Những tựa game khiến người chơi “méo mồm”
Rất nhiều hãng phát hành đã sử dụng cách lấy số hoặc ký tự đặc biệt thay cho chữ cái để tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm của mình và khiến người đọc “méo mồm” mỗi khi đọc tên.
Ví dụ điển hình nhất cho phong cách này là thiết kế logo của trò chơi F.E.A.R.3. Lợi dụng sự khá tương đồng giữa chữ E và số 3 (khi quay số 3 sang phải chúng ta sẽ được chữ E), Warner Bros. Interactive Entertainment đã khiến cho logo của game vừa đơn giản, dễ nhớ mà vẫn diễn tả được đây là phiên bản thứ 3 của trò chơi bắn súng góc nhìn người thứ nhất có chứa yếu tố kinh dị của mình.
Thoạt nhìn qua thì tiêu đề này chẳng có chút gì ấn tượng. Tại sao lại là 0rigins chứ không phải Origins? Tuy nhiên nếu bạn là một gamer gạo cội của dòng game Silent Hill thì chắc chắn sẽ hiểu được cách đặt tên sản phẩm này của Konami. Silent Hill: 0rigins là tựa game ra sau nhưng cốt truyện thậm chí còn nằm trước phiên bản Silent Hill đầu tiên.Vì vậy, nếu có cách nào thú vị hơn để ám chỉ điều này thay vì gọi trò chơi là Silent Hill 0 thì câu trả lời chính là Silent Hill: 0rigins.
Street Sk8er
Street Sk8er đã sử dụng triệt để yếu tố đồng âm trong tiếng Anh để tạo nên phong cách hết sức gần gũi cho tựa game trượt ván đường phố của mình. Rất dễ hiểu, Sk8er , Sk”eight”er hay Skater đều là một.
Madagascar 2: Escape 2 Africa
Cũng được đặt tên bởi phương pháp như Street Sk8er, nhưng Madagascar 2: Escape 2 Africa còn sử dụng con số 2 để ám chỉ cả hai yếu tố: Đây là phiên bản tiếp theo của loạt game Madagascar, và nội dung của nó là một cuộc đào tẩu sang Phi Châu!
Heist
Video đang HOT
Hình ảnh $ trong tiêu đề game đã nói lên tất cả. Chắc chắn nội dung của trò chơi sẽ không nằm ngoài việc tranh đoạt thứ tài sản quý báu này.
Tony Hawk’s American Wasteland
Tại sao Activision lại quyết định thay chữ A bằng một dấu sao khó hiểu? Một yếu tố thẩm mĩ nhằm câu khách hay đơn giản chỉ là một phút ngẫu hứng? Đến giờ thắc mắc này vẫn chưa có lời giải.
Thief 4
Có sự liên quan nào giữa số 4 và chữ E? Nếu đó là số 3 thì có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên, để diễn tả rằng đây là phiên bản Thief thứ 4, Eidos đã tạo nên một cái tên khá ấn tượng và phi logic là Thi4f.
Wipeout 3 và Driver 3
Có lẽ cái tên F.E.A.R.3 mang âm hưởng từ hai tựa game khá cũ này. Wip3out và Driv3r không có gì khác ngoài Wipeout và Driver.
Shadowman: 2econd Coming
Nếu bạn nghĩ rằng 2econd sẽ được giải mã giống như Sk8ter thì đó là một sai lầm rất lớn. Two-econd hay To-econd đều không có nghĩa. Theo lý giải của nhà phát hành, 2econd Coming chính là Second Coming vì số 2 trông khá giống chữ… S. Giả dụ rằng, nếu nhân vật chính của Shadowman mang tên Steve, chắc anh ta sẽ được ký hiệu bằng mật mã 2T3V3. Tuy nhiên may mắn là điều này không phải sự thật.
Theo Gamek
Những tựa game đối kháng cũ mà hay
Cùng nhau điểm lại các tựa game đối kháng lâu đời nhưng vẫn đầy sức hút trong lịch sử của thể loại game này.
Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp game, hàng loạt những trò chơi mới ra đời với hàng loạt cải tiến về gameplay, cốt truyện, đồ họa cũng như phong cách. Tuy nhiên, có những trò chơi luôn chiếm một vị trí nhất định trong trái tim của mỗi game thủ. Fighting games (hay những trò chơi đối kháng) chính là một trong những thể loại game như vậy.
Là nguyên nhân dẫn đến... vô số nút bấm hỏng hóc của những tay cầm và thiết bị chơi game, fighting games luôn mang đến cho các game thủ những giây phút chiến đấu căng thẳng, gay cấn cũng như niềm vui chiến thắng hân hoan nhất. Có thể kể ra những tượng đài trong thể loại game này như: Street Fighter, Tekken, Soul Calibur... Chúng ta hãy cùng nhau ngược dòng lịch sử của thể loại trò chơi đối kháng này để ôn lại những tựa game cũ mà hay, những trò chơi giờ đây đã trở thành huyền thoại.
Street Fighter 3
Được phát hành vào năm 1997, Street Fighter 3 xuất hiện đúng vào giai đoạn thoái trào của hệ máy thùng, đất thánh trước đây của thể loại này. Những chiếc máy console nhỏ gọn giờ đây bắt đầu chiếm lĩnh thị trường vì tính thuận tiện, nhỏ gọn và không kém phần mạnh mẽ của mình. Mặc dù vậy, Street Fighter 3 vẫn đoạt được những thành công nhất định nói riêng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thể loại game đối kháng nói chung.
