Những tựa game cực hay nhưng thường bị người chơi bỏ qua một cách đầy nuối tiếc
Bằng một cơ duyên nào đó, bạn đã tìm ra trò chơi video yêu thích của mình.
Ai cũng có những cơ duyên như vậy, khi mà ngày nay, các trò chơi được quảng bá một cách rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông hơn, thì cơ hội cho người chơi tìm được trò chơi yêu thích của mình cũng cao hơn.
Trước khi internet được phổ biến như hiện nay, các game thủ thời bấy giờ chủ yếu lựa chọn trò chơi qua hình thức truyền miệng giữa bạn bè, hoặc qua các tạp chí như Nintendo Power và Electronic Gaming Weekly. Những tạp chí này có một sức mạnh quyết định đến việc trò chơi nào sẽ bán được nhiều, hay video game nào sẽ thất bại. Mặc dù giờ đây, khi mà thế giới thông tin đã được mở rộng hơn rất nhiều, vẫn có những trò chơi đã bị người dùng bỏ qua một cách đáng tiếc. Danh sách sau đây bao gồm những trò chơi vì một lý do nào đó đã bị người chơi bỏ qua, có thể nhiều người trong chúng ta còn không biết đến sự tồn tại của nó.
Nhà phát triển Techns của Nhật Bản đã mang một vài tựa game nổi tiếng trở lại NES vào những năm 80 và có lẽ sản phẩm nổi tiếng nhất là Double Dragon brawler co-op. Nhưng người hâm mộ và các nhà phê bình đều yêu thích Kunio-kun. Tuy nhiên mọi người đã không để ý đến River City Ransom, trò chơi là một bản beat-em-up đầy sắc thái với các yếu tố RPG mạnh mẽ đáng kinh ngạc và hoàn toàn đi trước thời đại.
Được phát hành lần đầu tiên tại Nhật Bản với tên Downtown Nekketsu Monogatari vào mùa xuân năm 1989, River City Ransom đã đến vơi Bắc Mỹ vào năm 1990, sau đó là một bản phát hành PAL tại Châu Âu với tên Street Gangs vào năm 91. Tuy nhiên trò chơi đã không phát triển được ở thị trường phương tây.
River City Ransom sau đó vẫn có được một lượng fan nhỏ, đó là những người hâm mộ NES, và thậm chí sau đó trò chơi đã được phát triển trên PC. Dù rằng có số lượng ít người biết đến River City Ransom, nhưng trò chơi được ING đánh giá khá tốt.
Spider-Man thực sự rất thành công khi ra mắt, trò chơi này trở thành tiêu chuẩn vàng cho các video game hành động của siêu anh hùng trên định dạng 3D sau khi phát hành trên PlayStation vào năm 2000. Trò chơi có lối chơi đặc biệt, cộng với hiệu ứng lồng tiếng và cốt truyện háp dẫn khiến nó trở thành cơn sốt trong một thời gian dài. IGN đã nói rằng : ” đây là trò chơi điện tử về người nhện hay nhất từ trước đến giờ “.
Video đang HOT
Nhưng sau thành công vang dội ấy của Spider-Man, người ta tự hỏi tại sao phần 2 của trò chơi được phát hành vào năm 2001 có tên Spider-Man 2: Enter Electro lại không có được thành công như vậy. Dù trò chơi đã được cải tiến về chất lượng hình ảnh lẫn nội dung.
Một số lý do đã được đưa ra để giải thích việc này. Có thể do trò chơi đã bị trì hoãn ngày ra mắt để các nhà phát triển xóa hết những cảnh có mặt tòa tháp đôi đã bị tấn công vào ngày 11-9. Có lẽ cũng chính việc cắt bỏ các cảnh này đã làm trò chơi nhận thêm sự phê bình về việc trò chơi có thời lượng quá ngắn.Nhưng vượt qua những điều này, vẫn có một số fan của Người Nhện tìm được ra “trò chơi siêu anh hùng hay nhất cho PSX” theo như lời của một số nhà phê bình.
