Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
Xin cho biết cụ thể về phạm vi, mức hưởng và các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT)?
Điều 21 Luật Bảo hiểm Y tế 2008, quy định phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT như sau: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh…
Điều 22 quy định về mức hưởng BHYT như sau:
Thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân Người có công với cách mạng Trẻ em dưới 6 tuổi
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã
95% chi phí khám, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật Người thuộc hộ gia đình nghèo người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
Video đang HOT
80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Các trường hợp không được hưởng BHYT:
Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng khám sức khỏe xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt sử dụng vật tư y tế thay thế khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa khám, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích khám, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học…
Theo vietbao
Lưu ý khi nạo hút thai
Có một số trường hợp dù đã thực hiện biện pháp tránh thai nhưng vẫn có thể bị mang thai vì không thực hiện thường xuyên và đúng cách. Và thủ thuật hút thai chỉ được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ và sự tự nguyện hoàn toàn của người phụ nữ.
Để thực hiện việc kế hoạch hóa gia đình và sinh con theo ý muốn, người phụ nữ có thể sử dụng nhiều biện pháp tránh thai khác nhau. Đối với mỗi người thì trong mỗi thời gian sẽ có các biện pháp tránh thai phù hợp để chọn lựa.
Có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau như sử dụng bao cao su, viên uống tránh thai kết hợp, viên thuốc tránh thai có progestin, tiêm thuốc tránh thai, viên thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt dụng cụ tử cung...
Biện pháp tránh thai có hiệu quả sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng biện pháp tránh thai đã chọn lựa áp dụng có thường xuyên và đúng cách hay không. Vì vậy, với sự tư vấn của cán bộ y tế, người phụ nữ sẽ quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp đối với mình để có thể áp dụng hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, có một số trường hợp mặc dù đã thực hiện biện pháp tránh thai đã chọn lựa nhưng vẫn có thể bị mang thai vì không thực hiện biện pháp tránh thai thường xuyên và đúng cách. Khi đã lỡ mang thai, có nhiều người rất chắc chắn khi quyết định lựa chọn hình thức phá thai nhưng vẫn có một số người khác cảm thấy do dự về điều này. Cán bộ y tế sẽ giúp đỡ và đưa ra những quyết định phù hợp nhất thông qua sự tư vấn thân thiện và đáng tin cậy. Thủ thuật hút thai chỉ được thực hiện khi người phụ nữ hoàn toàn tự nguyện và ý thức được quyết định của mình.
Tại phòng khám chuyên khoa, hút thai chân không được thực hiện cho thai nhỏ hơn 7 tuần. Túi phôi thai được lấy ra bằng một ống hút nhỏ. Thủ thuật này được tiến hành trong vòng từ 5 đến 10 phút, rất đơn giản và an toàn.
Khi hút thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy hơi đau trong quá trình thực hiện thủ thuật, thông thường có cảm giác giống như đau khi đang hành kinh. Mỗi người sẽ cảm thấy đau ở các mức độ khác nhau nhưng hầu hết là có thể chịu đựng được vì cảm giác này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và thoáng qua, nhanh chóng giảm đi sau khi thủ thuật đã thực hiện hoàn tất.
Mặc dù vậy, người phụ nữ có thể gặp rủi ro như chảy máu trong khi hút thai hoặc chảy máu kéo dài dai dẳng trên 10 ngày; cũng có trường hợp bị sót thai vì sau khi hút thai vẫn còn thấy triệu chứng thai nghén, một số trường hợp bị sót nhau được biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng và ra máu. Ngoài ra có thể bị nhiễm trùng được biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng, sốt, có khí hư với mùi hôi khó chịu hoặc mất kinh. Khi phát hiện có các dấu hiệu này, cần phải đến cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị kịp thời.
Theo Dân Trí
Khi đàn ông đi... "nạo hút thai"! Chuyện "trót lỡ" mang thai ngoài ý muốn rồi đi... giải quyết hậu quả đã không là chuyện lạ trong xu thế xã hội có vẻ ngày càng "cởi mở". Lạ một điều, trước cửa phòng nạo hút thai lại chủ yếu là cánh mày râu... Có rất nhiều đàn ông trước của phòng nạo hút thai 8h, dãy hành lang cuối, nhà...