Những tranh cãi làm lu mờ hội nghị NATO
NATO đón chào tuổi 70 với những thách thức bủa vây tứ phía và chính nó đang làm lu mờ những chương trình nghị sự đầy tham vọng của liên minh quân sự này tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại London, Anh, khai mạc vào sáng 3-12.
Các nhà lãnh đạo NATO đến Anh để tham gia hội nghị thượng đỉnh đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh, nhưng với các nhà lãnh đạo bảo thủ và khó chịu, tâm trạng khác xa với không khí lễ hội này. Tất nhiên, NATO không dễ vỡ, nhưng liên minh dường như không còn giữ được sức mạnh đoàn kết như trước đây. Tại London, các nhà lãnh đạo cần phải cố gắng hết sức để khắc phục một số khác biệt của họ.
An ninh được thắt chặt cho Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại London, Anh. Ảnh: AP
Đi tìm “kẻ phá bĩnh”
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nghi ngờ mục đích của liên minh trong khi người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron nghi ngờ về tương lai của nó.
Từ khi lên nắm quyền, ông chủ Nhà Trắng liên tiếp chỉ trích các quốc gia đồng minh NATO về việc không đóng góp đủ cho liên minh trong khi Washington đóng góp vào ngân sách khối nhiều hơn so với các thành viên còn lại. Ông Trump cho rằng, thực tế này là không công bằng và cũng không thể chấp nhận được. Trước sức ép của ông Trump, xem ra một số quốc gia Châu Âu đã phải chi tiền nhiều hơn. Vì vậy, nếu sự kiềm chế của ông Trump trong vấn đề chi tiêu là điều dễ hiểu, thì NATO lại chứng kiến diễn biến kịch tính hơn sau khi Tổng thống Macron tuyệt vọng về định hướng chiến lược của liên minh, nói rằng với tuyên bố: “NATO đã chết não”. Tuyên bố này làm náo loạn NATO và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có lời khiển trách công khai hiếm hoi nhằm vào ông Macron. Nhưng trong cuộc gặp mới đây với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ông Macron nhất quyết không xin lỗi, mà cho rằng đây là một lời c ảnh tỉnh đối với khối quân sự này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo giới quan sát, 2 nhân vật khó chịu này không là gì so với “kẻ phá bĩnh” Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các chuyên gia, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đang đưa Ankara dần tiến lại gần hơn với Nga, và dần rời xa nguyên lý cơ bản nhất của liên minh này. Trong 7 thập kỷ qua, có một nguyên tắc cơ bản đã ràng buộc 29 thành viên NATO: tin tưởng. Điều 5 của NATO quy định, một cuộc tấn công nhằm vào một quốc gia thành viên là cuộc tấn công vào tất cả.
Trong phản ứng đáp trả người đồng cấp Macron, ông Erdogan, vốn rất tức giận trước những chỉ trích của phương Tây về hoạt động quân sự của ông ở miền bắc Syria chống lại người Kurd, đã có bằng những lời lẽ gay gắt. “Trước hết, hãy kiểm tra cái não của chính ông, xem có chết hay chưa. Những tuyên bố này chỉ phù hợp với những người như ông, đang trong tình trạng chết não”, ông Erdogan tuyên bố, nhấn mạnh rằng ông sẽ nói lại một lần nữa tại hội nghị thượng đỉnh này.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng tuyên bố rằng việc Ankara không thể sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình là điều không thể chấp nhận được; và còn đe dọa sẽ “mở cửa” biên giới để hơn 3,6 triệu người tị nạn Syria tràn sang Châu Âu nếu các nước Châu Âu không đồng ý với sự dàn xếp của Thổ Nhĩ Kỳ tại quốc gia Trung Đông này.
Phải “xích lại gần nhau”
Các nhà lãnh đạo NATO họp thượng đỉnh trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức – bao gồm cả sự không chắc chắn về những gì Tổng thống Donald Trump có thể làm.
Thách thức trước mắt rõ ràng là vấn đề chia sẻ ngân sách và tái cấu trúc hoạt động. Trước thềm hội nghị, Mỹ và các nước đồng minh trong NATO đạt thỏa thuận mới, theo đó Washington sẽ cắt giảm viện trợ cho liên minh quân sự này, trong khi đó, các quốc gia đồng minh và Canada sẽ tăng khoản chi cho NATO. Tuy nhiên, để đi đến được hành động thực tế, đó là cả một chặng đường dài. Thứ hai là NATO cần chọn cách phản ứng đối với các vấn đề an ninh như tình hình Trung Đông và việc Mỹ – Nga chấm dứt Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký năm 1987.
