Những triệu chứng cho thấy con bạn có thể đã nuốt dị vật gây chết người
Sau cái chết của bé gái người Anh do nuốt phải pin cúc áo, cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo dành cho cha mẹ và cả cơ quan y tế để tránh các trường hợp chẩn đoán nhầm lẫn gây hậu quả tương tự.
Chẩn đoán và điều trị khi nghi ngờ và không biết trẻ nuốt pin là thách thức lớn đối với các bác sĩ lâm sàng tuyến đầu – Ảnh minh họa: Shutterstock
Một bé gái 3 tuổi nuốt phải pin cúc áo (pin nút áo) 23 mm nhưng bị chẩn đoán nhầm là viêm amiđan và được kê đơn thuốc kháng sinh. Sau 3 ngày, đứa trẻ đã chết.
Báo cáo điều tra nhấn mạnh cái chết của bé cho thấy rõ nguy cơ khi pin bị kẹt trong ống thực quản và gây ra phản ứng hóa học. Chỉ trong 2 giờ sau khi nuốt, chất lỏng của pin có thể ăn mòn các mô quan trọng, theo The Sun.
Điều đáng nói là loại pin nhỏ này ở khắp mọi nơi và cả trong vô số loại đồ chơi trẻ em. Healthcare Safety Investigation Brand (Anh) khuyến nghị chính phủ nên áp dụng các quy trình để làm cho pin cúc áo an toàn hơn, bao gồm tiêu chuẩn thiết kế và vỏ sản phẩm chứa chúng, theo The Sun.
Cơ quan chăm sóc sức khỏe đang cảnh báo các bậc cha mẹ và cơ sở y tế cách nhận ra các dấu hiệu của việc nuốt phải pin của trẻ nhỏ. Ngoài trường hợp trẻ nôn ra máu đỏ tươi cần viện đến sự giúp đỡ y tế ngay lập tức, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
1. Đột nhiên bị ho, nôn hoặc chảy nước dãi rất nhiều
2. Xuất hiện sự đau dạ dày
3. Trẻ bị ốm (bị bệnh)
Video đang HOT
4. Trẻ chỉ vào cổ họng hoặc bụng của chúng
5. Trẻ đau bụng, ngực hoặc cổ họng
6. Trẻ mệt mỏi hay thờ ơ
7. Trẻ im lặng hoặc quấn người chăm sóc hơn bình thường hoặc nói cách khác trẻ “không còn là trẻ thường ngày nữa”
8. Trẻ mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cảm giác ngon miệng
9. Không muốn ăn thức ăn đặc hoặc không thể ăn thức ăn đặc
Phải làm gì nếu con bạn nuốt pin?
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ, cần chú ý đến khu vực xung quanh trẻ, để ý đến các vật dụng trẻ chơi, những sản phẩm bị tháo dỡ có thể chứa pin… Hãy:
- Đưa con đến gặp bác sĩ
- Trình bày rõ ràng với bác sĩ cả những phỏng đoán của mình
- Mang theo bao bì pin hoặc sản phẩm chứa pin
- Đừng cho con ăn hoặc uống
Giáo sư Derek Burke, chuyên gia tư vấn y khoa nhi, chia sẻ với The Sun: “Điều trị và quản lý trẻ em dưới 5 tuổi trong cả trường hợp nghi ngờ hay biết rõ trẻ nuốt pin là một thách thức lớn đối với các bác sĩ lâm sàng tuyến đầu. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn khi không biết trẻ đã nuốt pin do bản chất của các triệu chứng và các điều kiện khác cần được xem xét thấu đáo”.
Trong khi đó, nhân viên y tế lại luôn bận rộn và phải đối mặt với các quyết định quan trọng với sức ép về thời gian.
Theo Thanh niên
6 bác sĩ nuốt đồ chơi để nghiên cứu về mối nguy khi hóc dị vật
Sau khi nuốt đồ chơi, 6 bác sĩ từ Anh và Australia kết luận chúng không gây nguy hiểm khi vào cơ thể, ít nhất với người trưởng thành.
