Những tỷ phú công nghệ thừa sức làm Batman, Iron Man đời thật
Cả Batman và Iron Man đều đã trở thành siêu anh hùng nhờ tài sản kếch xù và đầu óc thông minh, những ‘ông trùm’ công nghệ sau đây cũng có thể làm được điều đó.
Nhắc đến siêu anh hùng, người ta sẽ nghĩ ngay đến những dị nhân hoặc công dân ngoài hành tinh với khả năng siêu nhiên, sức mạnh phi phàm. Tuy vậy, có những nhân vật là người thường, không có siêu năng lực vẫn có thể trở thành siêu anh hùng, thậm chí là siêu anh hùng nổi tiếng bậc nhất. Chẳng hạn Batman và Iron Man.
Người Dơi sau bao năm tung hoành ngang dọc, được tôn là Đấng, thậm chí “cả gan” đối đầu với Superman, nay đã chính thức thừa nhận “siêu năng lực” mạnh nhất của mình là… giàu có.
Batman gây bão vì tự tin tuyên bố siêu năng lực trong trailer mới Justice League
Iron Man có giáp thì là siêu anh hùng, không có giáp thì “đành” làm tỷ phú.
Iron Man, Batman đều là những người thường, thể chất thuộc dạng yếu nhất trong nhóm đồng đội nhưng lại nhiều fan nhất và luôn được xem như thủ lĩnh nhóm. Nếu giàu có và thông minh là “siêu năng lực” mạnh nhất, đã biến Tony Stark và Bruce Wayne thành 2 siêu anh hùng hàng đầu như vậy thì ở thế giới thực, không ít tỷ phú công nghệ cũng thừa khả năng cứu thế giới.
Bill Gates
Bill Gates hẳn đã có thể làm Batman bất cứ lúc nào ông muốn nhờ tài sản khổng lồ và đầu óc thiên tài. Ông chủ Microsoft có thể huy động cả đội kỹ sư để nghiên cứu, chế tạo siêu xe Batmobile, máy bay Batwing, siêu thiết bị lần dấu vết và một bộ giáp tối tân “bất khả xâm phạm”. Bill Gates đã áp dụng công nghệ viễn tưởng vào siêu biệt thự của mình với hàng loạt thiết bị tự động hiện đại và robot nhận diện thông minh. Hẳn không quá khó khăn nếu tỷ phú nổi tiếng muốn xây dựng một Hang Dơi “xịn” như trên phim. Lý do khiến Bill Gates chưa mặc áo choàng và đi cứu thế giới hàng đêm có lẽ chỉ vì ông muốn dành thời gian cho công tác từ thiện và chăm sóc gia đình.
Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg mà xuất hiện trong phim siêu anh hùng thì đã sớm trở thành nhân vật mà mọi kẻ phản diện đều dè chừng. Ông chủ Facebook có tài sản ròng hơn 46 tỷ USD, là “vua” của mạng xã hội 1,86 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Không cần nâng đồ vật nặng cả tấn hay mắt bắn ra tia lửa, Mark có thể chiến đấu ra trò bằng việc đầu tư những hệ thống siêu máy tính theo dõi bất cứ ai hoặc sử dụng thông tin cá nhân. Tỷ phú trẻ có vẻ cũng rất hứng thú với các món đồ công nghệ trong phim siêu anh hùng, anh đã viết phần mềm robot quản gia và đặt tên theo trợ lý ảo của Iron Man là Jarvis.
Larry Page và Sergey Brin
Video đang HOT
Hai nhà sáng lập của Google có tổng tài sản cộng lại là 70 tỷ USD. Nếu quyết tâm làm siêu anh hùng, cặp đôi CEO có thể trở thành “đôi bạn cùng chiến” như Batman – Robin hay Iron Man – War Machine. Không chỉ thừa tiền sản xuất giáp chiến, xây pháo đài, mua siêu xe, Larry và Sergey còn có “vũ khí” siêu mạnh là lượng thông tin khổng lồ mà Google nắm giữ. Batman vất vả theo dấu tội phạm chỉ trong phạm vi thành phố Gotham chứ cặp tỷ phú này có thể theo dấu đối tượng ở toàn hành tinh luôn.
Elon Musk
Elon Musk được xem là phiên bản Iron Man đời thật và thậm chí còn được mời xuất hiện trong bộ phim. Tỷ phú 45 tuổi đứng sau 2 thương hiệu công nghệ đình đám là Tesla và SpaceX, chịu trách nhiệm thực hiện chuyến bay đến các trạm vũ trụ quốc tế cho NASA. Công ty của Elon đã hiện thực hóa nhiều ý tưởng điên rồ như biến siêu xe thành siêu tàu ngầm. Elon còn được kỳ vọng đặt nền móng xây dựng một thành phố trên sao Hỏa. Với tiềm lực và trí tuệ như vậy, việc Elon Musk có thể chế tạo siêu giáp sắt Veronica cũng không phải là khó tin.