Nhưng quan trọng hơn hết, theo giới chuyên gia, là các thành viên cần tìm một con đường để “xích lại gần nhau”. Nhưng nội dung cuộc họp lần này khá mỏng, chỉ có một phiên họp kéo dài 3 giờ, trong đó các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký vào một loạt các quyết định đã được các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của NATO đưa ra. Vì vậy, có thể thấy, đằng sau những nụ cười và những cái bắt tay, là những mối lo ngại sâu sắc về tương lai của NATO.
KHẢ ANH
Theo cadn.com.vn
Các lãnh đạo NATO 'nói xấu' TT Trump, không biết đang bị quay phim
Các nhà lãnh đạo của Canada, Pháp và Anh dường như đã bình phẩm về tổng thống Mỹ trong cuộc trò chuyện tại buổi tiếp tân của Cung điện Buckingham mà không nhận thấy họ bị ghi hình.
Sáng ngày 4/12, đoạn video ngắn xuất hiện cho thấy các nhà lãnh đạo thế giới đang tươi cười tại buổi tiếp tân ở Cung điện Buckingham, dường như bày tỏ ái ngại về cách hành xử không chính thống của ông Trump.
Trong video, được đăng tải trực tuyến bởi Tập đoàn Phát thanh Canada, Thủ tướng Canada Justin Trudeau dường như đang trút giận về hành vi của ông Trump trong ngày đầu tiên của cuộc họp thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kéo dài hai ngày.
Ông Trump đã nói chuyện với các phóng viên trong tổng cộng hơn hai giờ vào ngày 3/12, điều dường như làm ông Trudeau kinh ngạc.
Các nhà lãnh đạo thế giới không đề cập tên ông Trump nhưng dường như đang thảo luận về cách hành xử khác thường của tổng thống Mỹ trong cuộc trò chuyện bị ghi hình ở Cung điện Buckingham. Ảnh: Power & Politics.
"Ông ấy đến muộn vì còn tham gia cuộc họp báo 40 phút trước đó", ông Trudeau nói với một nhóm nhỏ bao gồm Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng những người khác. Ông Trudeau không đề cập đến ông Trump bằng tên trong quá trình trao đổi, khi ông dường như đang thảo luận về các cuộc họp song phương trong ngày.
"Cứ nhìn xem đội của ông ấy đã kinh ngạc đến mức nào", ông Trudeau nói. Ông Macron cũng được nhìn thấy tham gia nhiệt tình trong cuộc trò chuyện nhưng những bình luận của ông không thể nghe thấy được. Ông Johnson được nhìn thấy đang mỉm cười. Không ai trong số các nhà lãnh đạo thế giới dường như nhận ra cuộc trò chuyện đang được ghi lại.
Theo New York Times, trước đó, vào ngày 3/12, trong lần xuất hiện căng thẳng trên truyền hình kéo dài 45 phút, ông Macron đã mạnh mẽ thách thức tầm nhìn của Tổng thống Trump đối với NATO và cách xử lý cuộc xung đột quân sự liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với ông Trump, đó là cuộc gặp mặt trực tiếp hiếm hoi với một nhà lãnh đạo thế giới khác mà ông không điều khiển cuộc trò chuyện.
Ông Trudeau sau đó đã tham gia một cuộc họp ôn hòa hơn với ông Trump trong cùng ngày.
Không có phản ứng ngay lập tức với video từ ông Trump, người đã không tweet trong vài giờ khi video được đăng tải.
Ngày 4/12, ông sẽ gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel, người không nằm trong số các nhà lãnh đạo được nhìn thấy trong video. Ông cũng dự kiến tổ chức các cuộc họp với các thủ tướng của Đan Mạch và Italy, tham gia bữa trưa làm việc với các đại diện của Estonia, Hy Lạp, Latvia, Ba Lan, Romania, Litva, Bulgaria và Anh.
Theo danviet.vn
Lãnh đạo NATO nói đùa, đánh trúng nỗi đau của Mỹ Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã chia sẻ thông tin chi tiết về bữa sáng của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng những thông tin bên lề thú vị. Theo RT, nhà lãnh đạo NATO cho hay, bữa sáng "rất tuyệt" và Washington luôn trả tiền. Đây là câu nói đùa liên quan tới những tranh cãi chưa bao giờ...