Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 2)
Khun Sa: “Ông vua” vùng Tam giác vàng, gieo rắc cái chết trên toàn thế giới, từng thành lập quân đội và đòi quyền tự trị.
“Sống trong mơ”
Cuộc sống vương giả của Philip Baron được miêu tả như là tỷ phú với rất nhiều căn biệt thự hàng triệu đô. Để củng cố quyền lực của mình, Philip không tiếc tay chia sẻ với đàn em thân cận.
Khi cảnh sát tổ chức đánh sập đường dây ma túy quốc tế của Philip Baron, có tổng cộng hơn 30 “tướng lãnh” dưới tay ông trùm này. Tất cả bọn chúng cũng là những triệu phú.
Cảnh sát cho biết các hoạt động của Baron ở Salford bắt đầu cách đây 17 năm khi hắn sở hữu một doanh nghiệp làm sạch tàu chở dầu ở tại Tranfford Park. Từ đó, đường dây ma túy hình thành và dần trở thành mạng lưới tại nhiều nước trên thế giới. 2 đàn em thân cận nhất của hắn là Callinan và Paul Yearsley.
Callinan, 61 tuổi, sống ở Malaga, Tây Ban Nha. Khi khám nhà tên này, cảnh sát tìm được 5 triệu bảng và 6 hộ chiếu giả để phòng những khi cần thiết.
Ngoài ra, cảnh sát còn tìm được 1 cuốn sổ ghi chi tiết 86 cuộc giao dịch liên quan tới 16,7 tấn cần sa trong vòng 17 tháng, mang lại lợi nhuận 3,2 triệu bảng Anh. Đây là chứng cứ quan trọng nhất để cảnh sát có thể xử được băng nhóm này.
Biệt thự của đàn em Philip Baron là Yearsley được coi là “mẫu mực” trên tạp chí bất động sản Tây Ban Nha.
Callinan bị tuyên phạt 11 năm tù vào năm 2011 sau khi nhận tội… xuất khẩu ma túy.
Yearsley, kẻ sở hữu ngôi nhà 5,5 triệu bảng ở Bolton và rất nhiều bất động sản ở Tây Ban Nha luôn luôn tự tin và cho rằng minh không thể nào bị bắt. Ngôi nhà đẹp đẽ của hắn đã từng được lên tạp chí về bất động sản dưới cái tên “Living The Dream” (Cuộc sống trong mơ).
Tên này bị kết án 5 năm tù 4 tháng sau khi cũng thú nhận việc buôn lậu ma túy của mình.
Một tên đàn em nữa là Paul Hewett, 56 tuổi, được giao nhiệm vụ nhập khẩu ma túy vào Vương quốc Anh, sở hữu 1 du thuyền và 1 chiếc Porsche. Tên này bị kết án 20 năm tù.
“Tên đàn em có học thức nhất của hắn là Malcolm Carler, kẻ đã bỏ không làm giám đốc điều hành của một ngân hàng với tiền lương là 70.000 bảng Anh một năm để theo Philip làm kẻ buôn ma túy.” Cảnh sát cho biết.
Carle bị phạt 6 năm tù sau khi nhận tội rửa tiền cho đòng bọn.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có 26 tên khác trong mạng lưới tội phạm do trùm Philip Baron cầm đầu.
Trong khi các đàn em bị cảnh sát tóm gọn, Philip Baron trốn sang Ireland. Tháng 5/2011, hắn bị cảnh sát bắt và dẫn độ về Anh. Ông trùm tự nhận mình là “bên trên luật” cuối cùng phải đối mặt trước công lý với bản án 35 năm tù giam không ân xá.
3. Ông vua vùng Tam Giác Vàng Khun Sa
Tam giác vàng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanma, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nơi đây được biết đến qua nhiều bộ phim về ma túy, các băng đảng xã hội đen ngự trị….
Tam giác vàng vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước là “vương quốc” của “ông vua ma túy” Khun Sa, người được mệnh danh là gieo rắc cái chết trắng trên toàn thế giới.
Theo ước tính, Khun Sa đã “nhập khẩu” 60% ma túy của nước Mỹ. Chính phủ Mỹ từng treo giải thưởng 2 triệu USD cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt được Khun Sa.
Khu vực tam giác vàng
Khun Sa sinh 17/2/1933, cha là một binh sĩ người Trung Quốc trong quân đội Trung Quốc Quốc Dân Đảng, mẹ là người dân tộc Shan (một sắc tộc thiểu số của Myanma). Lúc thiếu thời, Khun Sa đã được tiếp nhận sự giáo dục một cách qua loa của những thành phần thuộc tàn quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng trên đất Myanmar. Khun Sa là người chịu khó học hỏi nên đã nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật trồng cây anh túc, một loại cây được trồng dùng để lấy nhựa thuốc phiện.
Có lần, Khun Sa nói với báo giới Myanmar rằng: “Người ta bảo tôi có sừng và có răng nanh. Nhưng trên thực tế tôi chỉ là một ông vua không có vương miện”.
Vương quốc ma túy
Tại thời điểm Khun Sa được coi là khét tiếng nhất, trùm ma túy này cai quản cả một vương quốc ma túy có tên gọi Ho Mong ở vùng Tam Giác Vàng biên giới ba nước Lào – Thái Lan – Myanmar.
Tại đây, Khun Sa có truyền hình vệ tinh, trường học, quân đội của Khun Sa được trang bị tên lửa phòng không, và nhiều cơ sở sản xuất đủ loại ma túy. Muốn lên vương quốc ma túy này, phải đi bằng cách cưỡi lừa đi đường núi hiểm trở mất ít nhất 11 tiếng đồng hồ.