Trẻ em thường nuốt phải các đồ chơi có kích cỡ nhỏ, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng.
Để biết rõ đồ chơi tác động đến sức khỏe như thế nào khi vào cơ thể, 6 bác sĩ tại Australia và Anh đã thực hiện thí nghiệm đơn giản là tự nuốt các mẩu đồ chơi.
Ảnh: Shutterstock.
Chia sẻ với Live Science, bác sĩ Tessa Davis từ khoa nhi Bệnh viện Hoàng gia London (Anh) tham gia thử nghiệm, cho biết ngày nào cũng tiếp nhận bệnh nhi nuốt phải dị vật. Ở Mỹ, theo báo cáo năm 2006 trên tờ Current Opinion in Pediatrics, có khoảng 100.000 người nuốt nhầm dị vật, trong đó trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi chiếm 80%.
Một số vật như pin cúc áo, thuốc nếu vào cơ thể sẽ gây rủi ro đáng kể về sức khỏe, cần được can thiệp y tế nhanh chóng. Trong khi đó, tiền xu và những mẩu đồ chơi nhỏ - thứ hay bị nuốt nhầm nhất - lại không gây cảm giác khó chịu khi nuốt phải.
Theo bà Tessa Davis, hiện vẫn còn ít tài liệu khoa học đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng chính xác của đồ chơi bị nuốt đối với cơ thể trẻ em hoặc người lớn. Vì lý do này, bà cùng 5 đồng nghiệp tại Australia và Anh quyết định thử nghiệm trên chính bản thân.
Lúc sáng sớm, mỗi nhà nghiên cứu tháo rời và nuốt phần đầu của nhân vật Lego. Trước đó ba ngày, họ lập ra "nhật ký phân" để theo dõi độ cứng của phân cũng như tần suất đại tiện của mình.
Nuốt xong, nhóm nhà khoa học tự thu lại các mẩu đồ chơi lẫn trong chất thải bằng túi nilon, que đè lưỡi hoặc đũa. Riêng bà Tessa Davis sử dụng găng tay, dĩa và bô. "Bạn có thể tưởng tượng cách tôi làm rồi chứ?", nữ bác sĩ hài hước.
Sau hai lần đại tiện, Davis đã tìm được mẩu đồ chơi từng nuốt. Thời gian thu hồi của bà là 1,42 ngày. Trong nhóm, hai bác sĩ chỉ cần một lần đại tiện (27-32 giờ sau khi nuốt), còn hai người khác cần tới 3 lần đi ngoài. Riêng một người không tìm thấy mẩu đồ chơi. "Anh ấy kiểm tra phân của mình rất kỹ suốt hai tuần".
Nghiên cứu cho thấy nuốt nhầm đồ chơi không quá nguy hiểm, ít nhất đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Kiểm tra trên thang đo về độ cứng của phân trước và sau khi nuốt đồ chơi cũng không cho thấy vấn đề bất thường nào.
Các bác sĩ nhận định phần đầu mẩu đồ chơi hình nhân vật khá tròn nên dễ tiêu hóa. Nếu thay bằng các phần có cạnh nhọn như chân hoặc thân của đồ chơi, cơ thể sẽ có nguy cơ bị tổn thương.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo người dân không nên tự thực hiện thí nghiệm trên vì thu lại đồ chơi trong chất thải vừa khó vừa mất vệ sinh.
Lê Hằng
Theo VNE
Nghệ An: Nửa tiếng giành lại sự sống cho bé trai 2 tuổi ngưng thở vì hóc thạch rau câu Bị sặc khi ăn thạch rau câu, bé trai 2 tuổi ở Nghệ An dần rơi vào tình trạng tím tái toàn thân rồi ngừng tim, ngừng thở. Bé K. rơi vào tình trạng tím tái toàn thân, ngưng tim ngưng thở sau vài phút hóc thạch rau câu. Ngày 15/6, ông Đậu Minh Quang, Giám đốc Bệnh viện phổi Nghệ An cho...