Những tựa game offline đã trở thành “huyền thoại” với các thế hệ game thủ 8-9x (p2)
Những tựa game này chắc chắn là một phần không thể thiếu trong các quán net thời xa xưa.
Ở phần trước, chúng ta đã tới với một số tựa game offline mà tên tuổi của nó đã trở thành thương hiệu đi vào lòng người. Và ở phần tiếp theo, series này sẽ còn dài hơn nữa với những trò chơi có lẽ cũng nên được liệt vào hàng kinh điển.
Yu-Gi-Oh! Power of Chaos
Chắc chắn, Vua Trò Chơi là một trong những bộ truyện mà gần như đứa trẻ nào ở thập niên 8-9x cũng đều đọc qua. Và ở đó, những quân bài ma thuật, những cái tên như Rồng Trắng Mắt Xanh, Vị Thần Sức Mạnh luôn mang tới những sự hấp dẫn, thú vị trong từng trận đấu, chi tiết. Thế nên, không lạ khi mà Yu-Gi-Oh! Power of Chaos chẳng mất quá nhiều thời gian để nhanh chóng trở thành một hit của thị trường làng game Việt.
Thực tế, có khá nhiều phiên bản game bài ma thuật Yugi Oh trên thế giới, nhưng với các game thủ Việt, Yu-Gi-Oh! Power of Chaos vẫn là cái tên quen thuộc nhất. Nối tiếp sau phần này còn là hai phiên bản riêng của Kaiba và Jonouchi nữa đấy.
Nhắc tới các tựa game tiêu khiển thời gian mà bỏ qua Road Rash thì chắc chắn là điều cực kỳ sai. Về cơ bản, tựa game đua xe này đã được ra mắt từ những năm 1990, nhưng tới tận thời điểm những năm 2000, Road Rash vẫn đang làm mưa làm gió đối với các game thủ Việt.
Video đang HOT
Xét về đồ họa hay gameplay, tựa game này chắc chắn không thể so sánh với các game đua xe khác như Need for Speed. Tuy nhiên, cái hay của Road Rash là việc bạn đang tham gia một màn đua xe bất hợp pháp, và thậm chí có thể dùng vũ khí để tấn công bộ phận bảo an kèm theo các tay đua khác trên đường. Sự gay cấn, kịch tính chính là những gì mà Road Rash mang tới cho người chơi.
Zero và X – hai nhân vật đã vô cùng quen tai với mọi game thủ Việt thế hệ ấy xuất phát từ chính tựa game Mega Man này. Nhiều người có thể gọi là Pacman cũng không sao, khi mà Mega Man vốn có khá nhiều cách gọi. Về cơ bản, chính những màn trừ gian diệt bạo, đánh boss khó chẳng kém Dark Soul bây giờ đã làm nên thương hiệu của Mega Man. Tất nhiên, trên quãng đường trừ gian diệt bạo, bạn cũng có thể thu thập thêm vũ khi mới (nếu lựa chọn X) và kỹ năng (nếu lựa chọn Zero).
Theo ý kiến của nhiều người, Zero chơi khó hơn X. Còn thực tế thế nào thì ai đã trải nghiệm rồi sẽ biết nhé.
Chắc chắn, đây sẽ là tựa game tốn nhiều thời gian, trí óc và cả thể lực nhất đối với mọi game thủ. Và thường thì các 8x xưa mới là những người cày Heroes một cách ác liệt nhất. Heroes không phải là tựa game dành cho những người thiếu kiên nhẫn, và từng bước di chuyển, chiến thuật đều phải được hoạch định kỹ lưỡng, nếu như bạn không muốn phải thêm một lần mất thời gian với trò chơi này. Nhìn chung, có lẽ nên dùng hai từ “Huyền Thoại” để nói về tượng đài này.
Những tựa game offline đã trở thành "huyền thoại" với các thế hệ game thủ 8-9x (p1)
Những tựa game này chắc chắn là một phần không thể thiếu trong các quán net thời xa xưa, đối với thế hệ game thủ 8-9x, bên cạnh những thương hiệu game đã ăn sâu vào trong tiềm thức.