Khun Sa thích được các nhà báo gọi mình là giải phóng quân đấu tranh cho quyền tự trị của dân tộc Shan thiểu số ở Myanmar. Chức danh Khun Sa thích được gọi là chỉ huy trưởng Quân đội Thống nhất dân tộc Shan sau này được đổi tên thành Quân đội Mong Tai thuộc bang Shan ở vùng đông bắc Myanmar.
Khun Sa nghiện hút, thích trồng hoa phong lan và dâu tây. Khách của Khun Sa đến thăm vương quốc ma túy được xem biểu diễn nhạc Pop Đài Loan.
Theo 24h
Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 1)
2 anh em cùng nhau tận hưởng đời sống giàu có với những vũ nữ thoát y, các siêu xe và.... "những kỳ nghỉ rất dài" sau song sắt.
1. Anh em nhà Dad
Ngày 14/7/2010, hai anh em trùm ma túy là Tariq Dad và Mazar Dad đã phải mất đi cuộc đời giàu sang phú quý khi cảnh sát bất ngờ vây và kiểm tra quầy bar trị giá hàng triệu bảng Anh của cặp đôi này.
Cơ quan phòng chống tội phạm có tổ chức đặc biệt nguy hiểm đã không nhắm trực tiếp vào bộ đôi này nhưng sử dụng phương thức "từ đáy lên" - bắt những tên bán ma túy lẻ hoạt động trên khắp các con đường của Bristol.
Vì bị cảnh sát chú ý đặc biệt nên những "khách hàng" và bạn bè của chúng trong thế giới ngầm dần bỏ rơi chúng vì sợ liên lụy.
Trong cơn đói thuốc, chúng trở nên tuyệt vọng và bắt đầu bán những vụ ma túy lẻ trên đường khiến cảnh sát có cơ hội để bắt quả tang tận tay.
Cặp đôi bị tuyên phạt tổng cộng 20 năm tù.
Taria, 43 tuổi, bị kế án 11 năm và Mazar, 41 tuổi, lĩnh 9,5 năm tù.
Heroin bị bắt giữ của "đế chế" ma túy anh em nhà Dad.
Bộ đôi này luôn sử dụng những khách sạn 7 sao ở Duibai mỗi khi đi du lịch, với những chiếc BMW đời mới và đắt đỏ nhất, những căn hộ tuyệt đẹp ven sông.
Tariq, thường được gọi là "Thổ Lớn" vì mạng lưới ma túy của hắn cực kỳ lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bản thân ông trùm ma túy này đứng đầu cả một "đế chế" chuyên xuất khẩu heroin ra nước ngoài. Cậu em trai của hắn là một cánh tay đắc lực của y trong các phi vụ bán buôn, bán lẻ ma túy ra nước ngoài.
Cậu em út, Araf Dad cũng đã bị bỏ tù 10 năm vào năm 1995 khi tang trữ một lượng ma túy "khủng".
Cô bạn gái được Tariq tặng cả chiếc xe đắt đỏ.
Ngoài buôn bán ma túy, 3 anh em tội phạm còn có các hoạt động ám sát, bắt cóc và liên tục đâm chém, tranh giành địa bàn giữa các bang giang hồ ở Bristol.
Cơ quan điều tra tội phạm có tổ chức và đặc biệt nguy hiểm đã điều tra về cuộc sống của 3 anh em này vào năm 2006.
Chúng không có thu nhập hợp pháp nhưng luôn sử dụng các xe đắt đỏ, những ngôi biệt thự vô cùng sang trọng.
Có khi chúng còn tặng cho bạn gái những chiếc xe trị giá gần 100 nghìn đô la.
Matt Horne, người đứng đầu cơ quan điều tra tội phạm có tổ chức đặc biệt nguy hiểm ở khu vực Tây Nam cho biết: "Tariq và mạng lưới của hắn đã hoạt động ở Bristol nhiều năm. Hắn nghĩ rằng mình không thể bị sờ gáy vì luôn đứng trên tất cả mọi việc. Tuy nhiên, việc có các căn biệt thự đắt đỏ, đời sống sang trọng, giao du với những vị cực kỳ quyền lực cũng không giúp hắn yên ổn mãi mãi.
2. Trùm Philip Baron
Trong 15 năm, Philip Baron đứng đầu các hoạt động buôn bán ma túy quốc tế, sống trong những biệt thự sang trọng và tự nhận mình "đứng trên luật".
"Cuộc sống của hắn toàn rượu và gái đẹp" cảnh sát cho biết.
Mạng lưới ma túy của trùm ma túy Philip Baron này hoạt động toàn vùng Tây Bắc nước Mỹ, Dublin và Tây Ban Nha. Có những phi vụ, số lượng heroin trị giá lên tới 380 nghìn bảng Anh.
Phương thức chúng thường sử dụng để tránh bị phát hiện là sử dụng một cuốn tiểu thuyết, ám hiệu bằng những con số và chữ cái trong đó là chỉ có chúng mới có thể giải mã.
Philip sống đời sống thượng lưu với những căn biệt thự hàng triệu đô la.
Để biết rõ hơn về Philip Baron, mời các bạn đón đọc Những trùm ma túy giàu có trên thế giới (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 12/4/2013.
Theo 24h
Lĩnh án tử vì xách... 5kg ma túy vào Việt Nam Javier khai được thuê đi xách vali hàng cấm từ nước ngoài, nhập cảnh Việt Nam rồi theo đường bộ vào Thái Lan với tiền công 300 USD/chuyến. Người phụ nữ ngoại quốc này bị tuyên án tử hình. Ngày 11/3, TAND TP.Hà Nội đã đưa bị cáo Javier Engracia Ebalang (SN 1962, quốc tịch Philippine) ra xét xử về tội vận chuyển...