SOCOM 4
SOCOM 4 là sản phẩm của ZipperInteractive và Sony Computer Entertainment, trò chơi thực sự đã vượt xa các tựa game bắn súng góc nhìn thứ 3 được phát hành vào năm 2011, nhưng chính sự xuất hiện quá muộn màng của trò chơi đã khiến cho nó bị mọi người lãng quên. Socom 4 mặc dù được đánh giá là hoàn thiện nhất trong thể loại game bắn súng lén lút, với cách diễn giải siêu thực về hành động quân sự. Trò chơi thực tế được đánh giá còn cao hơn cả những tựa game nổi tiếng của thể loại này như Tom Clancy’s Ghost Recon và Rainbow Six.
Trước khi PS4 cải tổ toàn bộ nền tảng giao diện điều khiển của họ, PlayStation Network của Sony đã phải vật lộn để theo kịp hiệu suất mượt mà của Xbox Live đến từ hãng Microsoft. Người dùng Xbox khi đó có được trải nghiệm voice chat và chế độ chơi online vô cùng xuất sắc, chính điều này đã góp một phần ảnh hưởng đến thành công của Socom 4. Trò chơi chỉ có khoảng 2 năm thành công, thời điểm mà các máy chủ online của nó đang phát triển mạnh mẽ trước khi bị Xbox bỏ lại phía sau.
Demon’s Crest
Trò chơi đến từ nhà phát triển Nhật Bản Capcom trên SNES này thực sự rất độc đáo. Thay vì đóng vai người hùng, diệt trừ yêu quái như Ghosts ‘n Goblins hay Castlevania của Konami, người chơi Demon’s Crest sẽ điều khiển Firebrand (nhân vật phản diện khổng lồ từ Ghosts ‘n Goblins ).
Giống như Ghosts ‘n Goblins , Demon’s Crest là một trò chơi đòi hỏi người chơi cần có những kỹ năng nhất định để vượt qua các nhiệm vụ. Nhưng không hoàn toàn giống như Ghosts ‘n Goblins, Demon’s Crest đã không tạo được sức chú ý với các game thủ khi được ra mắt vào năm 1994.
Nintendo Life đã bình luận rằng : ” Thật khó để tìm ra điểm gì khiến mọi người không thích ở Demon’s Crest, mặc dù trò chơi đòi hỏi một số kỹ năng, nhưng nếu bạn thích Ghosts, bạn sẽ yêu thích game spin-off này”. Nhưng dù mọi người có đánh giá Demon’s Crest cao thế nào đi chăng nữa, trò chơi cũng đã bị mọi người bỏ qua một cách đáng tiêc.
Theo GameK
Tam Quốc Vi Diệu đã rất thành công trong việc... cho người chơi ăn 1 "cú lừa" cực mạnh
Đến mức mà ngay cả những game thủ kỳ cựu, lâu năm nhất cũng phải giật mình khi biết được sự thật về Tam Quốc Vi Diệu, "cú lừa" này quả là một pha đáng nhớ.
Theo bạn, yếu tố đầu tiên đưa người chơi bất kỳ đến với một tựa game là gì? Đó sẽ không phải là lối chơi hoa mỹ, cốt truyện ly kỳ hay cộng đồng người chơi đông vui... Ừ thì trước khi game ra mắt, ai có thể kiểm chứng được chất lượng của những yếu tố trên như thế nào mà dám khẳng định? Không, thứ quan trọng nhất để dẫn dắt game thủ đến với thế giới ảo hoàn toàn mới chính là những hình ảnh hay đoạn clip mà trò chơi đó hé lộ từ những giai đoạn đầu tiên.
Đối với nhiều người chơi lâu năm đã có kinh nghiệm chinh chiến trong vô số sản phẩm khác nhau, cái chuyện nhìn hình ảnh, xem clip mà... đoán được cả cách chơi vốn dĩ đã không còn xa lạ. Nếu bạn đọc cũng từng cảm giác được rằng "ồ, tựa game này nhìn quen thế, hình như là game thẻ tướng" thì xin thưa, bạn không phải người duy nhất có suy nghĩ như vậy đâu.
