Những tựa game PC thành công nhất nhờ tính sáng tạo
Những tựa game độc đáo luôn là điều đem đến thành công và danh tiếng nhanh nhất cho các hãng sản xuất.
Trải qua một chặng đường dài trong lịch sử hình thành và phát triển, hiên nay số lượng game trên hệ PC đã đạt tới một con số khổng lồ. Và chặng đường dài đó tất nhiên không thể thiếu những cột mốc quan trọng, những tựa game mang lại nhiều ý tưởng và thay đổi lớn.
5. The Sims (Năm 2000)
The Sims cho phép người chơi thể hiện tài điều khiển và quản lí gia đình ảo của mình. Bạn được toàn quyền quyết định những gì bạn muốn. Game không thực sự có một cốt truyện, mục tiêu, hay nhân vật cố định nào cả.
The Sims xoay quanh những sinh hoạt đời sống hằng ngày, người chơi sẽ chăm sóc cho những nhân vật của mình từ thời thiếu niên cho đến lúc về già. Trò chơi thực sự là 1 điểm ngắm của những bạn nữ, một điều ít được nhắc tới trong làng game. Tuy không bao giờ kết thúc, nhưng The Sims đem lại những giây phút giải trí nhẹ nhàng và thư giãn thoái mái, nhất là khi chơi cùng người thân của mình.
4. Call of Duty 4: Modern Warfare (Năm 2007)
Diễn ra tại vùng Trung Đông, thay vì lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 ở Châu Âu, Modern Warfare đi sâu hơn lối chiến đấu thực hơn và chiến trường khốc liệt hơn. Thành công trong thể loại FPS của trò chơi đã được so sánh với tuyệt tác Halo.
Phần chơi campaign của game được đánh giá là kinh điển với nhiều pha bất ngờ và hấp dẫn. Nhưng thu hút hơn cả là mục chơi đấu mạng nhiều người có phối hợp với cả những yếu tố từ dòng game nhập vai như điểm kinh nghiệm và kĩ năng. Xu hướng này đã khiến trò chơi trở nên gần như hoàn hảo, vì còn gì bằng việc kết hợp giữa thể loại game lớn, là bắn súng và nhập vai.
3. Half-Life (Năm 1998)
Video đang HOT
Ít có trò chơi nào có cách thể hiện cốt truyện độc đáo như bản Half-Life đầu tiên. Trong hầu hết những game khác, trò chơi thường dùng những đoạn cắt cảnh, cinematic hoặc hiển thị lời thoại còn Valve Software đã thực hiện một cách dẫn dắt trực tiếp trong game vô cùng sáng tạo và tỉ mỉ để không một sai sót nào gây tác động xấu đến trò chơi. Ảnh hưởng của phong cách này vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
Nhân vật chính Gordon Freeman không được lồng tiếng và thể hiện tính cách. Thế nhưng, toàn bộ nội dung và tình tiết của câu chuyện về những người sống sót của vụ xâm lăng trái đất Black Mesa, đều diễn ra trong thời gian thực một cách xuất sắc.
2. World of WarCraft (Năm 2004)
Một trong những con át chủ bài của hãng Blizzard, World of WarXraft là một thế giới rộng lớn và phong phú với rất nhiều điều để khám phá. Đây là một trong số ít trò nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) có thể thu hút hằng triệu người, và dường như một khi đến với World of WarCraft, game thủ đã không còn biết đến sự tồn tại của từ &’chán’.
Đa số các nhiệm vụ trong trò chơi đều có nội dung và liên kết với nhau chặt chẽ như một câu chuyện tiếp diễn trôi chảy. Đánh trúng tâm lí người chơi, World of WarCraft luôn được đổi mới qua các phiên bản mở rộng hấp dẫn. Không chỉ thế trò chơi còn khuyến khích tính cộng đồng rất cao, và vì vậy chỉ có thể diễn tả bằng thành công tiếp nối thành công.
1. Doom (Năm 1993)
Thật đáng chê trách nếu một game thủ tự nhận mình là fan của thể loại FPS mà chưa từng biết đến Doom. Kiệt tác này của id Software không chỉ thỏa mãn thị hiếu của người chơi lúc bấy giờ mà còn tạo ra cả một chân trời mới cho ngành công nghiệp game. Dựa trên một số đặc điểm về góc nhìn người thứ nhất từ Wolfenstein 3D, Doom không chỉ cải tiến mà còn vượt xa người tiền nhiệm về nhiều mặt như đồ họa, âm thanh, ánh sáng.
Doom hoàn toàn đưa người chơi vào một thế giới u ám và đầy rủi ro, chết chóc. Thế nhưng đó vẫn chưa thể hiện rõ ảnh hưởng của trò chơi trong thể loại FPS. Bạn sẽ phải học cách phản xạ và thích nghi để tồn tại, vì kẻ thù lúc này đã biết phản ứng lại (dù điều này khá đơn giản so với hiện nay).
Và lần đầu tiên, mục chơi mạng cho nhiều người xuất hiện trên hệ PC. Dẫu trên thị trường đã xuất hiện vô số bản cải tiến cả về chất lẫn lượng, nhưng chỗ đứng Doom vẫn không hề thay đổi trong lịch sử làm game.
Theo Gamek
Trở về với phong cách cổ điển của Transformers
Với những đặc điểm sáng tạo và mới lạ của mình, War for Cybertron thực sự là một sản phẩm đáng chú ý.
