Những u vàng quanh mắt không chỉ làm bạn xấu mà còn cảnh báo nhiều nguy cơ bệnh – làm sao để loại bỏ chúng?
Tại một thời điểm nào đó, bạn chợt nhận ra tại các góc quanh mắt của mình xuất hiện ít hay nhiều những nốt màu vàng (còn gọi là u vàng quanh mắt).
Nếu thấy các đám mảng bám này xuất hiện, hãy nói chuyện với bác sĩ vì nó cho thấy sức khỏe của bạn đang có nguy cơ.
U vàng quanh mắt – gọi là Xanthelasma – là những nốt màu vàng, chứa đầy cholesterol này được hình thành do mức lipoprotein mật độ thấp (LDL hoặc cholesterol “xấu”) trong cơ thể.
U vàng quanh mắt là gì?
Về y khoa, những lớp lắng đọng dưới da này được gọi là Xanthelasma. Theo từ tiếng Hy Lạp &’Xanthos’, có nghĩa là màu vàng. Xanthelasma đề cập đến nốt màu vàng (mảng bám) trên da của bạn. Khi bạn già đi, bạn có thể nhận thấy những nốt vàng này hình thành xung quanh mắt nhiều hơn.
Thực tế, đó là do cholesterol hoặc chất béo lắng đọng dưới da. Những nốt màu vàng (có thể có nhiều kích cỡ và màu sắc vàng đậm hoặc nhạt), chứa đầy cholesterol này được hình thành do mức lipoprotein mật độ thấp (LDL hoặc cholesterol “xấu”) trong cơ thể của bạn và thường được gọi là nốt mỡ màu vàng (hay u vàng). Loại cholesterol này là cực kỳ xấu cho tim của bạn và có thể gây ra các vấn đề như cao huyết áp, đau tim hoặc đột quỵ.
Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ), các nhà khoa học đã phát hiện thấy mối liên quan giữa bệnh tim và các nốt mỡ cholesterol màu vàng xuất hiện ở mí mắt trên hoặc dưới, gần sát con ngươi bên trong.
Những u vàng quanh mắt này không làm giảm chức năng của mí mắt của bạn. Điều đó có nghĩa là chúng không ảnh hưởng đến khả năng chớp mắt của bạn, hoặc mở hoặc nhắm mắt lại. Thế nhưng, chúng có thể dần dần trở nên lớn hơn theo thời gian và gây khó chịu.
Những u vàng quanh mắt này không làm giảm chức năng của mí mắt của bạn nhưng lại ảnh hưởng về thẩm mỹ.
Các bác sĩ tin rằng u vàng quanh mắt xuất hiện khi kết nối giữa các tế bào nhất định bên trong các mao mạch của bạn bị vỡ. Theo tiến sĩ Adam Scheiner, chuyên gia về mí mắt laser và là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trên khuôn mặt ở Tampa, Florida, khi điều đó xảy ra, cholesterol có thể thấm ra khỏi máu và vào vùng da, nơi nó tạo thành những mảng bám dính.
Hầu hết những người bị xanthelasma có vấn đề về cholesterol hoặc lipid cao, có thể khiến bạn có nguy cơ bị các tình trạng sức khỏe đáng sợ như đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ chăm sóc chính nếu bạn nhận thấy những mảng bám này. Tuy nhiên, “một số người có mức cholesterol thấp hoặc khỏe mạnh vẫn có thể phát triển u vàng quanh mắt, vì vậy việc giảm cholesterol có thể không cần thiết. Nếu bạn cần giảm LDL, hãy tránh những thói quen ăn uống có hại cho cholesterol”, James Gordon, bác sĩ phẫu thuật mặt tại New York, chia sẻ.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của u vàng quanh mắt
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cholesterol quanh mắt. Nhưng tình trạng này là phổ biến nhất ở những người bị rối loạn lipid gọi là rối loạn lipid máu. Những người bị rối loạn này có quá nhiều chất béo trong máu, chẳng hạn như chất béo trung tính và một số dạng cholesterol nhất định. Xanthelasma thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Những người trong độ tuổi từ 30-60 cũng có nguy cơ cao hơn các đối tượng khác.
