Những trang phục cưới truyền thống đẹp và độc đáo trên khắp thế giới
Trang phục cưới truyền thống mang đậm phong tục tập quán, nền văn hóa, thói quen của từng quốc gia. Cô dâu ở Trung Quốc thường mặc trang phục màu đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, còn người Nhật thích mặc kimono trắng, màu tượng trưng cho sự tinh khiết…
Ghana: Đám cưới truyền thống của người Ghana rất rực rỡ sắc màu. Mỗi gia đình sẽ có mẫu vải chỉ may riêng cho cô dâu và chú rể.
Pakistan: Mặc dù Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, nhưng truyền thống có rất nhiều điểm giống với phong tục của Ấn Độ. Trong ngày cưới cô dâu sẽ vẽ henna lên tay và mặc váy cưới màu đỏ.
Romania: Ngày nay, đại đa số thanh niên Romania thích đám cưới mang phong cách hiện đại. Tuy nhiên, các nghi lễ truyền thống vẫn có thể được nhìn thấy ở những vùng xa xôi của đất nước này. Romania tuy không lớn nhưng mỗi vùng đều có trang phục cưới riêng.
Nhật Bản: Ở đám cưới của người Nhật Bản trang phục cưới được gọi là Kimono, cô dâu thường thay ít nhất hai bộ trang phục trong suốt lễ cưới, một màu trắng và một màu đỏ . Cô dâu sẽ mặc một bộ kimono màu trắng trong các buổi lễ chính thức, tượng trưng cho sự tinh khiết và tình trạng “vẫn còn độc thân”. Sau buổi lễ, cô dâu sẽ mặc bộ kimono màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
Sami, Bắc Âu: Người Sami là những người bản địa sống ở Lapland. Những chiếc áo dài truyền thống của họ có thể cho bạn biết rất nhiều điều về chủ nhân của chúng. Ví dụ, các nút hình vuông có nghĩa là người đó đã kết hôn, trong khi những người độc thân đeo thắt lưng có nút tròn.
Sri Lanka: Cô dâu thường trở thành tâm điểm chú ý trong ngày cưới. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong một đám cưới truyền thống của Sri Lanka, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi chú rể.
Video đang HOT
Ấn Độ: Váy cưới màu đỏ hoặc hồng là trang phục truyền thống được các cô dâu Ấn Độ lựa chọn trong lễ cưới. Ở các vùng phía Bắc, phụ nữ đã lập gia đình theo truyền thống thường có một chấm đỏ ở giữa trán.
Scotland: Ở Scotland, theo truyền thống, chú rể thường mặc những chiếc váy kẻ karo. Sau đám cưới, cô dâu sẽ khoác chiếc khăn choàng có họa tiết giống chiếc “váy” của chú rể để chứng tỏ rằng mình đã trở thành một phần của gia đình.
Ethiopia: Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng Ethiopia là quốc gia duy nhất ở châu Phi có Cơ đốc giáo là tôn giáo chính thức.Đó là lý do tại sao lễ cưới ở đây giống lễ cưới của người Hy Lạp, Nga.
Indonesia: Đám cưới của người Indonesia có thể rất khác nhau giữa các hòn đảo. Với hơn 300 dân tộc và 6 tôn giáo lớn, đất nước này là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
Trung Quốc: Váy cưới truyền thống ở Trung Quốc có màu đỏ trưng cho may mắn và hạnh phúc. Ở đất nước này, màu trắng tượng trưng cho tang tóc. Sau hôn lễ, chú rể tháo khăn che mặt đỏ trên đầu cô dâu.
Malaysia: Hầu hết các lễ cưới được tổ chức theo truyền thống Hồi giáo. Các cô dâu thường chọn váy cưới có tông màu tím, hoặc kem.
Yemen: Hầu hết các cộng đồng Do Thái không có quần áo cưới đặc biệt. Nhưng người Do Thái Yemen là một ngoại lệ. Các cô gái ở đây khi kết hôn thường mặc những bộ trang phục đặc biệt, được thừa hưởng từ tổ tiên của họ.