Dường như các nhà làm game đang bắt đầu nhận ra cái giá quá đắt phải trả khi thực hiện những sản phẩm ăn theo phim ảnh. Sự tiên phong của Batman: Arkham Asylum của năm 2009 đã chứng tỏ rằng một tựa game được xây dựng trên đề tài siêu anh hùng vẫn có thể thành công nếu được phát triển đúng cách.
Giờ đây, đội ngũ High Moon Studios quyết tâm sẽ tiếp nối thành công này khi thực hiện Transformers: War for Cybertron - một tác phẩm khai thác đề tài về những robot biến hình nổi tiếng nhưng không hề ăn theo một bộ phim "bom tấn" nào. Bên cạnh đó, War for Cybertron sẽ lấy mốc thời gian là thế hệ đầu tiên của những người máy Transformers, trước khi họ bắt đầu đổ bộ lên đầu lên Trái Đất.
So với hàng loạt tác phẩm phổ biến hiện nay về Transformers, War for Cybertron có một phong cách đồ họa khó "đụng hàng" hơn rất nhiều bởi từ bối cảnh cho đến hình dáng của các nhân vật đều được khai thác từ nguyên mẫu của năm 1984. Khi đó, hành tinh Cybertron, quê hương của cả hai phe Autobot và Decepticon.
Sự khan hiếm về năng lượng đã khiến cuộc chiến tranh giành quyền lực của hai phe nổ ra. Trong đó, những người Autobot mặc dù không muốn có chiến tranh nhưng vẫn buộc phải đứng lên phản kháng vì không bao giờ chấp nhận từ bỏ quyền tự do của mình.
Trong tựa game này, người chơi vẫn có cơ hội gặp mặt các nhân vật nổi tiếng của series Transformers như Optimus, Bumblebee, Megatron hay Starscream. Những robot này được thiết kế như một phiên bản trưởng thành hơn của nguyên mẫu đời đầu. Chính nhờ thế mà War for Cybertron vẫn giữ nguyên được những phong cách vốn có, đồng thời mang tới một cảm giác mới mẻ cho người chơi.
Cuộc nội chiến của Autobot và Decepticon sẽ là bối cảnh lý tưởng để nhà sản xuất kể những câu chuyện chưa có dịp nói ra như hành trình trở thành thủ lĩnh của Optimus hay sự phản bội phe Autobot của Starscream từ trước khi hắn là một Decepticon. Bên cạnh đó, bối cảnh lạ lẫm này cũng đồng thời là cơ hội để nhà sản xuất xây dựng nhiều chi tiết hấp dẫn khác trong game.
Những phiên bản game Transformers trước đây thường khiến cho người chơi phải nhàm chán vì bối cảnh đã quá quen thuộc của Trái Đất. Tuy nhiên, War for Cybertron sẽ đem tới những trải nghiệm hoàn toàn khác như hầu hết những công trình kiến trúc hay thế giới của Transformers đều mang đậm một phong cách hiện đại của Cybertron công nghệ cao.
Đồng thời, nhà sản xuất cũng cho biết rằng để không sa đà vào lối mòn thất bại của những người tiền nhiệm, họ sẽ phát triển những yếu tố cốt lõi về gameplay trước khi lồng ghép các chi tiết của thế giới Transformers vào. Trong game không hề có hệ thống ẩn nấp như các game bắn súng ngày nay.
Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ thay thế nó bằng một chi tiết thú vị hơn - tính năng biến hình. Mỗi chiến binh Autobot hay Decepticon đều có thể chuyển hóa thành những phương tiện cơ giới với khả năng di chuyển tốc độ cao. Trong dạng thức mới, các vũ khí của họ cũng hoàn toàn khác biệt.
Chính nhờ yếu tố này mà các trận chiến trong game sẽ phát triển với một nhịp độ chớp nhoáng khác thường. Lấy ví dụ điển hình là Starscream, hắn có thể rời bỏ vị trị không có nhiều lợi thế của mình, bay về phía mạn sườn của đối phương và tấn công vào những vị trí trọng yếu.
War for Cybertron thực sự là một sản phẩm độc đáo để làm mới sức ảnh hưởng của Transformers trong cộng đồng người hâm mộ. Ngay cả ông Matt Tieger - chỉ đạo phát triển của dự án này và cũng đồng thời là một fan lâu năm của Transformers - cũng đã phải nói rằng War for Cybertron là tựa game mà ông đã phải chờ 25 năm để được chơi.
Transformers: War for Cybertron không nhất thiết phải là một tựa game hay với chất lượng hàng đầu. Chỉ cần nhà sản xuất không tạo ra nhiều lỗi khó chịu trong gameplay của nó thì tựa game này chắc chắn sẽ được các game thủ xếp vào dạng đáng chơi.
Transformers: War for Cybertron sẽ được phát hành trên các hệ máy PC, Xbox 360, PS3, Wii và DS vào ngày 22 tháng 6 năm nay.
Theo GameK
StarCraft chỉ là game "bắt chước"? StarCraft vẫn luôn được coi là một tượng đài vĩ đại của thể loại game RTS, thế nhưng sự thực không hẳn là như vậy. StarCraft là cái tên mà hầu hết những người chơi game đều biết đến như một trong những tượng đài của thể loại RTS, một trong những game có tuổi đời vào loại cao nhất, được nhiều người...