Những trái cây khi ăn không nên bỏ vỏ
Có một số vỏ trái cây nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí và làm mất đi tác dụng chính của trái cây đó. Để tận dụng cả vỏ trái cây khi ăn thì trước khi sử dụng ta nên rửa sạch, ngâm nước muối và để ra rổ cho khô ráo.
Vỏ trái nho giảm mỡ trong máu
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím, có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt…
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt và hạt nho
Hiện đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
Vỏ quýt trị đầy bụng, ho đờm
Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein…, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon, khử mùi tanh khi ăn cá, hải sản…. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.
Vỏ dưa hấu xanh giảm nhiệt cơ thể
Video đang HOT
Vỏ dưa hấu có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.
Vỏ táo hỗ trợ tiêu hóa
Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo
Vỏ dưa leo lợi tiểu giảm sưng phù
Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi làm món dưa gang nên để cả vỏ.
Vỏ lê
Là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y.
Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món sa-lát dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.
Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng.
Dưa vàng bài độc
Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.
Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.
Vỏ cà chua chống ung thư
Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé!
Theo Minh Hưng (Nông nghiệp Việt Nam)
Dưa hấu - ngon, bổ nhưng hãy coi chừng
Dưa hấu - loại quả phổ biến bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng trong một số trường hợp có thể bị ngộ độc cấp tính từ những loại hoa quả ngon ngọt như dưa hấu.
Trong thành phần chính của dưa hấu chứa khoảng 90% là nước, 10% còn lại là các loại đường tốt cho tiêu hóa như: glucose, fructose và sucrose, nhiều vitamin: B1, B2, C, axit folic, caroteen pantothenic và các loại khoáng chất: magie, kali, sắt... Tất cả các chất này có lợi cho quá trình tiêu hóa của chúng ta và thanh lọc cơ thể loại bỏ các độc tố thông qua tuyến mồ hôi.
Dưa hấu cũng là vị thuốc lợi tiểu tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Dưa hấu cũng là vị thuốc lợi tiểu tốt nhất, khi dùng nước ép dưa hấu sẽ làm giảm độc tố trong gan, thận và góp phần làm giảm nguy cơ tạo thành sỏi trong gan và thận. Dưa hấu làm giảm chứng khó tiêu, làm trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, nó cũng rất có ích đối với những người bị bệnh tim mạch, bệnh gút, xơ cứng và viêm khớp.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng trong một số trường hợp có thể bị ngộ độc cấp tính từ những loại hoa quả ngon ngọt như dưa hấu. Để giải thích điều này có lẽ những người trồng, kinh doanh dưa hấu và các nhà khoa học mới cho chúng ta biết rõ được. Làm gì để dưa hấu chín sớm hơn? Người trồng dưa sẽ có nhiều cách để ruộng dưa của mình chín sớm mà không phụ thuộc vào giống dưa đó chín sớm hay muộn. Họ dùng các loại phân bón với hàm lượng cao của nitơ-nitrate (muối axit nitric, nitrate natri...). Việc bón phân có hàm lượng nitrate cao vào đất sẽ tích tụ chất này trong ruột của quả dưa. Bản thân nitrate rất độc hại mà nó còn là tiền chất của các hợp chất N-nitroso có khả năng gây ung thư cao.
Khi chúng ta ăn dưa hấu, việc chuyển đổi nitrate thành nitrite xảy ra ở đường tiêu hóa có sự tham gia của một số vi khuẩn. Nitrite không giống nitrate là những hợp chất độc hại nhưng nó làm giảm chức năng vận chuyển của máu, ảnh hưởng đến hemoglobin vận chuyển oxy đến các mô. Trong trạng thái bình thường của máu người có chứa khoảng 2% methemoglobin, nếu nó tăng lên đến 30% thì xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc cấp tính (cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, khó thở) và nó tăng lên đến 50% thì có thể gây tử vong.
Dưa hấu có vết nứt ăn vào dễ bị nhiễm trùng đường ruột. (Ảnh minh họa)
Một nguy hiểm nữa chúng ta có thể thấy, trong quá trình vận chuyển vỏ của dưa hấu có những vết nứt nhỏ. Vì thế người ta sẽ cắt nhỏ quả dưa đó ra và bán theo từng miếng nhỏ. Đó chính là cơ hội lý tưởng để cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào dưa hấu và gây ra nhiễm trùng đường ruột cấp tính. Ngoài ra, vỏ dưa hấu lại hấp thụ nhiều chất độc hại từ khí thải môi trường đặc biệt là chì. Vì vậy, khoảng cách giữa ruộng dưa với đường quốc lộ tối thiểu cũng phải là 10m. Và khi mua dưa hấu về nhà bạn nên rửa kỹ vỏ của nó bằng nước ấm để có được cảm giác ngon miệng và an toàn.
Theo SKDS
Quả ổi - Vừa ngon, vừa hỗ trợ tiêu hoá! Ổi là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ, nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin A,C, betacaroten... cho cơ thể chúng ta. Những điều chưa biết về quả ổi Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã...