Những tỷ phú gia tăng tài sản mạnh nhất năm 2024
Các tỷ phú này đều là chủ doanh nghiệp tại Mỹ, là những cái tên quen thuộc như Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jensen Huang…
Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), triển vọng tươi sáng của kinh tế Mỹ và những kỳ vọng gắn liền với chiến thắng của ông Donald Trump đã đẩy giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đi lên, trong đó có những doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của các nhân vật giàu có nhất thế giới.
Theo báo cáo gần đây của Forbes, phần lớn tỷ phú nằm trong top 10 người sở hữu mức gia tăng tài sản nhanh nhất trong năm qua hiện đang làm chủ các doanh nghiệp công nghệ. Lãnh đạo của những “ông lớn” trong ngành như Meta, Alphabet, Oracle, Amazon, Nvidia và Dell đều góp mặt trong danh sách này.
Dưới đây là danh sách chi tiết (số liệu được cập nhật tới ngày 13/12):
Elon Musk
Nguồn tài sản: Tesla, SpaceX
Tài sản ròng: 439 tỷ USD (tăng 188,1 tỷ USD)
Elon Musk đã làm nên lịch sử khi là người đầu tiên trên thế giới sở hữu khối tài sản vượt mốc 400 tỷ USD, theo thống kê của Forbes.
Khối tài sản của ông đã tăng thêm 188 tỷ USD kể từ đầu năm, chủ yếu tới từ diễn biến tăng giá lên đến 68% của cổ phiếu Tesla. Phần còn lại tới từ giá trị tăng thêm tại xAI (với định giá 50 tỷ USD) và SpaceX (350 tỷ USD)
Ngoài lĩnh vực kinh doanh, sức ảnh hưởng của vị tỷ phú này còn lan sang lĩnh vực chính trị khi là người ủng hộ nhiệt thành của tổng thống đắc cử Donald Trump và sẽ sớm trở thành đồng Bộ trưởng Bộ hiệu quả chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Reuters).
Mark Zuckerberg
Nguồn tài sản: Facebook
Tài sản ròng: 214,4 tỷ USD (tăng 91,8 tỷ USD)
Ông chủ mạng xã hội Facebook là người thứ tư trong năm 2024 sở hữu khối tài sản vượt ngưỡng 200 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Meta Platforms “nhảy vọt” 67% năm vừa qua.
Đây cũng là bước ngoặt đáng nhớ đối với vị tỷ phú này khi trong năm 2022, tài sản của Mark sụt giảm mạnh theo đà giảm giá của cổ phiếu Meta. Cũng trong năm đó, Mark là một trong những người mất tiề.n nhiều nhất thế giới.
Larry Ellison
Video đang HOT
Nguồn tài sản: Oracle
Tài sản ròng: 218,3 tỷ USD (tăng 84,5 tỷ USD)
Chủ tịch của Oracle có thời điểm từng trở thành người giàu thứ hai thế giới trong tháng 9 năm nay. Tính từ đầu năm, ông có thêm 86 tỷ USD tài sản nhờ vào đà tăng giá 68% của cổ phiếu công ty. Hiện Ellison đang sở hữu 1,1 tỷ cổ phiếu công ty này.
Jensen Huang
Nguồn tài sản: Nvidia
Tài sản ròng: 117,2 tỷ USD (tăng 74,3 tỷ USD)
Nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của Nvidia – Jensen Huang lần đầu lọt top 10 người giàu nhất thế giới ngay trong năm nay nhờ đà tăng phi mã 185% của giá cổ phiếu công ty. Nvidia hiện là một trong những ngôi sao sáng nhất trong làn sóng AI đang lan tỏa khắp thế giới.
CEO Nvidia Jensen Huang (Ảnh: Reuters).
Jeff Bezos
Nguồn tài sản: Amazon
Tài sản ròng: 241,2 tỷ USD (tăng 68,9 tỷ USD)
Nhà sáng lập “ông lớn” thương mại điện tử Amazon chứng kiến khối tài sản của mình tăng 70 tỷ USD trong năm 2024 khi mà giá cổ phiếu công ty này tăng gấp rưỡi.
Khi giá cổ phiếu lên cao, ông đã tranh thủ bán ra lượng cổ phiếu trị giá 13,6 tỷ USD. Và nhờ vào việc chuyển tới sinh sống tại Florida, ông tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD tiề.n thuế từ các thương vụ thoái vốn nói trên.
Michael Dell
Nguồn tài sản: Dell Technologies, Broadcom
Tài sản ròng: 115,3 tỷ USD (tăng 46,6 tỷ USD)
Michael Dell “chóng vánh” gia nhập top 10 người giàu nhất thế giới trong tháng 12 này khi mà giá cổ phiếu Broadcom tăng vọt. Vị tỷ phú hiện sở hữu khoảng 12% cổ phần của công ty.
Ngoài ra, tài sản của ông tăng lên một phần nhờ vào mức tăng giá hơn 50% của cổ phiếu Dell Technologies.