Hàn Quốc: Trang phục cưới truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok. Đám cưới truyền thống đang ngày càng được ưa thích ở Hàn Quốc. Theo truyền thống, chú rể sẽ cõng cô dâu đi vòng quanh bàn. Điều đó tượng trưng cho việc cô dâu có thể tin tưởng vào chồng.
Na Uy: Cô dâu thường mặc Bunad – trang phục truyền thống của đất nước dành cho những dịp đặc biệt như đám cưới, lễ rửa tội.
Nigeria: Cô dâu Nigeria thường chọn trang phục cưới sáng màu và quấn khăn Gele trên đầu. Trang phục của chú rể cũng không kém phần long trọng.
Người phụ nữ biến ước mơ mặc váy cưới của cô dâu nghèo Ấn Độ thành hiện thực
Nhiều cô dâu nghèo trên khắp Ấn Độ không đủ tiền mua trang phục cưới, chỉ ao ước được một lần mặc trên người chiếc sari trong ngày trọng đại nhất của đời mình.
Sabitha, một chủ cửa hàng váy cưới ở Ấn Độ đã giúp các cô gái trẻ hiện thực hóa điều này.
Có vô số phụ nữ trẻ trên khắp Ấn Độ mơ ước một ngày nào đó được khoác lên người chiếc váy cưới mà bình thường họ không bao giờ có thể mua được. Hiện tại nhờ cửa hàng trang phục ở Kerala của Sabitha, phụ nữ nghèo ở Ấn Độ đã có cơ hội bước trên lễ đường trong bộ sari lộng lẫy.
Sabitha ở cửa hàng cung cấp váy cưới và sari Rainbow Women's Outfits. Ảnh: Amrit Dhillon
Phụ nữ nghèo không đủ tiền mua sari cho lễ cưới
Một người phụ nữ trẻ với ánh mắt trầm ngâm rời khỏi cửa hàng quần áo của Sabitha ở Kannur, Kerala, sau một hồi lâu nhìn vào khu váy cưới, cô ngăn cô gái trẻ lại để hỏi chuyện.
Sabitha, 40 tuổi nói: "Cô ấy sắp kết hôn và rất thích những chiếc váy cưới nhưng bố mẹ cô không đủ tiền mua chúng. Khi cô ấy rời khỏi, tôi cảm thấy lòng tràn ngập buồn phiền".
Sabitha và những bộ trang phục có sẵn trong cửa hàng áo cưới của cô. Ảnh: Amrit Dhillon
Đây là điều diễn ra hàng ngày ở Ấn Độ, nơi vô số phụ nữ trẻ không thể mua chiếc váy cưới mơ ước của họ. Trong khi tủ quần áo của nhiều phụ nữ giàu có đã kết hôn là vô số váy áo và sari dành cho cô dâu không bao giờ được mặc lại; có những người chỉ ao ước một lần mặc chúng nhưng không thể.
Cửa hàng trang phục cưới cho phụ nữ nghèo Ấn Độ
Để đáp ứng nhu cầu này, Sabitha đã mở một cửa hàng riêng có tên Rainbow Women's Outfits vào năm 2017, chuyên phục vụ áo choàng và váy cưới tặng cho phụ nữ trẻ ở các gia đình nghèo. Cô dâu tương lai không phải trả tiền và có thể chọn tối đa ba bộ trang phục, vì hầu hết các đám cưới của Ấn Độ đều kết hợp ít nhất ba sự kiện riêng biệt. Những bộ quần áo được chọn sau đó được giặt khô, điều chỉnh kích cỡ và có thể được giữ lại sau khi đám cưới kết thúc, hoặc đem tặng lại cho cửa hàng.
Sabitha nói: "Tôi vẫn kiếm đủ tiền từ việc bán trang phục cho phụ nữ. Có lần, tôi tặng váy cưới cho những cô gái nghèo, tôi mong họ sẽ nhận nó. Tôi muốn những cô gái nghèo có sự lựa chọn bởi vì hầu như từ trước đến giờ họ toàn phải mặc quần áo cũ".