Vẫn còn đó vô số những tên tuổi khác, những tựa game sinh ra tưởng như chỉ để tiêu khiển thời gian nhưng chắc chắn, một khi nhắc tới tên thì chẳng ai có thể lãng quên chúng. Tượng đài một thời như Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Online hay Gunbound.
Feeding Frenzy
Feeding Frenzy, hay còn có một cái tên khá thuần Việt là cá lớn nuốt cá bé cũng từng một thời nằm trong danh sách những top game thu hút nhiều người chơi bậc nhất. Đồ họa khá đẹp ở thời điểm bấy giờ là một điểm cộng, nhưng trên hết, Feeding Frenzy còn mang tới một phong cách chơi "cày cuốc" cực kỳ đơn giản nhưng thú vị.
Khởi đầu với một chú cá bé nhỏ xinh xinh, công việc của bạn chính là điều khiển chuột sao cho chú cá ấy có thể đi tìm nuốt những loài sinh vật có kích thước bé hơn mình để giúp bản thân trở nên to hơn. Cứ thế, cuộc hành trình bất tận ấy sẽ kéo dài mãi mãi cho tới khi bạn bị một loài cá to hơn nuốt chửng mà thôi. Đặc biệt, Feeding Frenzy còn có cơ chế saving để lưu lại quá trình của mình nhé.
Đào vàng kiểu Úc
Và nếu cảm thấy Feeding Frenzy tiêu khiển thời gian vẫn chưa đủ, các game thủ hoàn toàn có thể tới với tựa game Đào Vàng. Đúng với tên gọi của nó, nhiệm vụ của người chơi chỉ là căn làm sao để kéo được càng nhiều túi vàng càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định. Tránh kéo phải đá tảng (mất thời gian) và đặc biệt là thuốc nổ nhé.
Nếu nói đây là tựa game tiêu khiển thời gian nhiều nhất thì cũng không sai, khi mà theo một số nguồn tin thì Đào Vàng không hề có "phá đảo". Cứ chơi tới bao giờ cũng được nhé.
Virtua Cop
Trước khi có những Counter Strike, PUBG hay Call of Duty như thời điểm hiện tại, tựa game bắn súng được thế hệ game thủ 8-9x hâm mộ nhất chắc chắn phải là Virtua Cop - một trò chơi được cho là ra mắt trên nền máy SEGA còn đang rất hot lúc bấy giờ.
Thực tế, phong cách chơi của Virtua Cop gần như đã "dâng tận miệng" cho các game thủ ở những cấp độ đầu tiên, khi tâm ngắm được tự di chuyển sao cho phù hợp nhất và việc của chúng ta chỉ là bóp cò mà thôi. Cái hay của tựa game này là người chơi phải chú ý nạp đạn, chưa kể còn có chế độ multiplayer, chơi hai người một lúc nữa nhé.
Dynomite
Dynomite, hay còn được gọi là game bắn trứng tới tận thời điểm hiện tại vẫn đang là thú vui giải trí của không biết bao nhiêu game thủ. Không phân biệt tuổi tác, kỹ năng, ai cũng có thể chơi được Dynomite. Tựa game này cùng với Pikachu có lẽ đã trở thành kinh điển theo năm tháng.
Tới tận bây giờ, một số nhân viên văn phòng và thậm chí cả nhiều game thủ có tuổi vẫn rất ưa chuộng tựa game này.
Mất đi net cỏ, game thủ Việt cũng không còn khái niệm "chơi trước trả tiền sau" và một loạt những kỷ niệm đáng nhớ Toàn bộ những điều trong bài viết đều là những kỷ niệm một thời không thể quên của đại đa số các game thủ Việt thế hệ 8x và 9x. Phải thừa nhận rằng trong đời sống của game thủ thuộc thế hệ 8-9x, bên cạnh trường học thì đôi khi, chính các tiệm net cỏ lại là thứ lấy đi nhiều thời...