Hệ thống nhân vật phong phú, gameplay hấp dẫn và cân bằng, cơ chế tạo hình mượt mà là những yêu tố khiến cho Street Fighter 3 trở thành một trong những tựa game không thể thiếu trong danh sách sưu tập của tín đồ của thể loại game này. Nó không những đã kế thừa thành công của đàn anh Street Fighter 2 mà còn trở thành một hình mẫu để những kẻ kế vị phải noi theo.
Soul Calibur
Được mệnh danh là vua của thể loại tactical fighting game, Soul Calibur đã mang đến cho game thủ những trải nghiệm hết sức mới mẻ. Mang trong mình những vũ khí có một không hai, hệ thống nhân vật thiết kế đẹp mắt, những đòn combo hoàn hảo, Sould Calibur không chỉ chứng minh được vị thế của mình mà còn đem đến sự thách thức cho những vị tiền bối như Street Fighter hay Tekken.
Đoạt danh hiệu "Tựa game đối kháng thành công nhất trên hệ máy Dreamcast" với số lượng tiêu thụ hơn 1 triệu bản là minh chứng rõ rệt nhất cho sự thành công của Soul Calibur. Là một trò chơi thuộc dạng tactical fighting game, người chơi chỉ thực sự bị cuốn vào game khi thanht thạo những đòn combo nhất định. Soul Calibur đã tận dụng rất tốt yếu tố này để khiến các game thủ dành hàng giờ liền trong thế giới của mình.
King of Fighters 98
Tựa game của SNK chính là ông vua của thể loại game đối kháng trên hệ máy thùng. King of Fighters 98 chứa gần hết những nhân vật đã từng xuất hiện trong các trò chơi của SNK. Không chỉ vậy, trò chơi còn sở hữu một hệ thống chiêu thức và combo tuyệt vời. King of Fighters 98 đã đem đến cho các game thủ đủ mọi lứa tuổi những giây phút giải trí hết sức hấp dẫn và tuyệt vời.
Tuy nhiên, một số khuyết điểm đã khiến King of Fighters 98 mất điểm trước các đối thủ của mình. Cụ thể, với quá nhiều nhân vật xuất hiện, trò chơi đã bị đặt một câu hỏi rất lớn về tính cân bằng trong gameplay. Thêm vào đó, vấn đề lớn nhất với King of Fighters 98 lại là thất bại trên các hệ máy console. Đó là sự xuất hiện của một bản game đầy khiếm khuyết trên Neo Geo cũng như PlayStation 1.
Mortal Kombat II
Được biết đến nhiều hơn với cái tên "Rồng Đen", Mortal Kombat II được coi là phiên bản toàn diện nhất trong toàn bộ serie trò chơi này. Mortal Kombat I khá thành công, đặc biệt là trên hệ máy arcade. Nhưng nó lại bị chỉ trích khá nhiều về tính cân bằng giữa các nhân vật.
Ví dụ, Scorpion và Sub-Zero được coi là quá "imba" khi rất khó bị đánh bại nếu sử dụng các nhân vật khác. Nhận ra khuyết điểm của mình, Mortal Kombat II không chỉ sửa chữa lỗi này mà còn thêm vào rất nhiều nhân vật mới, nâng cấp đồ họa và đặc biệt là những đòn kết liễu "Fatality" đã trở thành thương hiệu của mình.
Street Fighter II
Street Fighter II được coi là "lão làng" của tất cả các trò chơi đối kháng. Đã có không ít những bài báo, review được viết ra chỉ để ca ngợi sức hấp dẫn, thành công và tầm quan trọng của Street Fighter II trong lịch sử ngành công nghiệp game.
Street Fighter II gần như sở hữu tất cả những yếu tố mà một tựa game đối kháng đỉnh cao cần phải có: hệ thống nhân vật phong phú và cân bằng, những bài soundtrack phù hợp với tiết tấu trò chơi, một gameplay hấp dẫn nhưng không quá khó để làm quen. Sức nóng của Street Fighter II lớn đến nỗi Capcom đã phát hành nó gần như trên tất cả các hệ máy chơi game hiện hành vào thời điểm bấy giờ.
Tóm lại, 5 trò chơi được đề cập ở trên được coi là thành công không chỉ bởi sự hấp dẫn của nó mà còn bởi tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của các trò chơi về sau này. Vẫn còn đó những tựa game đối kháng hấp dẫn như Samurai Spirits, Tekken hay Bloody Road. Tất cả chỉ càng góp phần khẳng định rằng gia đình fighting games đã, đang và sẽ luôn luôn có những thành viên sáng giá.
Theo Gamek
Digital Chocolate đạt doanh số 4 triệu game bán ra qua Nokia Ovi AppStore là một tên tuổi quá lớn che phủ thị phần chợ ứng dụng và vì thế, khi Digital Chocolate đạt doanh số hàng triệu lượt tải ở Nokia Ovi thì đó quả là một điều đáng ngạc nhiên. Câu truyện về những ứng dụng đạt doanh số triệu đô sau vài ngày bán ra trên AppStore đã trở thành bão hòa bởi...