Những tựa game sở hữu trí tuệ nhân tạo (AI) khủng khiếp và đầu tư nhất trong lịch sử
Trong những tựa game này, những con bot và NPC sở hữu trí thông minh IQ vô cực.
Mặc dù hầu hết các trò chơi ngày nay đều nhắm tới việc làm sao để mọi người có thể chơi trực tuyến, do đó nhu cầu về AI được loại bỏ hoàn toàn bằng cách để những người chơi trên khắp thế giới so tài với nhau thay vì phụ thuộc vào các thuật toán, nhưng điều đó vẫn rất quan trọng. Các trò chơi dành cho một người chơi sẽ không bao giờ lụi tàn cả, chính vì vậy các nhà phát triển vẫn không hề sao nhãng việc làm thế nào AI hoạt động hoàn hảo, trơn tru nhất có thể.
Để đưa ra các ví dụ về việc sử dụng AI một cách tuyệt vời, Halo xứng đáng được nhắc tới. Chắc hẳn bạn chưa bao giờ chứng kiến các đồng minh lái những chiếc xe vô cùng mượt mà trên chiến trường ảo, hoặc kẻ thù biết né lựu đạn. Tuy nhiên, không phải tựa game nào cũng đạt được mức độ thành công như vậy. Và đây là danh sách những tựa game có AI thảm hoạ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp game.
Titanfall (2014)
Một trong những trò chơi khó chịu nhất từng được sáng tạo bởi cha đẻ của Modern Warfare. Quickscoping, lỗi máy chủ, phần thưởng killstreak vô lý không công bằng. Tất cả những gì tồi tệ nhất đều xuất hiện trong tựa game này. Súng trường, súng bắn tỉa hoàn toàn không thực tế, máy chủ thường xuyên gặp lỗi và bot AI ngu ngốc vô điều kiện mà bạn có thể tàn sát dễ dàng bất cứ khi nào cảm thấy cần phải làm vậy.
Video đang HOT
Bạn có thể làm điều đó với Smart Pistol. Một khẩu súng hoàn hảo dành cho bạn. Vâng, chỉ cần hướng nó theo hướng mơ hồ của những kẻ thù đang âm thầm đối mặt với bạn và bóp cò cho tới khi cạn băng đạn! Cần nạp đạn? Không thành vấn đề, kẻ địch sẽ chỉ đứng đó chờ bạn sẵn sàng càn quét thêm lần nữa.
Dead Rising (2006)
Nhiệm vụ hộ tống trong các tựa game luôn là một thử thách thú vị. Rất nhiều trò chơi đã tạo nên dấu ấn thông qua những hoạt động kiểu như vậy (chẳng hạn như kiệt tác PlayStation Ico). Tuy nhiên, những trò chơi này hoàn toàn vượt trội so với hàng tá những sản phẩm lỗi, sẵn sàng khiến bạn đập bàn phím bởi sự ngu ngốc của AI, chẳng hạn như trò Dead Rising này.
Trong trò chơi này, các nhân vật của bạn bị mắc kẹt khi đi ngang qua vòi nước cao đến đầu gối, hoặc đâm sầm vào những đồ vật lẽ ra nếu có não một chút thì kiểu gì cũng tránh được. Phần tồi tệ nhất tuyệt đối là ngay cả sau khi bạn đã toát mồ hôi mới đưa được nhân vật hộ tống đến nơi an toàn, chúng không bao giờ thực sự có vẻ biết ơn như vậy. Trên thực tế, Capcom cuối cùng đã thừa nhận thất bại và cải tạo lại những misson kiểu này trong các phiên bản sau đó.
Rogue Warrior (2009)
Rogue Warrior có thể dễ dàng trở thành Trò chơi hay nhất năm 2009. Đó là, nếu bạn bỏ qua những lỗi lầm về mặt đồ hoạ, âm thanh có vẻ như được ghi lại từ một máy ghi âm từ thời Columbus tìm ra châu Mĩ và AI của kẻ thù tệ đến mức không thể tưởng tượng nổi.