Rob Walton
Nguồn tài sản: Walmart
Tài sản ròng: 112,5 tỷ USD (tăng 46,5 tỷ USD)
Jim Walton
Nguồn tài sản: Walmart
Tài sản ròng: 111,3 tỷ USD (tăng 44,5 tỷ USD)
Alice Walton
Nguồn tài sản: Walmart
Tài sản ròng: 103,5 tỷ USD (tăng 41,7 tỷ USD)
Thế hệ hậu duệ của nhà đồng sáng lập chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Walmart hiện đang sở hữu khoảng 45% cổ phần của tập đoàn. Lượng cổ phiếu này đã mang lại tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn trong năm qua sau khi “bật tăng” gần 80%.
Rob, Jim, and Alice là những người hưởng lợi trực tiếp. Đặc biệt, Alice Walton đã trở thành người phụ nữ giàu có nhất thế giới vào tháng 9 vừa qua, vượt qua tỷ phú Franoise Bettencourt Meyers, người thừa kế đế chế mỹ phẩm L’Oreal.
Ba anh em nhà Walton (Ảnh: Business Insider).
Larry Page
Nguồn tài sản: Google
Tài sản ròng: 156, 6 tỷ USD (tăng 40,5 tỷ USD)
Larry Page, nhà đồng sáng lập Google cùng với Sergey Brin vào năm 1998 khi cả hai đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Stanford, hiện vẫn là cổ đông lớn và là thành viên hội đồng quản trị của Alphabet.
Dù phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý trong quá trình hoạt động, giá cổ phiếu của Alphabet vẫn tăng trên 30% trong năm nay, giúp khối tài sản của Page có thêm 40 tỷ USD.
Quyền lực ngầm của tỷ phú Elon Musk với chính trường Mỹ
Việc quốc hội Mỹ không thể thông qua thỏa thuận lưỡng đảng cho thấy ảnh hưởng vô cùng lớn của tỷ phú Elon Musk đối với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla và SpaceX (Ảnh: Reuters).
Ngoài danh hiệu người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk hiện còn được đảng Dân chủ Mỹ gắn biệt danh "Tổng thống Musk".
Sau khi được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn làm người điều hành Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE), ông Musk đang thể hiện tầm ảnh hưởng của mình ở nhiều nơi khác ngay cả trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1.
Vào ngày 18/12, chủ sở hữu của Tesla và SpaceX đã sử dụng nền tảng xã hội X của mình để "tấ.n côn.g" dự luật ngân sách do đảng Cộng hòa và Dân chủ đưa ra để giữ cho chính phủ liên bang hoạt động.
"Dự luật này không nên được thông qua. Dự luật này là tội phạm", tỷ phú 53 tuổ.i viết trong một bài đăng.
Chiến thuật gây sức ép bằng gần 100 bài đăng trên X của tỷ phú Musk tỏ ra hiệu quả. Sau mỗi bài đăng, các nghị sĩ ở Washington dường như đều nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề. "Cuộc chiến ngân sách" ở quốc hội Mỹ do vậy càng trở nên căng thẳng.
Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa nhanh chóng đứng về phía ông. Các thành viên cánh hữu khác trong nghị viện thậm chí còn gợi ý rằng ông Musk nên đảm nhận vị trí Chủ tịch Hạ viện.
Bản thân Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đã tham gia cuộc chiến ngân sách vào cuối ngày. Ông lên án dự luật chi tiêu là "lố bịch và cực kỳ tốn kém".
Những diễn biến kịch tính khiến nước Mỹ phải đối mặt với việc chính phủ đóng cửa chỉ vài ngày trước Giáng sinh khi đến cuối cùng, dự luật cũng không được thông qua.
Sau đó một ngày, các đảng viên Cộng hòa tại nghị viện đã đưa ra một dự luật tài trợ mới làm hài lòng cả ông Trump và ông Musk.
"Đảng Dân chủ và Cộng hòa đã dành nhiều tháng để đàm phán một thỏa thuận lưỡng đảng để tài trợ cho chính phủ. Người giàu nhất trái đất, "tổng thống" Elon Musk, không thích điều đó", Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói.
Sự thăng tiến chính trị nhanh chóng của vị tỷ phú công nghệ là chưa từng có tiề.n lệ. Trong những người tài trợ đã gây ảnh hưởng trước đây, không có doanh nhân nào không được bầu mà có thể sử dụng quyền lực chính trị như vậy.
Ông Musk đã có mặt khắp nơi kể từ khi ông Trump thắng cử và hầu như cư trú hẳn tại nhà của ông Trump ở Mar-a-Lago, Florida, nơi Tổng thống đắc cử và đội ngũ đang tiến hành các bước cho quá trình chuyển giao quyền lực.
Dù chưa chính thức được bổ nhiệm vào nội các của ông Trump nhưng kế hoạch của vị tỷ phú về việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ liên bang đã làm dấy lên những lo ngại về xung đột lợi ích.
Ban Hiệu suất Chính phủ của tỷ phú Elon Musk tuyển dụng những ai? Đến thời điểm hiện tại, nhân sự của Ban Hiệu suất Chính phủ Mỹ đa phần là những gương mặt thân thuộc của tỷ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (đội mũ) đã chọn tỷ phú Elon Musk (đeo kính) và doanh nhân Vivek Ramaswamy làm đồng lãnh đạo Ban Hiệu suất...