Di truyền cũng có thể là một yếu tố nguy cơ khiến cho u vàng quanh mắt xuất hiện nhiều hơn. Những người có tiền sử gia đình liên quan đến cholesterol cao hoặc tăng cholesterol máu sẽ có nguy cơ cao hơn.
Video đang HOT
Di truyền cũng có thể là một yếu tố nguy cơ khiến cho u vàng quanh mắt xuất hiện nhiều hơn.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Nồng độ LDL hoặc cholesterol xấu cao
- Nồng độ triglycerides cao
- Nồng độ HDL (hoặc cholesterol “tốt”) thấp
- Bị xơ gan mật nguyên phát, có thể làm tăng nồng độ cholesterol của bạn một cách đáng kể
- Tăng lipid máu
- Bị bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao
- Béo phì
- Hút thuốc
- Có chế độ ăn kiêng thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động
Phương pháp loại bỏ u vàng quanh mắt
Mặc dù xanthelasma có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nhưng bản thân cholesterol cũng không gây hại. Tuy nhiên, bạn có thể muốn loại bỏ chúng vì lý do thẩm mỹ. Một nghiên cứu trường hợp của bệnh viện Mắt Wills Eye Hospital Hoa Kỳ cho thấy u vàng quanh mắt của người đàn ông tự biến mất chỉ bằng cách uống thuốc để kiểm soát mức cholesterol của mình – nhưng trong vòng 10 năm.
Bác sĩ Gordon nói: “Có khả năng u vàng quanh mắt sẽ trở lại ngay cả sau khi điều trị, nhưng bạn luôn có thể điều trị tiếp sau đó”. May mắn thay, nếu không muốn chờ cả một thập kỉ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một số biện pháp sau đây để loại bỏ các mảng bám như sau.
Có khả năng u vàng quanh mắt sẽ trở lại ngay cả sau khi điều trị.
- Laser
“Khi tôi sử dụng một laser, tôi thực sự loại bỏ nó từng lớp cho đến khi nó biến mất”, tiến sĩ Scheiner nói. Khi da lành lại, tất cả những gì còn lại là làn da mới khỏe mạnh và không có cholesterol. “Tuy nhiên, việc điều trị có nguy cơ sẹo, và có thể mất một hoặc hai tuần để chữa lành”, tiến sĩ Scheiner nói thêm.
- Phẫu thuật
Vấn đề là, phương pháp dùng laser có thể không có hiệu quả đối với mảng bám cholesterol dày. Trong trường hợp đó, bạn có thể phẫu thuật để loại bỏ mảng bám cholesterol. Tiến sĩ Gordon khuyến cáo “phẫu thuật có thể để lại một vết sẹo, hoặc thậm chí thay đổi mí mắt của bạn. Khi bạn kéo da lại với nhau hoặc khi vết thương lành lại, nó có thể bóp méo hình dạng của mô xung quanh nó và bóp méo mí mắt hoặc gây ra một nếp gấp bất thường”.
- Điều trị bằng hóa học
“Nếu dao mổ và laser không phải là phương pháp dành cho bạn thì hãy tìm kiếm phương pháp điều trị với axit tricloaxetic. Đó là một phương pháp điều trị ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể loại bỏ xanthelasma bằng cách sử dụng phản ứng hóa học để hòa tan lượng cholesterol”, theo tiến sĩ Scheiner. Để thực hiện theo phương pháp này, bạn phải trao đổi với bác sĩ thật cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Để phòng ngừa cũng như giảm tốc độ phát triển của các u vàng quanh mắt, bạn cần duy trì chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
- Liệu pháp đông lạnh
“Bạn cũng có thể tìm một bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp đông lạnh để đóng băng mảng bám cholesterol. Chỉ cần lưu ý rằng sự giảm sắc tố có thể làm cho da trong khu vực trở nên nhẹ hơn”, bác sĩ Gordon nói.
