Những trò chơi thú vị trên giường kích thích ‘chuyện ấy’
Quan hệ tình dục thường xuyên có thể sẽ khiến hai bạn cảm thấy nhàm chán. Hãy thử một vài trò chơi dưới đây để cải thiện tình hình nhé.
ảnh minh họa
1. Tìm điểm G
Yêu cầu vợ/chồng mình hôn lên tất cả các vị trí trên cơ thể bạn và dự đoán diểm nào trên cơ thể sẽ được kích thích nhất khi bờ môi chạm đến. Lưu ý là khi chơi trò này bạn hãy trung thực và khích lệ đối phương bằng những hành động phấn khích khi họ tìm ra điểm G thú vị trên cơ thể mình nhé.
2. Sở thích của bạn là gì?
Hãy diện một bộ đồ ngủ thật gợi cảm hoặc có thể nude hoàn toàn với tư thế khêu gợi trên giường. Sau đó yêu cầu anh ấy xuất phát từ cửa phòng. Bạn thoải mái đưa ra các câu hỏi về sở thích của mình. Với mỗi câu trả lời đúng, chàng sẽ được tiến một bước lại gần bạn. Trò chơi này không chỉ kích thích ham muốn “chuyện ấy” của hai bạn mà còn là một cách hoàn hảo để chàng hiểu hơn về bạn đấy.
Video đang HOT
Làm sao để đưa đối phương “lên đỉnh” mà không dùng đến “cô bé” hay “cậu bé” của mình? Đây là một thử thách rất ấn tượng giúp hai bạn có những trải nghiệm cực kỳ thú vị trong quan hệ vợ chồng đấy!
4. Sức chịu đựng của chàng đến đâu?
Hãy yêu cầu chàng nằm thật thoải mái trên giường, sau đó bịt mắt chàng lại và bắt đầu những hành động khiêu khích: ôm hôn, vuốt ve… Còn chàng chỉ việc nằm im mà tận hưởng. Thử xem chàng chịu đựng được bao lâu với sức cuốn hút đầy ma lực của bạn?
5. Hoán đổi
Hãy thử đổi trang phục của nhau và ngắm nhìn thành quả thật thú vị nhé. Bạn có tưởng tượng ra nàng sẽ như thế nào trong những chiếc áo sơ mi rộng thùng thình? Hay nàng sẽ bật cười sảng khóai khi thấy chàng e ấp trong bộ đồ ngủ, bộ bikini nóng bỏng?
6. Phải làm gì khi đôi tay bị khóa chặt?
Thử thách này chỉ dành cho những cặp đôi ưa mạo hiểm. Bạn hãy để đôi tay của mình được trói chặt vào thành giường sau đó để chàng kích thích cơ thể mình. Trò chơi này có phần bạo lực nhưng nó có thể mang đến cho hai bạn những cảm giác thăng hoa vô cùng đặc biệt.
Theo Phununews
Niêm yết sau hoán đổi cổ phiếu, băn khoăn cách tính ROE
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một trong những tiêu chí trong việc xét điều kiện niêm yết đối với các DN hợp nhất, nhận sáp nhập, hoán đổi cổ phần..., nhưng cách tính ROE trong trường hợp này hiện chưa được quy định.
Thông tư số 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc niêm yết sẽ có hiệu lực từ 1/3/2016
Băn khoăn của DN
Với các DN thực hiện tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu để sáp nhập, hợp nhất, hoặc hoán đổi lấy một phần vốn góp tại DN khác, ngoại trừ các quy định liên quan yêu cầu về mặt tài chính, kết quả kinh doanh của các DN trước khi thực hiện phát hành tăng vốn, thì yêu cầu liên quan đến tiêu chí ROE của DN sau hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi cổ phần để lấy một phần vốn góp tại DN khác đang khiến DN băn khoăn.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc niêm yết trên Sở GDCK, có hiệu lực từ 1/3/2016, tỷ lệ ROE của DN được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của DN. Trong đó, trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ được xác định tại báo cáo tài chính hợp nhất.