Larry Ellison
Những danh xưng Iron Man tự gọi mình là “thiên tài, tỷ phú, tay chơi và nhà từ thiện” thì cũng được dùng để miêu tả Larry Ellison. Larry là nhà đồng sáng lập Oracle Corp – một trong những công ty phần mềm hàng đầu thế giới, chỉ đứng sau Microsoft về mức độ phủ sóng. Phần lớn các sản phẩm của Oracle được phát triển nhằm phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp và chính phủ. Nếu tập đoàn Stark của Iron Man thống trị ngành sản xuất vũ khí thì Oracle của Larry thống trị mảng cơ sở dữ liệu. Nếu Elon Musk không chế giáp sắt cứu thế giới, Larry Ellison hoàn toàn có thể “làm thay”.
Theo VNE
Ngày ấy, bây giờ của các siêu anh hùng trên phim
Trang Bored Panda đưa ra so sánh tạo hình các nhân vật siêu anh hùng lừng danh như Iron Man, Captain America, Batman... khi họ lần đầu đặt chân lên màn ảnh với thời điểm bây giờ.
Exo-Man 1977 và Iron Man 2008: Exo-Man lấy cảm hứng từ Người Sắt khi xoay quanh câu chuyện một tiến sĩ vật lý bị liệt chế ra bộ giáp đặc biệt giúp ông có thể đi lại và biến mình thành siêu anh hùng. Rõ ràng là so với Iron Man lúc này, bộ đồ của Exo Man chỉ mang tính chất gây cười.
Hulk 1978 và 2012: Người Khổng lồ xanh phiên bản 1978 do Lou Ferrigno thể hiện, hoàn toàn chỉ sử dụng công nghệ hóa trang, mà không hề có kỹ xảo vi tính hay kỹ thuật motion capture (bắt biểu cảm). Do đó, tạo hình nhân vật trông không thể sắc nét và chân thực như Hulk của Mark Ruffalo lúc này.
Thor 1978 và 2015: Phục trang của Thần Sấm phiên bản năm xưa có lẽ giờ hợp hơn với các võ đài đấu vật của WWE.
Superman 1948 và 2016: Phiên bản Siêu Nhân của Kirk Alyn hẳn cần giảm một chút cân để bụng thon gọn hơn. Nhân vật hiện thuộc về tài tử Henry Cavill và kể từ sau Man of Steel(2013), người con của hành tinh Krypton không còn mặc chiếc quần lót màu đỏ ra phía bên ngoài khi hành hiệp nữa.
Wolverine 2000 và 2013: Suốt 15 năm qua, "người chồn" Wolverine luôn luôn thuộc về Hugh Jackman. Trên màn ảnh, tài tử người Australia dường như trẻ ra theo thời gian. Song, khán giả cũng chỉ còn được gặp anh trong vai Wolverine thêm một lần nữa ở bộ phim riêng về nhân vật vào đầu năm 2017.
Catwoman 1966 và 2012: Ở hai mùa đầu của series truyền hình Batman hồi giữa thập niên 1960, Catwoman do Julie Newmar đảm nhận. Khi phải so sánh với Anne Hathaway, rõ ràng phiên bản miêu nữ của bà vẫn có được thần thái riêng và không hề bị lép vế.
Spider-Man 1977 và 2016: Người Nhện năm xưa bị công chúng chê là có dáng đi lom khom không khác gì... zombie. Hiện do tài năng trẻ Tom Holland thể hiện, nhân vật mới xuất hiện trong siêu bom tấn Captain America: Civil War (2016), cũng như chuẩn bị có phim riêng vào năm sau.
Joker 1966 và 2016: "Hoàng tử tội ác" Joker từng được César Romero khắc họa thành công trong series phim truyền hình Batman năm 1966. Giờ thì khán giả đang hồi hộp chờ đợi Jared Leto sẽ thể hiện nhân vật ra sao trong bom tấn Suicide Squad vào tháng 8 tới.
Wonder Woman 1975 và 2016: Phiên bản Wonder Woman của Lynda Carter có lẽ sát với nguyên tác truyện tranh hơn là của Gal Gadot. Trong mùa hè năm sau, DC sẽ tung ra phim riêng về nhân vật nữ chiến binh xinh đẹp và quyến rũ.
