Những tòa nhà kinh ngạc làm từ container
Với chi phí thuê và xây đắt đỏ hiện nay thì giải pháp ngôi nhà container là vô cùng hợp lý cho nhiều người.
Ý tưởng một ngôi nhà truyền thống bị bỏ qua và thay vào một phương pháp mới để làm một ngôi nhà tiện lợi hơn rất nhiều: Ngôi nhà container.
Một ngôi nhà từ container sẽ tận dụng được hết những hộp kim loại lớn và thỏa sức thử biến hóa khả năng sáng tạo của mình.
Nhà container lại dễ dàng lắp đặt theo mọi loại địa hình và có chi phí khá rẻ.
Bên trong nhà container đẹp và sang không khác gì một căn biệt thự.
Video đang HOT
Ngôi nhà tái chế từ chiếc container và sơn màu bên ngoài nằm giữa vùng nông thôn tạo cảm giác không khác gì một ngôi nhà gỗ..
Bước vào bên trong, không ai nghĩ đây là một ngôi nhà tái chế từ container. Nó vô cùng đáng yêu với những gam màu sặc sỡ.
Với ngôi nhà kiểu này, sẽ rất cần đến rất nhiều container để lắp ghép.
Hay một ngôi nhà đơn giản như thế này nhưng vẫn rất tươm tất và sạch sẽ.
Khéo léo hơn, hoàn toàn có thể làm một căn nhà container khác lạ và độc đáo với các tầng.
Một ngôi nhà theo phong cách hiệu ứng nhà kính với những tấm container.
Nhà container tiện lợi ở chỗ, bạn có thể tháo dỡ và lắp đặt lại ở bất cứ nơi nào mình thích.
Theo_Kiến Thức
Dân ở chung cư cũ: Đi không yên, ở không xong1
Qua báo cáo của Sở Xây dựng TP.Hà Nội về các chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn, UBND Thành phố đã đồng ý với phương án di chuyển các hộ dân trong các tòa nhà nguy hiểm để sửa chữa, xây dựng. Chủ trương này đã khiến cho rất nhiều cư dân sinh sống ở các tòa chung cư cũ có trong diện di dời tỏ ra lo lắng, bất an.
Sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà G6A Thành Công ngày càng xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
Vẫn "nan giải" bài toán di dời chung cư cũ
Bà Nguyễn Trúc Loan (cư dân tòa nhà G6A Thành Công) tỏ ra lo lắng trước chủ trương di dời tòa nhà này.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm của mình. Ông Tuy cho biết, hiện tại trên địa bàn dân cư số 12 chưa tổ chức họp dân để thông báo chủ trương di dời các nhà chung cư nguy hiểm mức độ D nên cũng chưa nắm rõ được tất cả ý kiến của bà con nhân dân trong địa bàn.
Theo quan điểm của vị trưởng ban công tác mặt trận này, với những chủ trương lớn của Thành phố thì người dân luôn ủng hộ. "Việc di dời các hộ dân nằm trong các đơn nguyên được thành phố thông báo nằm ở mức độ nguy hiểm D, đây là chủ trương của thành phố để đảm bảo an toàn cho dân, cái này tôi nghĩ là người dân phải chấp hành và ủng hộ", ông Tuy nói.
Người dân hoang mang, lo lắng
Tuy nhiên, cũng tâm trạng băn khoăn như các hộ dân đang sinh sống tại tòa nhà G6A, ông Tuy bày tỏ lo lắng: "Vấn đề sau khi di dời là giải quyết cho bà con đi tạm cư như thế nào? Tạm cư ở đâu và thời gian tạm cư là bao lâu? Sau đó lại tái định cư về nơi cũ hay thế nào thì phải có sự cam kết về thời gian rõ ràng".
Ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội trao đổi với PV.
Lý giải cho lo lắng của mình cũng như nhiều cư dân trong diện di dời, ông Tuy dân chứng một trường hợp cụ thể: "Ví dụ như nhà C1 Thành Công dỡ từ năm 2008, đến tận đầu 2016 mới khởi công xây dựng, thế thì hàng chục năm bà con đi tạm cư ở nơi khác làm sao người ta chịu đựng được, Con cháu học hành ổn định, điều kiện sống ổn định, nếu bây giờ đi tạm cư ở nơi xa mà không biết thời gian nào trở về tái định cư thì bà con rất hoang mang".
Theo ông Tuy, nhiều người đang sinh sống tại tòa nhà G6A có thể sẽ không muốn di dời. "Nói chung là đại đa số nhân dân người ta cũng muốn ăn ở yên ở đây. Người ta đã gắn bó ở đây bao nhiêu năm rồi, từ năm 1981, 1982 đến nay. Cái nhà lún nứt cách đây 30 năm đến giờ, mọi người ở đây quý mến, yêu thương nhau và cuộc sống rất bình thường, ổn định. Ở đây ai cũng muốn ở lại, con cháu đi học gần gũi, vị trí tòa nhà thì gần chợ, cũng là một điểm trung tâm, bà con cùng công tác ở ngân hàng trung ương quen biết nhau. Trong trường hợp phải di dời thì bà con nhân dân muốn nhà nước, chủ đầu tư phải có cam kết là tạm cư trong thời hạn nào đấy thôi ví dụ 3 năm, 2 năm hay 4 tháng, xây xong nhà thì phải tái định cư về đây chứ người dân không muốn tái định cư ở một chỗ khác xa hơn", ông Tuy tâm sự.
Được biết, tại tòa nhà G6A có 3 đơn nguyên thì đơn nguyên 1 và 2 thuộc vào mức độ nguy hiểm D và thuộc diện di dời. Tại hai đơn nguyên này có 49 hộ dân sinh sống ổn định từ khoảng 30 năm nay.
Trong công văn hỏa tốc gửi Sở Xây Dựng, Văn phòng UBND Thành phố, UBND quận Ba Đình ngày 16.2, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng về việc tổ chức di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú tại các Nhà chung cư nguy hiểm mức độ D. UBND.TP Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị khảo sát, lập phương án và xây dựng kế hoạch hỗ trợ, di chuyển giữa các hộ gia đình tại các nhà nguy hiểm. Cụ thể, theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tòa nhà G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) và nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) thuộc vào mức độ nguy hiểm D (D là mức nguy hiểm nhất). Theo đó, những cư dân sống trong các tòa nhà này sẽ được di dời để UBND TP.Hà Nội tiến hành sửa chữa hoặc xây mới các tòa nhà trên. Hiện tại, trước thông tin này, những cư dân đang sinh sống trong các tòa nhà này tỏ ra khá hoang mang.
Theo_Dân việt
Hà Nội công bố 42 chung cư cũ ở tình trạng "nguy hiểm" UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư ở 5 quận, huyện. Trong số đó có 39 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ C, 1 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ B, 2 tòa nhà nguy hiểm ở mức độ D cần phải di dân gấp. Theo đó, Phó...