ cười gượng, nét mặt lúc nào cũng ủ rũ. Tiếng nói của chị phải cố gắng lắm người đối diện mới nghe được.
“Cháu Linh có tiền sử bệnh phổi rồi. Sinh được ba con gái nhưng đứa nào cũng ốm đau, bệnh tật. Đứa lớn từ lúc mới sinh đã phải nuôi lồng kính vì sinh non”, chồng chị Nguyệt thở dài và không muốn nhắc lại câu chuyện về cái chết bất thường của con và chỉ muốn tìm lại sự bình yên cho gia đình mình.
Mang câu chuyện về bệnh lý của bé Khánh Linh hỏi những người hàng xóm thì chỉ nhận được những cái lắc đầu của họ. Theo đó, bé Linh chỉ thỉnh thoảng bị ho chứ không mắc bệnh gì từ nhỏ như lời bố cháu đã kể trước đó.
Theo hướng dẫn của người dân khi câu chuyện về cái chết bất thường không được gia đình “mở”, chúng tôi tìm tới ủy ban nhân dân xã. Bởi lẽ, sau khi bé Linh mất, gia đình đã làm đơn trình báo lên chính quyền địa phương để yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của bé.
Gia đình nạn nhân muốn rút đơn kiện sau cuộc thỏa thuận giữa hai bên
Theo một cán bộ xã (xin được giấu tên) kể lại: 14h ngày 14/6, chính quyền địa phương nhận được đơn trình báo của gia đình cháu Lê Khánh Linh với nội dung: “Muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu bé”. Phía công an xã, một mặt cử người xuống gia đình lập biên bản, một mặt báo cho công an huyện để có sự hỗ trợ, can thiệp vì sự việc mang tính chất nghiêm trọng liên quan tới tính mạng con người.
Khi công an xuống thì gia đình đã mang cháu ra nhà âm hồn của thôn và thi hài đã được nhập quan để chuẩn bị mang đi chôn. 3 người nhà của bác sĩ Phạm An Sơn (SN 1969, Tô Hiệu) hiện là Trưởng khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, nhân vật “tâm điểm” của sự việc, cũng có mặt tại đó.
Video đang HOT
Nhằm phục vụ cho công tác điều tra, công an yêu cầu giữ lại tử thi để làm khám nghiệm. Nhưng vì cháu còn nhỏ nên chị Nguyệt yêu cầu không khám nghiệm tử thi. Và gia đình đã viết thêm đơn từ chối việc khám nghiệm tử thi.
Thực chất nơi bác sĩ Sơn thỉnh thoảng “hành nghề” là đại lý kinh doanh sữa.
Điều đáng nói ở đây, theo cán bộ xã Lê Lợi thì lúc 14h gia đình còn rất bức xúc khi đưa đơn trình báo nhưng chỉ sau đó ít giờ đồng hồ, sau khi thỏa thuận với gia đình bác sĩ Sơn thì gia đình chị Nguyệt lại có ý rút lại đơn và không muốn khiếu kiện gì???
“Tuy nhiên đây là một sự việc có tính chất nghiêm trọng và cơ quan chức năng đã nhận được đơn trình báo từ phía gia đình nạn nhân nên mọi sự việc phải được làm sáng rõ. Còn việc hai bên gia đình thỏa thuận, có bồi thường thiệt hại thì đó cũng chỉ là yếu tố nhằm giảm nhẹ tình tiết”, vị cán bộ xã cho biết.
Chị Lê Thị Nguyệt đã kể lại tường tận câu chuyện với cán bộ xã. Theo đó, trước khi sự việc xảy ra, bé Khánh Linh đã có biểu hiện bị ho và chị Nguyệt cũng nhiều lần lên nhà bác sĩ Sơn ở đường Tô Hiệu để mua thuốc.
6h30 sáng 13/6, chị Nguyệt đưa con đi tiêm. Tại thời điểm đó, bé Linh không bị sốt, nhiệt độ cơ thể vẫn duy trì là 37 độ. Lúc này, bác sĩ Sơn vẫn có nhà nhưng lại không trực tiếp thăm khám mà cử y tá Phạm Thị Huệ thử phản ứng thuốc. Sau khi y tá thử phản ứng thuốc xong, bác sĩ Sơn rời nhà. Và y tá Huệ đã tiến hành tiêm 3 lọ thuốc cho cháu bé. Bản thân chị Nguyệt cũng không nhớ rõ tên thuốc.
Ngay khi vừa tiêm xong thì cháu Linh có biểu hiện co giật, người tím tái. Hốt hoảng, y tá Huệ cùng chị Nguyệt đưa cháu lên khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín. Tại đây người cấp cứu trực tiếp cho cháu Linh chính là bác sĩ Sơn.
Có nhiều dấu hiệu bất thường nên bệnh viện đã chuyển cháu Linh lên bệnh viện Nhi Trung ương. 10h ngày 14/6, cháu Lê Khánh Linh tử vong.
Cũng theo lời cán bộ xã thì sau sự cố hôm đó đại diện gia đình có nói, bác sĩ Sơn bảo “nếu có vấn đề gì cứ liên lạc với tôi!!!”.