Trường hợp trong năm có hoạt động chuyển đổi loại hình DN, lợi nhuận sau thuế là tổng lợi nhuận sau thuế của các giai đoạn trong năm liền trước năm đăng ký niêm yết được xác định tại báo cáo tài chính kiểm toán trong từng giai đoạn hoạt động. Vốn chủ sở hữu bình quân là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trường hợp trong năm có hoạt động chuyển đổi loại hình DN, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được tính bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ, vốn chủ sở hữu cuối kỳ của các giai đoạn hoạt động.
Với quy định này, DN dễ dàng tính được ROE trước khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc hoán đổi cổ phần. Tuy nhiên, một số DN cho biết, họ chưa rõ cách tính ROE sau khi thực hiện các nghiệp vụ tăng vốn trên như thế nào.
Nếu tính ROE theo kết quả kinh doanh từ đầu năm tài chính đến thời điểm xảy ra việc tăng vốn, thì thời gian quá ngắn, con số lợi nhuận của DN tại báo cáo tài chính có thể quá nhỏ. Ngoài ra, với trường hợp phần vốn góp DN nhận từ hoán đổi cổ phiếu của DN khác nhỏ hơn tỷ lệ 20% tại DN được hoán đổi để sở hữu, thì khi đó, lợi nhuận của DN được sở hữu thông qua nghiệp vụ này sẽ không được phản ánh trong báo cáo tài chính của công ty thực hiện phát hành (do chưa đủ tỷ lệ sở hữu để trở thành công ty con, công ty liên doanh, liên kết).
Ví dụ, 1 DN vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, ROE trước khi phát hành cổ phần là 5%. DN phát hành thêm 700 tỷ đồng để sở hữu 14% vốn điều lệ của DN khác, thì khi phát hành, DN có bị hủy niêm yết không, khi ROE sau đó nhỏ hơn 5% và tăng vốn quá 50% vốn điều lệ?
Sở GDCK sẽ có hướng dẫn
Trao đổi với ĐTCK, TSKH. Nguyễn Thành Long, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, trong các tình huống hợp nhất, sáp nhập, hay hoán đổi một phần cổ phiếu của DN khác, nên hiểu đơn giản là DN mua lại một tỷ lệ nhất định của DN khác không phải bằng tiền, mà bằng việc phát hành cổ phiếu. Với cách hiểu này, DN nếu hợp nhất, sáp nhập thì tỷ lệ sở hữu là 100%, nếu tỷ lệ sở hữu thấp hơn, thì lợi nhuận để tính ROE sẽ tính theo phần trăm tỷ lệ sở hữu của DN sau nghiệp phát hành cổ phiếu để hoán đổi tại DN được hoán đổi cổ phiếu sở hữu.
Cụ thể, DN A sau khi phát hành cổ phiếu để hoán đổi sở hữu 15% vốn điều của DN B, thì lợi nhuận căn cứ để tính ROE là lợi nhuận của DN A cộng thêm 15% lợi nhuận của B.
Về kỳ kế toán để tính lợi nhuận, ông Long cho biết, DN sẽ tính theo lợi nhuận trên báo cáo tài chính kiểm toán của năm liền trước thời điểm thực hiện việc phát hành, còn vốn chủ sở hữu được tính trên vốn chủ sở hữu mới sau phát hành.
"Khi chắp bút soạn thảo Thông tư 202, chúng tôi đã tính đến các yếu tố này. Đó là lý do trong các dự thảo ban đầu của Thông tư 202 không có quy định về cách tính ROE, nhưng khi được ban hành vẫn xuất hiện quy định này. Tuy nhiên, phần cách tính ROE sau thực hiện phát hành cho các trường hợp nói trên, các Sở GDCK sẽ bổ sung trong quy chế niêm yết trên Sở trong thời gian tới", ông Long nói.
Theo ông Long, tinh thần của văn bản luật là khuyến khích, tạo điều kiện cho các DN tái cấu trúc để tốt hơn, chứ không phải là chặn việc phát hành tăng vốn thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu.
Bùi Sưởng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Con gái à, đã đến lúc cần phải trưởng thành! Trưởng thành đồng nghĩa với việc phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc sống, phải mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, có thể khóc rồi vượt qua nhưng chẳng thể yếu mềm gục ngã. Trưởng thành là một cuộc hành trình học hỏi dài, vừa đi vừa vấp ngã vừa tự rút kinh nghiệm. 1. Học cách làm bạn với nỗi...