Những trường hợp tuyệt đối không nên ăn tôm kẻo nguy hại tới sức khỏe
Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta ăn tôm cũng tốt.
Không ăn tôm tái, sống
Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.
Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.
Vỏ tôm không giàu canxi như bạn tưởng
Rất nhiều người cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chúng có nhiều canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin – một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm. Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Bị ho không nên ăn tôm
Đang bị ho mà ăn tôm sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ thống hô hấp của người bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến bệnh sẽ lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Ăn mắt tôm có bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này. Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Không ăn tôm cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Video đang HOT
Đặc biệt không nên uống vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Thực hư quan niệm phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm
Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng. Lưu ý, phải chế biến kỹ thịt tôm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tôm chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng vẫn có trường hợp phải kiêng kỵ và hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Những 'đại kỵ' khi ăn tôm không phải ai cũng biết
Tôm là món ăn rất bổ dưỡng nhưng lại phải đặc biệt lưu ý khi ăn. Bởi có những người nên hạn chế ăn tôm, hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường.
Ảnh minh họa: Internet
Tôm là một món ăn rất giàu protein, nhưng lại chứa lượng chất béo rất thấp so với các loại thực phẩm có nguồn gốc hải sản. Vì thế, tôm luôn là thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo.
Tuy nhiên, dù tôm có tốt như vậy, nhưng không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Trong trường hợp ăn sai cách, không những không mang lại lợi ích cho cơ thể, mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan liên quan. Sau đây là nhóm người nên hạn chế ăn tôm, hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường.
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị đau mắt đỏ
Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá...
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.
Ảnh minh họa: Internet
Người đang có triệu chứng viêm
Tôm là nhóm thực phẩm có thể khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều iốt, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Những quan niệm sai lầm khi ăn tôm
Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe?
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,... nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Ăn mắt tôm bổ mắt?
Trong dân gian nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu của cá nhà khoa học thì trên thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Nên khi ăn phần đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.
Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C?
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn vỏ tôm chứa nhiều canxi?
Nhiều người vẫn thường xuyên quan niệm, ăn nhiều vỏ tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì chất canxi có rất nhiều trong vỏ tôm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng phần thịt tôm mới là phần chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất
Thực chất vỏ tôm được cấu tạo từ chất kittin - cấu tạo nên vỏ của loài giáp xác, chúng không hề chứa canxi, ngược lại còn khiến cơ thể khó tiêu hóa. Thói quen ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ bị hóc vỏ tôm vô cùng nguy hiểm.
Vừa uống bia vừa ăn tôm
Có lẽ thói quen này là điều mà nhiều người làm. Tuy nhiên, nếu kết hợp bia và tôm trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cụ thể, nếu thường xuyên dùng tôm để làm mồi nhắm mỗi khi uống bia sẽ khiến cơ thể sản sinh và đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric (nguyên nhân gây ra các bệnh về sỏi thận, bệnh gout,...). Khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương và mô mềm từ đó dẫn đến mắc bệnh gout, viêm khớp xương và các mô mềm, cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cảnh báo: Virus corona tấn công toàn bộ cơ thể, từ chân lên tới đầu Khi virus corona mới chỉ được biết đến gây ra các vấn đề hô hấp chết người, một nghiên cứu mới đã chỉ ra vô số cách thức khác mà căn bệnh này có thể tàn phá toàn bộ cơ thể. Virus SARS-CoV-2 tấn công tất cả các bộ phận của con người. Thông qua số liệu đang ngày một được củng cố...