Chúng tôi tìm tới nhà bác sĩ Sơn thì thực chất đây là đại lý bán sữa Hương Sơn. Bác sĩ Sơn không mở phòng khám mà chỉ là có ai tới nhờ thì bác sĩ giúp. Y tá Phạm Thị Huệ là người nhà của bác sĩ Sơn, thỉnh thoảng tới hỗ trợ bác sĩ khi có người tới thăm khám. Từ sau khi xảy ra sự việc, y tá Huệ cũng không tới đây nữa và cũng thường xuyên không có mặt ở nhà. Bản thân bác sĩ Sơn, theo người bán hàng sữa ở đây thì cũng đang vắng nhà, ở cả bệnh viện cũng không có sự xuất hiện của bác sĩ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ sự việc này để cung cấp tới độc giả những thông tin chính xác nhất về cái chết bất thường của bé Khánh Linh.
Theo NTD
Suối ngược dòng ở miền gái đẹp
Trong khi các con suối khác đều chảy từ Tây sang Đông, riêng suối Khe Thần "một mình một chợ", chảy theo hướng từ Đông sang Tây. Suối bắt nguồn từ đỉnh núi cao chót vót chưa ai đặt chân đến nơi.
Ngày đói suối cho dân làng cá ăn, ngày hạn cho dân nước uống, đàn ông quanh năm suốt tháng làm quần quật vẫn cường tráng, đàn bà không cần mỹ phẩm vẫn đẹp da thắm tóc.
Dòng suối chảy ngược hàng trăm năm gắn bó đời sống người địa phương
Ngược dòng bất chấp tạo hóa
Người dân địa phương cho rằng dòng suối đã xuất hiện cùng với non nước, cây rừng xứ này từ thuở xa xưa. Nó bắt nguồn từ trên đỉnh Bồ Bồ là đỉnh núi lớn nằm trên địa phận xóm 11 (xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Dòng suối dài hơn 3 km, nước trong văn vắt và mát lạnh, đặc biệt chưa bao giờ cạn, cho dù trời xứ Nghệ có khô hạn đến đâu.
Ông Lương Quang Vinh (73 tuổi), một cao niên trong làng cho biết trước đây suối có tên là Khe Dọc. Được gọi như vậy vì thông thường tất cả các dòng suối ở đây đều chảy theo hướng Tây sang Đông, nhưng riêng con suối này lại chảy ngược lại theo hướng Đông sang Tây. Đến khoảng năm 1945 mới bắt đầu có tên suối Khe Thần, không phải dân làng nơi đây đặt mà do những người ở miền xuôi đi ngang thấy con suối quá kì lạ và truyền tụng một câu chuyện cũng không kém thần bí.
Ông Vinh kể lại, ngày đó có một tốp người ở dưới miền xuôi lên rừng để chặt cây đay về đan lưới, khi đi qua suối thì dừng chân nghỉ ngơi uống nước. Lúc ăn cơm, những người này vô tình làm rơi cơm xuống suối, một chú vịt gần đó bơi đến nhặt cơm rơi. Một người đàn ông trong đoàn liền với tay bắt vịt mang về làm thịt, ăn xong bỗng phát điên, chạy chữa khắp nơi không khỏi.
Gia đình đi xem bói được "phán" nguyên nhân bệnh do anh ta đã ăn trộm vịt ở suối Khe Dọc nên bị trách tội. Cả nhà lạnh sống lưng, cuống quýt đi mua một con vịt khác để đền cho người dân bị mất và ra suối tạ tội. Không ngờ sau đó người đàn ông hết bệnh thật, nên dòng suối có tên mới là suối Khe Thần.
Cũng từ đó người dân truyền tai nhau lời đồn: Kẻ nào trong bản dám trộm cắp và làm điều xấu sẽ phát điên nếu cả làng phát hiện ra "mách" suối thần. Tuy nhiên, nếu biết ăn năn đem trả lại đồ ăn cắp và ra suối tạ tội thì sẽ bình thường trở lại.
Ông Vinh còn kể chuyện suối có tài chặn... hổ mà chính ông đã được tận mắt chứng kiến. Trước đây khu rừng này có nhiều hổ dữ. Hàng đêm chúng kéo đến bản làng để bắt lợn, trâu bò, dân bản vô cùng sợ hãi, chập tối nhà nào nhà nấy đều đóng cửa kín mít.
Thấy không thể kéo dài tình trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, những cao niên trong làng bàn nhau sắm lễ vật đến cúng tế tại suối Khe Thần xin cứu giúp. Quả nhiên sau đó không thấy hổ về làng, mỗi lần chúng lao xuống núi cũng chỉ đứng bên kia bờ suối gào rống rồi bỏ đi, không dám lội qua để vào bản như trước.