Và để cho những hình ảnh, clip có đủ sức hút khiến cho user tò mò, phải lặn lội vào fanpage để hóng ngày ra mắt thì hẳn là chúng sẽ được quay chụp tỉ mỉ, chi tiết lắm. Làm sao mà chỉ cần nhìn một phát, người xem cảm thấy yêu luôn tựa game đó thì quả là không hề đơn giản. Ấy vậy nhưng, trở lại với tựa game Tam Quốc Vi Diệu, nó đã làm quá tốt ở công đoạn này, đến mức mà người chơi nhận phải "cú lừa" cực mạnh, cho đến giờ vẫn còn bàng hoàng.
Vì sao lại như vậy? Bởi trong toàn bộ những gì mà Tam Quốc Vi Diệu "show " trước ra mắt, người ta đã có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy màu sắc, với những hiệu ứng kỹ năng lóa mắt hay vô vàn trận giao tranh kịch tính, gay cấn. Rồi lại thêm cả cơ chế "đẩy tướng" độc nhất vô nhị, cuộc chiến khốc liệt nay lại trở thành màn "húc nhau rớt vực" khá hài hước, không ở đâu có. Toàn bộ những thứ ấy vô tình khiến cho nhiều người chơi hiểu nhầm về tính chiến thuật của Tam Quốc Vi Diệu và nghĩ, tựa game này hóa ra cũng chỉ thiên về tính giải trí, "fun fun" mà thôi.
Kết quả là, sau vài tuần trải nghiệm bản chính thức, nhiều người chơi đã suýt thì "ngã ngửa" vì trước đó đã lỡ "khinh thường" gameplay của Tam Quốc Vi Diệu. Trên thực tế, khác hẳn với clip hay hình ảnh trước đây, để chiến thắng một trận đấu trong tựa game này lại rất cần não. Người chơi phải xem xét đến nhiều yếu tố như tướng, kỹ năng, thú cưỡi, thời tiết, địa hình... hay thậm chí, còn phải PK bằng tay nếu cần.
Quả thật, ẩn dưới những màu sắc trẻ trung, tươi mới của tựa game là cả hệ thống gameplay sâu sắc và "hack não" không thua kém bất kỳ đối thủ nào. Đây đích thị là một "cú lừa" lớn nhưng không hề phản cảm mà lại khiến người chơi càng thích thú trải nghiệm, tìm tòi sâu hơn về lối chơi, quyết tạo ra những chiến thuật độc, dị nhất.
Chẳng nói đâu xa, mặc dù ban đầu, Triệu Vân là vị tướng quốc dân, người người nhà nhà đều cố gắng sở hữu nhưng đến nay, đã có rất nhiều nhân tố mới nổi, đại diện cho các hướng meta riêng biệt. Nhìn khắp các BXH, việc những Top server sử dụng cùng chiến thuật, cùng đội hình với nhau là cực kỳ hiếm gặp. Điều này cho thấy Tam Quốc Vi Diệu sở hữu rất nhiều hướng đi để người chơi khai thác, phần nào giúp đa dạng hóa các phong cách chiến đấu của mỗi game thủ.
Rất khó để đánh giá một tựa game hay hoặc dở vào thời điểm này, khi mà hàng loạt sản phẩm cùng ra mắt và xâm chiếm thị trường. Thế nhưng, để tìm thấy một sân chơi mà đưa chúng ta từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, để mỗi phút giây trải nghiệm lại là niềm vui mới khi nhận ra được những giá trị đích thực thì quả là rất hiếm. Và Tam Quốc Vi Diệu với màn trình diễn đặc sắc đã đang và sẽ tiếp tục quyến rũ nhiều fan của thẻ tướng chiến thuật hơn nữa.
Tải game chỉ với 1 click:
https://tamquocvidieu.vn/taigame
Theo GameK
PUBG Mobile VS Free Fire đơn thuần chỉ là tựa game cùng thể loại, sao lại hay được mang ra để so sánh ai hơn ai? Đến nay vẫn nhiều ý kiến tranh luận về sự hơn thua giữa PUBG Mobile và Free Fire. Thực tế, đây là hai trò chơi cùng thể loại được đông đảo người chơi quan tâm mà không nên có sự phân biệt nào hết. Về mặt cơ bản, lối chơi của Free Fire, PUBG Mobile đều giống nhau. Đều là một số lượng...