Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 4)
Số phận ông trùm đốt 1,6 triệu USD để sưởi ấm cho con gái, mang bom ám sát tổng thống Colombia.
Trong thập niên 1980, tập đoàn của Pablo Emilio Escobar Gaviria vươn vòi bạch tuộc tới nhiều quốc gia như Mexico, Peru, Bolivia, Puerto Rico, Dominica… Đây cũng là nguồn cung cấp ma túy chủ yếu cho thị trường Mỹ, châu Âu và cả châu Á.
Với quyền lực và số tài sản 25 tỷ đô la, tập đoàn Medellin của Pable Escobar thực sự trở thành một đế chế ma túy. Những chính khách cản trở đều bị hắn thẳng tay tiêu diệt.
Ngày 18/8/1989, ứng cử viên cho chức tổng thống Colombia là Louis Galan bị giết vì có tư tưởng chống đối ông trùm này.
Nhưng cũng nhờ cái chết của ứng viên này mà chính phủ Colombia quyết định tuyên chiến với các tổ chức, tập đoàn ma túy trên cả nước. Liên quân hải, lục, không quân được chỉ huy mở nhiều cuộc tấn công vào sào huyệt của bọn chúng.
Pablo Escobar
Trong 1 năm (1989 – 1990) đội quân của chính phủ thu được 400 máy bay, hàng chục thuyền chở ma túy cùng đạn dược, vũ khí, ma túy trị giá hàng tỷ đô la từ đế chế của Pablo Escobar.
Nhưng ông trùm vẫn bình yên vô sự. Tuy nhiên, sang năm 1991, Pablo phải quyết định đàm phán với cảnh sát những điều kiện để đầu hàng.
Tiêu diệt ông trùm của đế chế ma túy
Video đang HOT
Ngày 19/6/1991, Pablo đầu hàng chính phủ và bị giam ở nhà tù La Catedral, Envigado. Tuy nhiên 1 năm sau ông trùm đã vượt ngục và chỉ huy đàn em ám sát viên đại tá Martinez Poveda vì “tội”… truy bắt hắn.
Cái đầu của Pablo được chính phủ treo giá 500.000 đô la. Cảnh sát phải lập nên 3.000 trạm kiểm soát, sử dụng 2.000 đài quan sát và xác định được nơi ẩn náu của Pablo ở một ngôi nhà tại Los Olivos.
Ngày 2/12/1993, đại tá Hugo Aguilar cùng 2 cảnh sát khác tiến vào ngôi nhà tình nghi Escobar ở tại Los Olivos.
Vô cùng hoảng hốt trước sự xuất hiện của người lạ nên Pablo Emilio Escobar Gaviria đã bắn trượt Đại tá Hugo Aguilar nên phải nhận một viên đạn vào đầu và ngã qua cửa sổ xuống mái nhà bên cạnh.
Trong khi chính phủ Mỹ và Colombia coi Pablo Emilio Escobar Gaviria là cái gai trong mắt cần phải nhổ thì người dân thành phố Medellin lại coi hắn là người anh hùng. Sở dĩ có chuyện như vậy vì Pablo Emilio Escobar Gaviria đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để xây dựng nhiều sân vận động cũng như tài trợ cho các đội bóng ở Medellin.
Ngoài ra Pablo Emilio Escobar Gaviria còn lập quỹ giúp đỡ người nghèo nên đã có nhiều người dân Medellin cam tâm tình nguyện giúp đỡ hắn thoát khỏi những cuộc vây bắt của cảnh sát. Và nhờ những việc làm “từ thiện” của Pablo Emilio Escobar Gaviria nên năm 1983 hắn đã được bầu làm nghị sỹ của thành phố Envigado, đồng thời là nghị sỹ dự khuyết của Quốc hội Colombia.
Được biết, để dễ bề làm ăn Pablo Emilio Escobar Gaviria đã bỏ ra một số tiền lớn mua chuộc quan chức cấp cao trong chính phủ, chính trị gia, nhân viên cảnh sát, sỹ quan quân đội, quan toà… Ngoài ra hắn còn cài người vào Sở cảnh sát và đây chính là lý do giải thích tại sao trùm ma tuý luôn thoát khỏi các cuộc vây bắt của cảnh sát. Và đây cũng là nguyên nhân khiến Đại tá Hugo Aguilar phải ra đi.
Kỳ tới: Khi đường dây ma túy có hoa hậu và các ngôi sao tham gia.
Theo 24h
Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 3)
Ông trùm đốt 1,6 triệu USD để sưởi ấm cho con gái, mang bom ám sát tổng thống Colombia.
Ông vua toàn cõi Tam giác vàng chống đối chính phủ
Những năm 1960, Khun Sa nổi tiếng với "vương quốc" chuyên trồng hoa anh túc, sản xuất, cung cấp thuốc phiện ra toàn thế giới của mình. Nằm ở vị trí ranh giới giữa Thái Lan, Myanma, Lào, "thần dân" của Khun Sa "xuất khẩu" ma túy đi khắp nơi với doanh số hàng tỷ USD mỗi năm. Mỹ từng ước tính khoảng 60% lượng heroin thâm nhập vào nước này là từ mạng lưới của Khun Sa.