Đền Khe Thần được dân làng dựng lên để "tạ ơn" suối
Khỏe người, đẹp da nhờ nước suối
Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Bồ Bồ nơi con suối bắt nguồn có một giếng thần, ở dưới toàn cá vàng. Tuy nhiên, chưa có ai tận mắt chứng kiến hoặc kiểm chứng được điều này bởi cho tới nay vẫn chưa có ai đặt chân được lên đỉnh Bồ Bồ. Đã từng có nhiều người tò mò quyết tâm leo núi để khám phá và chứng thực truyền thuyết, nhưng không hiểu sao cứ leo gần đến đỉnh lại cảm thấy buồn ngủ, mắt ríu lại, cả người bải hoải không thể leo tiếp được. Do đó việc con suối có phải bắt nguồn từ "mạch thánh" hay không vẫn là điều bí ẩn.
Đã bao đời nay dân làng dùng nước suối để ăn uống sinh hoạt, nguồn nước tinh khiết ngọt lịm, người dân rất ít khi đau ốm, bệnh tật, lao động quần quật quanh năm suốt tháng cũng vẫn "khỏe như vâm". Người làng lúc "gần đất xa trời" đều có nguyện vọng cuối cùng được uống một ngụm nước Khe Thần, uống xong sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và ra đi thanh thản. Hàng năm các đồng bào dân tộc ở đây luôn tổ chức lễ cúng tế ở suối thiêng để cầu mong ấm no, yên bình. Người dân lập đền Khe Thần ven suối để tiện đến thắp hương và chưa năm nào dám lơ là việc tế lễ cầu an.
Bao năm nay, con gái làng Khe Thần nổi tiếng nhan sắc, đặc biệt nước da đẹp mọng, mịn màng, rất ít khi phải sử dụng mĩ phẩm. Dưới cái nắng cháy da cháy thịt, con gái ở gần suối Khe Thần vẫn "mặt hoa da phấn", mái tóc óng ả đen dài, mắt sáng trong như lòng suối và nụ cười rạng ngời đến nao lòng. Người nơi khác cho rằng nhờ uống nước suối, tắm suối từ nhỏ mà các cô có được nước da trắng hồng, đặc biệt chỉ có các cô gái sinh ra lớn lên ở đây mới được "ưu ái" như vậy, con gái các làng xung quanh thì không.
Nghe tiếng dòng suối kì lạ, một đoàn nhà khoa học đi ngang đã lấy nước suối về nghiên cứu. Sau khi xét nghiệm, họ cho biết nước suối không hề có vi khuẩn, lại có tác dụng diệt một số loại nấm bệnh. Điều này giải thích vì sao từ trước đến nay, người dân lấy nước về sinh hoạt thường rất khỏe mạnh, ít đau ốm. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm thắc mắc: vì sao các cô gái ở làng đều có làn da trắng đẹp như đánh phấn, có phải nhờ nước suối hay không, đến nay vẫn chưa có lời giải thích.
Khỏe người, đẹp da nhờ nước suối - Ảnh minh họa
Dòng suối được dân làng thờ cúng "tạ ơn"
Có truyền thuyết suối Khe Thần từ xưa đã rất linh thiêng, một năm ngày mùa giáp hạt, dân đói quá không có gì ăn liền ra suối làm lễ, cầu mong thần linh phù hộ cho qua được mùa đói. Điều kì lạ, khi lời khẩn cầu mới vừa dứt, dưới lòng suối bỗng xuất hiện hàng đàn cá từ đâu kéo đến. Người dân nhảy lên reo hò vì đã có cái ăn, cứ lần lượt thay nhau xuống bắt cá đem về chiên nướng các kiểu. Năm đó cả làng vượt qua mùa giáp hạt nhờ cá ở suối thần, trong khi những làng khác người chết đói nhiều vô kể thì dân Khe Thần vẫn cầm cự không có ai thiệt mạng.
Dòng suối dạt dào trong mát và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của người dân. Nhưng giờ đây người dân phải đối diện với nỗi lo nguồn nước Khe Thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Nước bị ô nhiễm nặng không còn được trong lành như ngày trước, nhiều năm nay cũng không thấy những đàn cá kéo về sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, xóm trưởng xóm 11, xã Nghĩa Bình cho biết dòng suối có vị trí rất quan trọng trong đời sống của dân làng nơi đây. Ngày xưa mọi sinh hoạt của người dân đều dựa vào suối nước nên họ đặc biệt quý nguồn nước Khe Thần. Những câu chuyện linh thiêng ly kỳ có thể có phần thêu dệt do tâm lý quá sùng bái, nhưng việc tổ chức cúng tế hàng năm vừa là nét đẹp văn hóa vừa là cách người dân thể hiện tình cảm với dòng suối thiên nhiên đã gắn bó với nhiều thế hệ. Nỗi trăn trở với người làng là làm sao có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ dòng suối trước nguy cơ ô nhiễm do nạn phá rừng.
Theo Dantri
Bắn chết vợ đang mang thai 8 tháng Trong đêm khuya, người chồng nhẫn tâm đã dùng khẩu súng tự chế bắn chết ngay chính người vợ bao năm đầu ấp tay gối. Đau lòng hơn người vợ đang mang thai 8 tháng tuổi. Quán trượt Pa - Tanh nơi xảy ra vụ án mạng Đêm 25-11 trời mưa phùn, nhiều người dân xóm Nham Tràng, xã Thanh Tân, Thanh Liêm...