Trong trò chơi này, những kẻ địch của bạn trông ảm đạm như bị bắt ép phải tham gia trận chiến, và thậm chí còn chẳng thèm nhướn mày khi bạn ném lựu đạn vào họ, chứ đừng nói đến việc chống trả lại.
Trong một trường hợp (ở chế độ khó nhất), bạn tình cờ gặp hai vệ sĩ đang nói chuyện ở hành lang. Bạn có thể để kệ họ đứng tán dóc, hoặc nã một phát đạn khiến một trong hai người ngã xuống, và người còn lại…vẫn đứng yên, không quan tâm gì hết. Anh ta chỉ đứng đó, có lẽ đang bận suy nghĩ về một điều gì đó hết sức to lớn.
Tencent đầu tư game đám mây tại Hàn Quốc
Tencent hy vọng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đóng góp ít nhất 15% doanh thu trên nền tảng đám mây ở nước ngoài.
Tencent Holdings Ltd mới đây đã ký kết hợp đồng với một số công ty game lớn của Hàn Quốc với tư cách là khách hàng trò chơi đám mây của mình. Công ty từ Trung Quốc muốn mở rộng dịch vụ doanh nghiệp ra khỏi biên giới quốc gia của mình để cạnh tranh với Alibaba Group Holding Ltd.
Một nửa trong số 20 nhà phát triển trò chơi hàng đầu của Hàn Quốc đã chọn sử dụng Tencent. Ông Zhao Jiannan, Giám đốc điều hành của Tencent Cloud khu vực Đông Bắc Á - cho biết điều đó. Những khách hàng lớn bao gồm Gravity Co. , Netmarble Corp và công ty con Hàn Quốc Linekong Interactive Group Co. Trong tương lai, nhiều đơn vị sản xuất khác sẽ quan tâm và có khả năng hợp tác với Tencent.
Đối với Microsoft Corp và Amazon.com Inc, Tencent đang xây dựng một hoạt động nâng cao dịch vụ game đám mây bằng cách tận dụng các tài sản hiện có của mình, trong trường hợp của công ty Trung Quốc sở hữu đế chế trò chơi rộng lớn và các kết nối sâu rộng trong ngành. Giống như các công ty Mỹ, bộ phận cloud gaming của Tencent sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu tăng 80% trong quý 3 năm ngoái lên 4,7 tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 675 triệu USD). Thành tựu này giúp thu hẹp khoảng cách với công ty ngang hàng Alibaba, với 9,3 tỷ Nhân dân tệ trong cùng thời kỳ.
Trong vòng 3 - 5 năm tới, Tencent hy vọng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đóng góp ít nhất 15% doanh thu trên nền tảng đám mây ở nước ngoài. Đội ngũ 12 người đang làm việc với vị trí cốt cán trong lĩnh vực này sẽ tăng gấp đôi số lượng vào cuối năm 2020.
Đầu năm nay, Tencent đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây nước ngoài được chứng nhận thứ 3 tại Hàn Quốc, theo chân của Amazon và Microsoft. Công ty sẽ duy trì sự tập trung vào việc nâng cao số lượng khách hàng chơi game trong thị trường lớn thứ 4 thế giới này.
Theo Game4V
Genshin Impact đầu tư hẳn một bộ manga để người chơi hiểu về cốt truyện Không chỉ sở hữu dàn nhân vật anime xinh đẹp, Genshin Impact còn mang tới một cốt truyện hấp dẫn, thậm chí cung cấp luôn full bộ truyện tranh tiếng Việt. Như đã giới thiệu trước đó, Genshin Impact là tựa game nhập vai thế giới mở đầu tiên của miHoYo - cha đẻ của Honkai Impact rất được ưa thích ở thị...