Sabitha bắt đầu tìm nguồn cung ứng trang phục cưới cho cô dâu đã qua sử dụng thông qua một nhóm trên WhatsApp, gồm 22 người bạn của cô, hầu hết họ đều là doanh nhân. Họ giúp Sabitha tìm váy quyên góp, đánh giá chất lượng của từng chiếc và từ chối những chiếc không đạt tiêu chuẩn. Cũng như cửa hàng ở Kannur, cô hiện có năm cửa hàng khác trên khắp Kerala, nơi lưu giữ, trưng bày váy cưới và sari. Trong ba năm kể từ khi thành lập, nhóm đã giúp khoảng 400 cô dâu tìm được bộ trang phục hoàn hảo cho ngày trọng đại của mình, trong đó có một số là của các nhà thiết kế hàng đầu Ấn Độ như Ritu Kumar và Sabyasachi Mukherjee.
"Họ gửi cho chúng tôi một đoạn video về đám cưới hoặc gọi video trên WhatsApp để chúng tôi thấy họ trông như thế nào tại hôn lễ", Sabitha nói.
Cửa hàng của cô dần được nhiều người biết đến, phụ nữ từ những vùng xa xôi hơn của đất nước bắt đầu liên hệ với Sabitha. Devika Anand, 28 tuổi, sống ở bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ, cách đó hơn 2.500km cũng tìm đến cửa hàng của Sabitha. Hai tháng nữa Anand sẽ kết hôn nhưng cha mẹ cô đã nghỉ hưu và chỉ nhận được khoản tiền ít ỏi.
"Sau khi xem trang phục qua cuộc gọi video, tôi đã chọn một chiếc áo choàng màu hồng đính đá. Sabitha rất tốt bụng, cô ấy chịu chi phí gửi nó đến làng của tôi bằng chuyển phát nhanh như một món quà cưới. Tôi đã nhận được đồ, và đang tìm một thợ may để sửa lại", Anand nói.
Với những góa phụ và những người làm mẹ đơn thân, dịch vụ mà Sabitha cung cấp là một món quà vô cùng quý giá vì ngay cả những đám cưới giản dị nhất ở Ấn Độ cũng có thể tốn kém rất nhiều. Ở nhiều nơi trên đất nước, cô dâu sẽ tổ chức tiệc cho cả làng của mình để khẳng định thể diện và địa vị.
Sabitha thật sự cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng những chiếc váy cô dâu được tặng có thể tạo nên những giọt nước mắt hạnh phúc và hình ảnh tuyệt đẹp tại lễ cưới. Cô chia sẻ "Có được chiếc váy cưới như thế mọi căng thẳng của họ đều tan biến. Họ bước ra khỏi cửa hàng với cảm giác nhẹ nhàng hơn, như thể một một giấc mơ đã trở thành sự thật".
Ngoài ra, Sabitha cũng chú ý cẩn thận để tránh những kẻ mạo danh lợi dụng chương trình hoặc lấy trang phục giả để bán lại cho họ. Chưa kể, cô dâu muốn được cửa hàng hỗ trợ trang phục cưới phải cung cấp giấy chứng nhận từ quan chức tôn giáo địa phương xác nhận rằng cô ấy thực sự sắp kết hôn.
Dần dần, ngày càng có nhiều phụ nữ bắt đầu tặng phụ kiện cho cửa hàng. Các kệ hàng của Sabitha hiện đầy ắp những chiếc túi, giày và đồ trang sức đính hạt xinh xắn, cũng như một số đồ sành sứ, khăn trải giường và các đồ gia dụng khác.
Ít ngày trước giờ G, chuỗi sự kiện đồ cưới của Elle Việt Nam buộc phải hoãn vô thời hạn do dịch Covid-19 Vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sự kiện Elle Wedding Art Gallery 2020 đã lỡ hẹn với giới mộ điệu Việt. Vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 mà từ đầu năm nay, làng thời trang nước nhà gần như "đóng băng" vì không có bất cứ một sự kiện quy mô nào được diễn ra. Bẵng đi một thời...