Những trò chơi để đời của bạn là gì?
Nếu được yêu cầu liệt kê danh sách 10 trò chơi để đời của mình, bạn sẽ chọn những tựa game nào?
Có người sẽ chọn cả một list dài các series game mình yêu thích vì chẳng đủ “tàn nhẫn” để chỉ chọn có 10. Những người khác lại có một danh sách mà mỗi khi nhìn vào, bạn có thể nhận ra cá tính và tuổi thơ của họ. Một vài người lại để lại chữ game cùng với quá khứ của hai mươi năm trước với những cái tên như Mario, Contra hay Tank.
Xét cho cùng, câu hỏi được nêu ra đầu bài không nhằm mục đích cân đo xem trò chơi nào mới xứng đáng được gọi là “để đời”. Nếu như với mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về giá trị của trò chơi điện tử thì… thà đừng hỏi còn hơn. Tuy nhiên, mục đích của chúng ta khi “kết nối” với nhau bởi game là để chia sẻ.
Mỗi người sẽ có một định nghĩa khác nhau về chữ “để đời”. Bài viết này cũng xin mạn phép lạm bàn về hai chữ có trọng lượng đó chứ không đề cập sâu vào game. Vậy “để đời” là gì? Giá trị của trò chơi điện tử có thể không tỉ lệ thuận với tuổi thọ con người nhưng nó lại đi cùng với những thời điểm mà bạn được cười đùa thỏa thích hay chuyên tâm theo đuổi một giá trị – ở đây nó là trò chơi điện tử.
Để rồi một ngày khi chúng ta đi tới những thành phố mới, gặp những con người mới, làm những công việc mới và nhìn lại, trong quá khứ hiện rõ một chữ “game”. Để rồi bạn không còn nghĩ đến điều gì khác ngoài thao thao chia sẻ những kỉ niệm và cảm xúc của mình về khoảng thời gian mà bản thân còn gắn bó với trò chơi điện tử.
Với những game thủ trẻ, có thể bạn còn chẳng thèm quan tâm đến lí do mình chơi game. Mặc dù vậy, đến mọi ngày, khi giá trị của quá khứ trở về với con người của thực tại, bạn sẽ cảm thấy trân trọng khoảng thời gian mình từng có với chuột, bàn phím, gamepad và màn hình. Chẳng ai thấm được chữ “để đời” nếu chưa từng sống một cuộc đời.
Video đang HOT
Mọi giá trị sẽ thay đổi theo thời gian nhưng vẫn có những thứ mà bạn sẽ muốn tập cho bạn gái hay con gái của mình chơi đầu tiên. Và cũng đừng hỏi vì sao lại có những ông bố đưa con trai mình đến một buổi hòa nhạc mà người ta chơi toàn các bản kinh điển trong Star Wars. Nếu nhìn vào đó, mọi người sẽ có một sự mường tượng mơ hồ về chữ “để đời”. Nó cũng là cả một ước mơ, một hoài bão và một lý tưởng mà bạn sẽ truyền cho con cháu.
Có một người từng nói: “Những lúc phải đọc những mẩu tin về tác hại của trò chơi điện tử, việc xã hội đổ lỗi cho những khởi nguồn của tệ nạn là game tôi thật buồn! Cái “trò chơi điện tử” mà họ nói không phải là thứ tôi từng biết. Ít nhất, với game tôi có cả một tuổi thơ. Có thể những thứ còn lại được coi là bất hạnh nhưng làm người nên biết tôn trọng chính cuộc đời mình và có trách nhiệm xây dựng nó trở thành một thứ có giá trị!”
Hãy nhớ lại câu hỏi ở đầu bài. Nếu được yêu cầu liệt kê danh sách 10 trò chơi để đời của mình, bạn sẽ chọn những tựa game nào? Một câu trả lời hay là một câu trả lời có lý do. Đừng đưa ra những danh sách vô hồn bởi mọi người sẽ chẳng hiểu bạn là ai qua danh sách đó. Hãy chia sẻ, đừng chỉ biết thể hiện!
Nếu chỉ liệt kê ra những danh sách “vô hồn” thì chẳng khác nào bạn đang đeo nghe, đi giữa đường phố giờ tan tầm và mặc kệ dòng đời, dòng xe có đang cuốn mình trôi đến đâu. Chỉ cần mở lòng thêm một chút, chia sẻ nhiều hơn một chút, bạn sẽ không phải làm người duy nhất nói về một trò chơi mà bạn thấm thía những giá trị mà nó gửi gắm.
Theo PLXH
Hard Corps: Uprising mang Contra trở về bàn tiệc của game thủ
Hard Corps: Uprising kể về câu chuyện diễn ra trước khi nguyên bản cổ điển Contra: Hard Corps bắt đầu.
Dòng game Contra đã trải qua nhiều thay đổi về hình thái, nhiều đến mức nếu không phải là một fan ruột của series, có lẽ bạn sẽ khó lòng mà nhận ra được một đầu game thuộc series này khi ngẫu nhiên nhìn qua chúng. Năm 1994, Contra chính thức được chia ra thành hai dòng chính, Contra và Hard Corps. Cả hai đều giữ chung một gameplay cốt lõi, nhưng với Hard Corps, mỗi nhân vật có bình máu và một bộ kĩ năng di chuyển khác hẳn nhau - điều này làm thay đổi về cơ bản trải nghiệm của game thủ.
