Những tư thế ngủ tốt nhất giúp giảm đau lưng
Hiện có rất nhiều người bị đau lưng, đặc biệt là đau ở thắt lưng. Căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày có thể đặt thêm gánh nặng lên lưng.
Đau lưng không phải do các bệnh nghiêm trọng gây ra, mà thường do căng thẳng thần kinh hoặc giãn cơ do tư thế xấu, vị trí nằm ngủ sai lệch và các thói quen sinh hoạt khác.
Rất may là, có một số mẹo giúp giảm đau thắt lưng vô cùng hiệu quả khi ngủ, cải thiện chất lượng cuộc sống sau đây, theo Express.
Nhiều trường hợp đau vào ban đêm và buổi sáng là do thói quen tư thế và tác phong vận động gây ra đau thắt lưng.
Đĩa đệm hoạt động như một miếng đệm giảm xóc cho các đốt sống. Mỗi đĩa đệm có thành phần chính là nhân nhầy.
Nhân nhầy của đĩa đệm là một chất dịch, hơi nhầy, trong suốt không có màu. Thành phần chủ yếu của nhân nhầy là các Proteoglycans.
Nhân nhầy có tính ngậm nước khá cao. Ở trẻ em có 80% nước, còn ở người lớn là 60%.
Khi có lực tác động hoặc tổn thương, nhân nhầy thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm bị xẹp xuống phân tán lực ở đĩa đệm và bảo vệ cột sống. Khi lực tác động mất đi, nhân nhầy lại hấp thụ nước và phình to ra trở lại.
Chính vì vậy, đĩa đệm sẽ đầy chất dịch vào buổi sáng, sau một đêm giãn ra, khiến cho một người trở nên nhạy cảm hơn với các triệu chứng đau lưng do tác động của trọng lực, vào đầu ngày – khi cơ thể bắt đầu vận động trở lại, theo Express.
Những cách ngủ tốt nhất để giúp giảm đau thắt lưng bao gồm:
1. Kê gối
Đặt một chiếc gối dưới đầu gối có thể giúp làm phẳng lưng, làm giãn các đốt sống nơi các dây thần kinh bị chèn ép, làm cho dây thần kinh hết bị chèn ép.
Video đang HOT
Đặt một chiếc gối bên dưới hông và vòng eo, giúp giãn các đốt sống chèn ép vào các dây thần kinh ở thắt lưng, làm cho các dây thần kinh hết bị chèn ép và giảm tình trạng căng ở thắt lưng.
- Ngủ nằm nghiêng một bên
Hãy thử đặt một chiếc gối bên dưới bụng, giữa xương sườn và xương chậu. Vị trí này nâng đỡ sườn sẽ nâng cột sống về vị trí tốt hơn.
2. Thử ngủ trên tấm nệm khác
Nếu bị đau lưng và đã thử hết các cách kê gối mà vẫn không bớt đau, thì hãy thử ngủ trên giường khác.
Một cách tuyệt vời để biết có phải nệm là thủ phạm gây đau lưng không, là thử ngủ trên giường khác, theo Express.
3. Vận động nhẹ vào sáng sớm
Vì buổi sáng là khi các đĩa đệm cột sống chứa nhiều chất dịch hơn từ việc giảm bớt chèn ép sau một đêm nằm ngủ, nên cần phải giải phóng bớt chất dịch ra khỏi đĩa đệm vào buổi sáng.
Chất dịch dư thừa sẽ thoát bớt khỏi đĩa đệm sau khi cột sống về vị trí thẳng đứng, tuy nhiên điều này cần một chút thời gian.
Khi các đĩa đệm chịu sức ép của chất dịch bên trong, vấn đề đau thắt lưng có thể nhạy cảm hơn. Đó là lý do tại sao nhiều người cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng.
Ngoài ra, cần chú ý các điều sau
ừ từ rời khỏi giường và đảm bảo không thực hiện bất kỳ hoạt động gắng sức nào khi mới thức dậy.
Giữ cột sống ngay ngắn khi ngủ là điều quan trọng nhất để tránh đau lưng.
Cần phải hết sức cẩn thận khi xoay người trên giường vì lưng có thể bị vặn xoắn trong quá trình chuyển động xoắn và xoay.
Luôn di chuyển phối hợp toàn bộ cơ thể thật nhịp nhàng ăn khớp, thắt chặt phần chính giữa cơ thể -từ xương cụt kéo dài đến xương chậu.
Trang Dung
Theo nguoiduatin
Mỗi năm có 40.000 người Việt tự tử vì trầm cảm: 9 dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn cũng không thể ngờ tới
Có một sự thật là khi bản thân có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Mỗi ngày trên mặt báo, chúng ta đã đọc biết bao thông tin về tình trạng mắc trầm cảm. Trước kia ai cũng nghĩ đây là một căn bệnh nhẹ, nhưng sau hàng loạt những thông tin người trầm cảm tự tử hay giết người đã khiến cả xã hội phải thay đổi cái nhìn về căn bệnh này.
Có lẽ, ít ai có thể ngờ con số người tự tử do trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam lại lớn đến vậy - 40.000 người mỗi năm là con số thống kê trong một báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). Cũng trong báo cáo này, số liệu cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn về tầm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Có một sự thật là khi có những dấu hiệu mắc trầm cảm, nhiều người vẫn không hề biết. Vì thế, bệnh tình trở nên trầm trọng, dẫn đến việc tự tử hoặc giết người để thỏa mãn cảm xúc.
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà nhiều người không ngờ tới
Phải làm gì khi bạn thấy mình có dấu hiệu bị trầm cảm
Nếu bạn thấy mình có nhiều dấu hiệu bị trầm cảm thì tốt nhất là nên nói chuyện với các chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn hãy chủ động làm các việc này để giúp mình tự điều trị bệnh trầm cảm:
- Giảm căng thẳng bằng việc ngồi thiền, tập thở sâu hoặc tập yoga.
- Cải thiện lòng tự ái thông qua việc thể hiện những mặt tích cực của bản thân.
- Tích cực giao tiếp với người khác.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn một chế độ cân bằng, vừa phải.
- Nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ.
- Gia nhập các nhóm về bệnh trầm cảm để xin thêm lời khuyên.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm
Nếu muốn phòng tránh bệnh trầm cảm, bạn buộc phải quan tâm hơn đến cuộc sống của mình bằng cách:
- Không làm việc, học tập quá sức... Hãy dành thời gian để thư giãn, tận hưởng cuộc sống.
- Hãy dành thời gian cho các sở thích của mình, nên có khoảng thời gian rảnh để thực hiện những việc mà mình yêu thích.
- Nên tách rời bản thân khỏi mạng xã hội, hãy dành thời gian để trò chuyện, giao tiếp với mọi người ở bên ngoài.
- Thường xuyên vận động, tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Không nên giữ kín những tâm sự của bản thân mà nên tìm người để cùng sẻ chia, giúp đỡ.
Nguồn: medicalnewstoday, womenshealthmag/Helino
Tư thế ngủ tác động tới sức khỏe con người như thế nào? Tư thế ngủ hợp lý rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người. Ngủ ngon có nhiều lợi ích - không chỉ giúp cơ thể hồi phục mà còn khiến não hoạt động tốt hơn. Tư thế ngủ tác động tới sức khỏe con người như thế nào? Tư thế ngủ nào tốt nhất cho sức khỏe? Có nhiều yếu...