Batman 1943 và 2016: Bộ phục trang Người Dơi năm 1943 giờ có lẽ chỉ còn hợp với các sự kiện cosplay hoặc bữa tiệc quy mô nhỏ. Hiện nhân vật do Ben Affleck đảm trách và "Kỵ sĩ Bóng đêm" mới xuất hiện trong Batman v Superman: Dawn of Justice.
Doctor Strange 1978 và 2016: Khán giả sẽ được gặp thầy phù thủy Doctor Strange của Benedict Cumberbatch vào tháng 11 tới. Phiên bản năm 1978 của nhân vật do Peter Hooten thể hiện nhưng không gặt hái thành công.
Captain America 1990 và 2016: Chris Evans là người thổi hồn cho Captain America suốt từ năm 2011 tới nay và được đông đảo công chúng mến mộ. Phục trang cũng chính là một trong những yếu tố giúp Cap trở nên nổi bật hơn mỗi khi anh xuất hiện.
Robocop 1987 và 2014: Bộ giáp Robocop trong tập phim của Paul Verhoeven rõ ràng ấn tượng hơn phiên bản năm 2014 đến từ đạo diễn José Padilha. Điều đáng buồn là chất lượng của hai tác phẩm cũng có tỷ lệ giống như vậy, dù chúng ra đời cách nhau tới gần ba thập kỷ!
Power Rangers 1993 và 2017: Phục trang mới của nhóm 5 anh em siêu nhân mới bị công chúng "ném đá" dữ dội hồi tháng trước vì chúng biến nhân vật trông như người ngoài hành tinh, và thậm chí còn cho nhân vật nữ đi giày cao gót! Tuy nhiên, bất chấp luồng dư luận phản đối ấy, hãng Lionsgate tuyên bố họ muốn làm ít nhất bảy tập phim điện ảnh 5 anh em siêu nhân mới trong tương lai gần.
Nick Fury 1998 và 2012: Trên thực tế, Nick Fury trong dòng truyện tranh gốc là người da trắng, nên chuyện chọn David Hasselhoff cho bộ phim truyền hình năm 1998 không gây ra tranh cãi. Bước sang thế kỷ XXI, khi Marvel phát hành loạt truyện Marvel Ultimate, các nghệ sĩ mới quyết định chuyển màu da nhân vật. Giờ thì công chúng có lẽ đã quá quen với tạo hình trên màn ảnh rộng của Nick Fury do Samuel L. Jackson mang lại.
Supergirl 1984 và 2015: Helen Slater và Melissa Benoist đều rất xinh đẹp khi sắm vai Supergirl. Trên thực tế, tạo hình nhân vật của họ không có mấy điểm khác biệt, ngoại trừ biểu tượng chữ S ở trên ngực.
The Flash 1990 và 2016: "Tia Chớp" Barry Allen cách đây 25 năm rõ ràng là cơ bắp hơn. Còn phiên bản nhân vật lúc này lại thon gọn, thể hiện rõ sức mạnh về mặt tốc độ ngay từ tạo hình.
Teenage Mutant Ninja Turtles 1993 và 2016: Bộ tứ Ninja Rùa trong hai tập phim do Michael Bay đóng vai trò nhà sản xuất vẫn sở hữu tính cách hài hước. Song, đối với một số trẻ nhỏ, tạo hình của chúng bị đánh giá là có phần dữ tợn, thiếu gần gũi.
Daredevil 2003 và 2016: Chàng hiệp sĩ mù Matthew Murdock của Ben Affleck và Charlie Cox không khác nhau mấy về tạo hình, có chăng chỉ là về màu sắc. Nhưng bộ phim điện ảnh 2003 từng bị chê bai đủ đường; còn loạt phim truyền hình mới lại được đánh giá là bước đột phá của Marvel Studios trong lĩnh vực màn ảnh nhỏ.
Fantastic Four 1994 và 2015: Phim đầu tiên về Bộ tứ Siêu đẳng gặp rắc rối về mặt bản quyền tới nỗi không được phép trình chiếu dù đã hoàn thành. Còn bộ phim mới về nhóm siêu anh hùng thì bị đánh giá là thảm họa điện ảnh năm 2015 và khiến tương lai của Fantastic Four trên màn ảnh đến giờ vẫn là dấu hỏi lớn.
Theo Zing
5 vai trong phim siêu anh hùng khác biệt khi thay diễn viên Batman và Hulk là 2 siêu anh hùng có sự khác biệt nhiều nhất sau khi được thay đổi diễn viên. Sabretooth: Sabretooth do Tyler Mane đóng trong X-Men (2000) là nhân vật một chiều, chỉ biết nổi cơn điên khi chạm trán Magneto. Dị nhân Hổ răng kiếm đảm nhận bởi Liev Schreiber trong X-Men Origins: Wolverine có chiều sâu hơn, dù...