Contra: Hard Corps (1994).
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng rất dài - chủ yếu là do nhu cầu rất hạn chế game bắn súng side-scrolling của game thủ, có rất ít game Contra mới được phát hành (Mặc dù mỗi một phiên bản được tạo ra đều xứng đáng là một viên ngọc trong thể loại của mình), vì thế không có mấy người hi vọng sẽ được thấy một phiên bản tiếp theo của Hard Corps - vốn chỉ là một phân nhánh của series. Khi Hard Corps: Uprising được công bố tại Xbox Live House Party năm 2010, lượng hi vọng và chờ đón của tựa game này lập tức bùng nổ trên khắp mọi cộng đồng game thủ.
Nhà phát triển phải đứng trước làn sóng này là Arc System Works - studio được biết đến chủ yếu qua series game đối kháng Guilty Gear, và họ đã phải làm việc cực kì vất vả để giải quyết bài toán này.
Uprising kể về câu truyện trước khi Contra: Hard Corps diễn ra, người chơi có thể chọn giữa Đại Tá Bahamut hoặc Krystal. Bahamut là một cựu binh của Commonwealth - nhận ra sai lầm của mình và hiện đang tham gia lực lượng kháng chiến Krystal không có vai trò gì đặc biệt ngoài việc là trợ ta của Bahamut và là một nhân vật bạn có thể chơi. Nhiều fan hâm mộ có thể sẽ nghĩ ngay rằng Bahamut chính là người sẽ trở thành nhân vật phản diện chính của Contra: Hard Corps sau này, nhưng Konami lại úp mở rằng "đó có thể là hai người".
Tuy nhiên, ai chơi Contra mà lại bận tâm với cốt truyện?
Gameplay của Uprising được thiết kế dựa trên phần lõi của Hard Corps, kết hợp với một chút chất arcade của series game hành động cổ điển của Capcom: Strider. Game có 3 chế độ, Arcade, Rising và Online co-op - mỗi phần có kết cấu hệ thống khác nhau.
Trong Arcade, bạn chỉ đơn giản là chơi một game Contra truyền thống: Bắn các viên nang chứa nâng cấp, thay đổi giữa hai loại đạn bạn đang trữ, bao gồm súng máy, súng phun lửa, súng phóng lựu, laser, đạn chùm... Mỗi nhân vật có một thanh máu và hai "mạng". Nếu ăn một loại đạn nhiều lần, bạn có thể nâng cấp chúng lên vài lần. Nâng cấp sẽ bị mất nếu như nhân vật bạn điều khiển mất "mạng", vì thế hãy thận trọng với đường đi nước bước của mình.
Rising không có gì khác biệt so với Arcade, trừ việc bạn có thể dùng điểm nhận được để nâng cấp nhân vật, bạn có thể sẽ cần khoảng hơn 200 triệu điểm để có được một nhân vật hoàn hảo, tương đương với khoảng 4 -6 tiếng "cày" liên tục để có được tất cả nâng cấp cho tất cả các nhân vật. Về cơ bản, đây là chế độ "chơi lại" và "thân thiện" dành cho những người mới vào nghề.
Online Co-op là chế độ cho phép bạn chơi Arcade hoặc Rising với một người bạn thông qua Live hoặc PSN. Không có nhiều điều để nói về chế độ này, bởi thiết kế cơ bản của Uprising không hỗ trợ cắt màn hình, hai nhân vật luôn luôn phải ở trong cùng một trường đoạn và chơi không khác gì chế độ 2 tay offline.
Điều đáng nói nhất về Uprising là nếu chơi ở chế độ Arcade, bạn sẽ thấy game khó không kém gì Contra: Hard Corps. Mô hình một game bắn súng side-scrolling với lối chơi run and gun đã được hoàn thiện khá nhiều kể từ thời của những Contra đầu tiên, và nếu là một game thủ có kinh nghiệm, bạn sẽ lập tức nhận thấy điều này.
Mỗi một trường đoạn đều được thiết kế tỉ mỉ để làm bạn bận rộn né tránh, khai thác các khoảng khắc an toàn để tập trung hỏa lực. Mỗi màn chơi đều có ít nhất một hoặc hai nơi bạn phải sử dụng kinh nghiệm để đối phó, và mỗi con trùm đều là một trận đánh tương đối khó với chiến thuật phong phú - thậm chí một số trùm còn thay đổi cơ chế vài lần trước khi chết hẳn.
Uprising là một bản Contra không tồi, ngay cả khi so sánh với huyền thoại Alien Wars, mặc dù có khá nhiều yếu tố phi truyền thống. Hi vọng với thành công này, Konami sẽ đầu tư thêm vào series và tiếp tục làm mát lòng fan hâm mộ game bắn súng cổ điển.
Theo PLXH
Hậu duệ Contra tiết lộ ngày phát hành chính thức Mới đây, nhà sản xuất đã công bố ngày phát hành của Hard Corps: Uprising - hậu duệ của series Contra huyền thoại. Tựa game này sẽ là độc quyền của Xbox 360 trong một thời gian ngắn. Trước khi đặt chân đến PlayStation Network của Sony, Hard Corps: Uprising sẽ xuất hiện trên Xbox Live Arcade vào ngày 16 tháng 2 năm...