Năm 1967, Khun Sa suýt mất mạng trong cuộc chiến tranh thuốc phiện với tàn quân Quốc dân đảng ở Lào. Cuộc chiến này tàn khốc và kéo dài đến mức, Chính phủ Lào khi đó phải cho máy bay đến ném bom vào cả hai bên tham chiến mới dẹp được sự giao tranh trong giới buôn bán ma túy.
Khun Sa luôn muốn đấu tranh giành quyền tự trị cho dân tộc San của mình. Tại lãnh địa Tam giác vàng, hắn đã lập nên quân đội với số quân lên tới 10.000 người, được trang bị cả tên lửa phòng không. Khun Sa đã bị chính phủ phạt tù. Sau 5 năm, ông trùm được thả tự do để đổi lấy 2 chuyên gia người Nga đã bị đàn em của y bắt giữ.
Điều đặc biệt, mặc dù là "ông vua" của một khu vực chuyên sống bằng nghề sản xuất thuốc phiện nhưng Khun Sa trừng phạt rất nghiêm khắc người nào nghiện ma túy. Nếu ai vi phạm sẽ bị nhốt dưới 1 chiếc hố lớn trong 3 ngày, được nuôi cơm nhưng phải chịu mưa, gió, đại tiểu tiện ngay tại chỗ. Nếu người này còn sống sót sẽ được chữa trị và giúp cai nghiện. Vì thế, số "thần dân" nghiện ma túy tại đây không quá... 30 người.
Khun Sa luôn muốn đấu tranh giành quyền tự trị cho dân tộc San của mình.
Khun Sa từng tuyên bố: "Người dân của chúng tôi trồng thuốc phiện không phải để chơi mà là để đổi lấy cái ăn, cái mặc". Khun Sa từng nhiều lần gửi thông điệp cho nhiều đời tổng thống Mỹ nói rằng, ông ta sẵn sàng bán cho Washington toàn bộ sản lượng thuốc phiện của một vụ để lấy tiền tài trợ cho các chương trình phát triển của người dân tộc Shan ở Myanmar.
Năm 1989, Khun Sa bị một tòa án ở New York kết án vắng mặt vì tội buôn bán heroin vào Hoa Kỳ. Số tiền thưởng để bắt "ông vua" này được Mỹ trao là 2 triệu đô la.
Năm 1989, hòa bình cơ bản được thực hiện trên toàn cõi Myanmar, nhưng Khun Sa vẫn kiên quyết đối đầu. Chính phủ phải lên kế hoạch bắt Khun Sa bằng cách làm tan rã lực lượng của y, tạo điều kiện cho các trùm thuốc phiện khác nổi lên dành vị trí số 1 của Khun Sa.
Vừa bị giới trong giang hồ đánh, vừa phải chịu sức ép của chính phủ. Năm 1996, Khun Sa qui hàng với điều kiện chính phủ Myanmar tuyên bố ân xá cho hắn. Giấc mộng "đòi độc lập cho bang Shan đã chấm dứt", quân đội Mong Tai tan rã từ đấy.
Sau khi quy hàng, Khun Sa được sống trong một biệt thự sang trọng ở thủ đô Yangon. Tháng 10/2007 Khun Sa qua đời vì bị liệt nửa người, bệnh đái đường và cao huyết áp.
4. Ông trùm quyền lực nhất thế giới Pablo Escobar
Escobar sinh 12/1949 - 12/1993 tại Antioquia, Colombia. "Sự nghiệp" tội phạm của y bắt đầu từ khi y còn nhỏ với những vụ trộm cắp, thậm chí trộm cả xe hơi.
Đầu những năm 1970, Escobar đã thống trị thế giới tội phạm với các hoạt động bắt cóc, tống tiền, vận chuyển cocaine vào Mỹ, thu lại những khoản lợi kếch xù. Ông trùm này nổi tiếng hào phóng vì vung tiền xây hàng trăm ngôi nhà cho người nghèo.
Năm 1982, Escobar đã có một ghế trong quốc hội Colombia.
Từ những năm 1980, Escobar đã có phi cơ riêng.
Ông trùm này được tạp chí Forbes xếp vào hàng thứ 7 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 1989. Tài sản của hắn ước tính khoảng 25 tỷ USD nhờ chiếm 4/5 thị phần ma túy trên toàn thế giới.
Dù không có bằng chứng cụ thể nhưng Escobar được cho là ông trùm mang 15 tấn cocain mỗi ngày vào Hoa Kỳ. Escobar cũng từng bị cảnh sát truy bắt. Trong một lần cùng con gái trốn trên núi, hắn đã đốt hơn 1,6 triệu USD tiền mặt để... tăng thân nhiệt con gái, giúp con chống trọi với thời tiết giá lạnh trên núi.
Tuy nhiên, ông trùm quyền lực này không phải dễ dàng đụng tới. Escobar là "tác giả" của các chiến dịch ám sát 30 thẩm phán, 400 cảnh sát. Thậm chí tên này từng đánh bom một chiếc máy bay vì nghi Thủ tướng Colombia trên đó.
Theo 24h
Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 2) Khun Sa: "Ông vua" vùng Tam giác vàng, gieo rắc cái chết trên toàn thế giới, từng thành lập quân đội và đòi quyền tự trị. "Sống trong mơ" Cuộc sống vương giả của Philip Baron được miêu tả như là tỷ phú với rất nhiều căn biệt thự hàng triệu đô. Để củng cố quyền lực của mình, Philip không tiếc tay...