Những trường hợp người lái xe phải giảm tốc độ khi lưu thông
Dưới đây là 12 trường hợp mà người điều khiển phương tiện giao thông phải giảm tốc độ xe khi lưu thông.
Khi gặp các trường hợp cụ thể như: có biển cảnh báo, qua nơi đường bộ giao nhau, qua cầu, cống… người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép. Ảnh minh họa: IIHS
Hiện nay, tốc độ tối đa của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đã được quy định rõ tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT (Từ tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư đến tốc độ tối đa trên đường cao tốc).
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép hoặc có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận.
Video đang HOT
4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.
5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước.
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.
11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi.
12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Bỏ thói quen đánh lái chết nếu không muốn ô tô thành "sắt vụn"
Đánh lái chết là một trong những thói quen không ít lái xe mắc phải. Nếu cứ duy trì thói quen này, chiếc ôtô của bạn nhanh chóng xập xệ, hỏng hóc...
Đánh lái chết là việc quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe không quay. Xe nằm im nhưng bánh vẫn lia sang phải - sang trái. Nếu lái xe duy trì thói quen này thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới nhiều bộ phận của ôtô.
Đánh lái chết nhiều gây hại hệ thống đánh lái
Khi bạn đánh lái chết nghĩa là toàn bộ bơm, thước lái, rô tuyn... đều phải hoạt động ở mức cao nhất. Ví dụ, chiếc ôtô bạn đang điều khiển không có trợ lực, khi đánh lái chết ma sát rất lớn, tay lái tài xế sẽ nặng. Dù người lái không cảm nhận được nhưng máy phải hoạt động nhiều, không có lợi.
Bỏ thói quen đánh lái chết khi lái xe ôtô nếu không muốn xe nhanh hỏng. Đồ họa: M.H
Mòn lốp trước
Khi xe đang đứng yên, lái xe thực hiện đánh lái chết nghĩa là lốp xe bị chà sát lên mặt đường, không tốt cho lốp xe. Nếu có một vài viên đá hay thủy tinh nhỏ nằm ngay bên dưới chỗ lốp tiếp xúc với mặt đường thì khả năng lốp bị xước mòn.
Đánh lái chết gây cản trở việc cảm nhận hướng xe
Người mới tập lái ôtô rơi vào trường hợp xe đang đứng yên, vặn vô lăng đi hướng khác nhưng không biết nên đi về đâu. Điều này rất nguy hiểm, dễ xảy ra va chạm nếu có chướng ngại vật gần.
Do những nguy cơ tiềm ẩn đó, tốt nhất bạn nên căn trước góc quay để đánh hoặc trả lái khi xe còn đang chuyển động, kể cả ở tốc độ rất chậm. Bên cạnh đó, bạn nên luyện thói quen khi xe dừng dừng đánh lái; không đánh lái khi xe chưa chuyển động.
Tuy vậy, trong những trường hợp thực sự cần thiết, hoặc không có giải pháp nào khác như: Ra vào chỗ đỗ xe quá chật hẹp, phải dí sát đầu đuôi với xe khác hoặc bờ tường hay gốc cây... thì vẫn phải chấp nhận đánh lái chết. Nhưng bạn cũng không nên tạo thành thói quen thường xuyên sử dụng thao tác này.
Khi lái xe tốc độ cao, để đảm bảo an toàn hãy chú ý những điều sau Khi lái xe ở tốc độ cao, hàng loạt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra với bạn, hãy nắm rõ những nguyên tắc dưới đây để giữ an toàn cho bạn và người thân. Tránh ngồi sai tư thế Khi chạy nhanh, tài xế lưu ý tư thế ngồi phải thoải mái và dễ hoạt động nhất. Tùy vóc dáng...