Ngoài ra, để phòng ngừa cũng như giảm tốc độ phát triển của các u vàng quanh mắt, bạn cần duy trì chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Tạp chí MedLine Plus đưa ra lời khuyên bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giúp giảm mức cholesterol, đồng thời tránh các loại thực phẩm có chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, dừa và dầu cọ.
Nguồn: Rd/Livestrong/fabhow
Theo Helino
Bất ngờ với công thức loại nước ép dễ làm, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nươc ep mươp đăng co nhiêu công dung vơi sưc khoe nhât la ngươi măc tiêu đương.
Cach lam nươc ep mươp đăng
Bước 1: Khổ qua bạn ngâm trong nước muối pha loãng sau đó bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Nếu không có máy ép, bạn có thể cắt nhỏ khổ qua rồi cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp theo cho vào một túi vải sạch vắt lấy nước.
Bước 2: Cho nước ép ra ly, thêm vào 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 2 muỗng canh mật ong, khuấy đều là bạn đã có thể dùng ngay. Để dễ uống hơn, bạn nên để nước ép vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng trước khi dùng. Người bệnh tiểu đường nên uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Những người mắc bệnh tiêu hóa, huyết áp thấp, đau đầu kinh niên, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc uống nước ép khổ qua vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu có hiện tượng bất thường sau khi uống nước ép khổ qua, bạn nên dừng lại ngay và đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Hy vọng với cách làm nước ép khổ qua dễ làm ở trên, bạn sẽ sớm điều trị khỏi bệnh tiểu đường.
Lợi ích của nước ép mướp đắng đối với tiểu đường
1. Giảm glucose trong máu
Thay vì nhắm mục tiêu một cơ quan hoặc mô cụ thể như thuốc chữa bệnh, mướp đắng tạo điều kiện cho sự trao đổi chất glucose trong toàn bộ cơ thể với hai hợp chất có charatin và momordicin - chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức đường trong máu.
2. Tạo thuận lợi cho tiêu hóa carbohydrate
Mướp đắng có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose. Điều này đặc biệt có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn.Mướp đắng ức chế các enzym tham gia phá vỡ disaccharides, monosaccharides (Glucid đơn giản không thể thủy phân được), do đó làm giảm lượng glucose được đưa vào máu.
3. Tăng cường bài tiết Insulin
Insulin có liên quan đến việc vận chuyển đường từ máu đến cơ xương và mô mỡ. Đường này sau đó được sử dụng cho sản xuất năng lượng.
Insulin ngăn ngừa sự sản xuất đường trong gan và sự phóng thích của nó vào máu. Bệnh tiểu đường type I là do sự thất bại của tuyến tụy trong việc sản xuất đủ insulin để dự phòng các trường hợp tăng giảm đột biến mức đường trong máu.
Bằng cách làm tăng bài tiết insulin tuyến tụy, mướp đắng có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường type 1.
4. Hồi sức kháng Insulin
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có chứa các hợp chất được gọi là glycosides axit oleanolic có thể cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường type II, bằng cách ngăn ngừa hoặc đảo ngược kháng insulin.
5. Chống oxy hoá
Hàm lượng đường trong máu tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2, làm tăng nguy cơ bị oxy hóa và viêm trong toàn thân, dẫn đến mù, đái tháo đường, đột quỵ, đau tim hoặc bệnh thận.
Mướp đắng có thể ngăn ngừa tất cả các bệnh này không chỉ bằng cách hạ thấp mức đường trong máu mà còn thông qua tính chất chống oxy hóa của nó.
Theo Emdep
5 điều không ngờ gây hại cho tim Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Một số thói quen phổ biến lại gây tổn thương trái tim một cách không ngờ. Ngồi hàng giờ trước tivi: Ngay cả khi bạn tập thể dục đều đặn, nhưng khi ngồi hàng giờ trước màn hình tivi có thể gây nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Nguyên nhân...