Những tựa game kinh dị khiến game thủ càng chơi càng tuyệt vọng
Bị bóp nghẹt hy vọng sau mỗi màn chơi, đó là những gì các game thủ cảm nhận được.
1. Five Nights At Freddy’s
Series kinh dị Five Nights at Freddys trong vài năm trở lại đây đã được rất nhiều game thủ biết đến, một phần nhờ việc nó thường xuyên xuất hiện trên kênh của các YouTuber nổi tiếng như PewDiePie. Tất cả các phiên bản của dòng game kinh dị point and click này đều có lối chơi tương tự nhau, nhưng chúng có điểm chung là đều khiến người chơi sợ hết hồn vía.
Trong Five Nights At Freddy’s phiên bản đầu tiên, người chơi sẽ được vào vai Mike Schmidt, một anh chàng bảo vệ làm ca đem tại nhà hàng Freddy FazBear’s Pizza. Nhiệm vụ của Mike rất đơn giản, canh gác 6 tiếng đồng hồ mỗi đêm và báo cáo lại những động thái lạ trong nhà hàng. Còn với người chơi thì dĩ nhiên rồi, bạn cần phải đảm bảo mạng sống của Mike.
Người chơi sẽ phải mò mẫm qua từng cánh cửa và đưa ra lựa chọn chính xác để tìm tới căn phòng an toàn. Tuy nhiên, cái khó là chẳng thể nào rất khó được đâu là căn phòng an toàn, đâu là nơi bè lũ thú bông ăn thịt kia ở đâu vì có khá ít manh mối. Dĩ nhiên là có những thứ để kiểm tra điều đó như camera, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể dùng được vì dùng nhiều sẽ hết điện. Người chơi sẽ phải tuyệt vọng và vắt óc tìm ra cách đánh bại con quái vật này.
2. Undertale
Undertale là một tựa game độc lập tuyệt vời với một cốt truyện hấp dẫn, có câu thoại pha trò tinh tế, và có một hệ thống nhân vật toàn quái vật vừa đáng yêu lại vừa đáng sợ. Nhờ có cách thức thiết kế hình ảnh 2D đơn giản và một cơ chế gameplay sáng tạo, người chơi có thể chơi đi chơi lại nhiều lần sản phẩm này mà không thấy nhàm chán.
Video đang HOT
Một trong những con trùm đáng sợ nhất của Undertale là Flowey the Flower. Bông hoa này có thể đánh bại bạn dễ dàng. Màn hình hiện lên dòng chữ Game Over, rồi sau đó Flowey bỗng dưng cho bạn cơ hội được chơi lại lần nữa. Thế nhưng, cho dù có đánh lại thì bạn cũng “no hope” đối đầu với Flowey, vì nó được sinh ra để đánh bại bạn dễ dàng.
Nhiều game thủ chọn cách chơi lại từ đầu và chọn một hướng chơi khác để tránh va chạm với Flowey. Dù vậy, hắn vẫn sẽ thách đố người chơi bằng một câu hỏi khác khiến cho người chơi phải đau đầu với nó.
3. Eternal Darkness: Sanity’s Requiem
Eternal Darkness: Sanity’s Requiem được phát triển bởi Silicon Knights và phát hành bởi Nintendo. Nó được coi là một trong những cái tên nổi bật trong thể loại game kinh dị. Trong game người chơi vào vai Alexandra Roivas đi tìm bí ẩn đằng sau cái chết của mình, khi nó có liên quan đến một thực thể ngoài vũ trụ với ý định là sẽ tiêu diệt thế giới.
Câu chuyện kỳ bí của Eternal Darkness vừa bí ẩn lại vừa rùng mình. Qua mỗi chương, người chơi sẽ đối diện với các sự kiện siêu linh khác nhau, và mỗi lần nư thế thì độ tỉnh táo được đo của thanh Sanity Meter lại bị giảm xuống. Khi thanh Sanity này giảm xuống bằng 0, người chơi sẽ nghe được những âm thanh kinh dị. Đặc biệt hơn cả, nó còn đánh lừa nhân vật chính khi tiến vào phòng tắm để kiểm tra, và thấy chính bản thân mình đang nằm trong một cái bồn đầy máu.
Những tựa game kinh dị không dành cho người yếu tim
Thể loại kinh dị có rất nhiều tựa game kinh điển, thế nhưng phần lớn game thủ đồng ý rằng chỉ những tựa game dưới đây mới xứng đáng lọt vào top "game không dành cho người yếu tim".
Kinh dị là một trong số những thể loại phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp game. Người chơi dù chuyên nghiệp hay không, dù mới chơi hay đã trải nghiệm lâu năm đều có thể dễ dàng kể ra một số cái tên nổi tiếng như Resident Evil, Silent Hill v.v... Tuy nhiên, sức hấp dẫn của một game kinh dị nằm ở chỗ người chơi không biết được điều gì sẽ diễn ra ở phía trước, chính vì thế mà các tựa game kinh dị ít tiếng tăm đôi khi mới là tuyệt phẩm.
Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earth
Ra mắt vào năm 2005 trên Xbox, tựa game kinh dị sinh tồn này dựa trên novella The Shadow Over Innsmouth của H. P. Lovecraft. Trên góc nhìn thứ nhất, trò chơi đưa người chơi vào vai một thám tử tư đang cố trốn khỏi trại tị nạn sau khi chống lại một loạt kẻ thù ma quỷ.
Một phần của HUD (Heads Up Display) của người chơi là Sanity Meter. Thước đo này càng cạn kiệt thì ảo giác rùng rợn xuất hiện càng nhiều. Tất nhiên, các sự kiện trong game được thiết kế để thước đo này tụt dần cũng như khiến người chơi trở nên ngớ ngẩn. Gameplay hành động - bắn súng khá mượt mà kết hợp với các câu đố cũng như nhiều màn hù dọa đã biến Call of Cthulhu: Dark Corners of the Earthe thành một tựa game kinh dị thú vị, dù cực kỳ đẫm máu.
At Dead Of Night
Baggy Cat, nhà phát triển game indie, miêu tả tựa game này như là "một phần giống phim kinh dị, một phần giống game kinh dị và phần còn lại giống săn ma. At Dead Of Night xoay quanh Maya, cô gái trẻ tìm đến một khách sạn hẻo lánh mà bạn bè cô đang sinh sống. Ngay từ đâu, khi Maya gặp gỡ tên chủ sở hữu đáng ngờ của khách sạn, Jimmy, cả trò chơi đã toát lên một bầu không khí chết chóc đáng sợ.
Sau khi chọn không xem chương trình hài độc thoại của Jimmy, mọi thứ đột nhiên trở lên cực kỳ tồi tệ với Maya và bạn bè cô. Từ góc nhìn của nhân vật Maya, người chơi sẽ phải vượt qua những hành lang tối tăm của khách sạn, khám phá những căn phòng trống và phải cố không chỉ tìm bạn bè Maya mà còn phải vén màn lịch sử đen tối của người sáng lập khách sạn... đồng thời bị kẻ thủ ác Jimmy rình rập mọi lúc mọi nơi. Với cơ chế thú vị, game có không ít những pha jump scare làm người chơi hết hồn.
Echo Night: Beyond
Tựa game kinh dị khoa học viễn tưởng giống như làn gió mới của thể loại game kinh dị được ra mắt vào năm 2004, dù hầu như không hề có cảnh chiến đấu. Thay vào đó, nó sử dụng bầu không khí và cảm giác bị cô lập để tạo ra cảm giác căng thẳng xuyên suốt cả trò chơi. Người chơi phải di chuyển tương đối chậm, chạm mặt các bóng ma đang cần được xoa dịu.
Cơ chế chính của trò chơi là giúp nhân vật thoát khỏi cơn đau tim gây tử vong bằng cách giữ cho nhịp tim của họ giảm xuống càng nhiều càng tốt. Cũng cần lưu ý rằng đây là một trong số ít game lấy bối cảnh ở không gian tập trung vào ma quỷ hơn so với người ngoài hành tinh.
Phasmophobia
Phasmophobia rất nổi trên Twitch và YouTube nhưng có vẻ lại không có nhiều người chơi trực tiếp. Thế nhưng, chế độ nhiều người chơi online đã biến tựa game này thành cuộc săn ma tâm lý đầy kinh hoàng. Game thủ trở thành một trong bốn nhà điều tra ngoại cảm, có nhiệm vụ tìm hiểu thêm về những hồn ma đang trú ẩn ở các vị trí khác nhau. Người chơi có thể chat voice, nhưng điểm nguy hiểm là những con ma có thể nghe thấy cuộc trò chuyện và trở nên đặc biệt kích động khi được nhắc đến tên. Với bóng ma được thiết kế ma quái và không có chức năng phòng thủ cho người chơi, nên dù chỉ có 4 người cùng chơi nhưng Phasmophobia vẫn khiến game thủ rùng mình.
Eternal Darkness: Sanity's Requiem
Tựa game này bị đánh giá thấp vì một lý do: nó chỉ khả dụng trên GameCube. Bảng điều khiển của Nitendo không hoạt động được như kỳ vọng. Hậu quả là tựa game không được nhiều người biết đến, dù chất lượng tuyệt vời. Trò chơi diễn ra tại một số địa điểm và khoảng thời gian khác nhau, yêu cầu người chơi phải giải quyết một bí mật gia đình cực kỳ bi tham có liên quan đến giáo phái quỷ dữ.
Top 10 game đỉnh nhất, biến anh em thành anh hùng bảo vệ Trái Đất (P.2) Sứ mệnh cao cả được đặt trong tay game thủ. Trong thể loại game bắn súng, anh em có thể được đóng vai những anh hùng bảo vệ Trái Đất chống lại những sinh vật ngoài hành tinh. Dù mô-típ này đã xuất hiện từ khá lâu rồi, nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ thì qua từng thời kỳ, độ...