Những toa-lét siêu sạch và phong tục thờ “thần hố xí” tại Nhật Bản
Những người từng có cơ hội đến Nhật đều phải công nhận họ chưa từng thấy ở đâu có những khu nhà vệ sinh sạch đẹp và hiện đại đến mức khó tin như ở đất nước này. Vậy thì vì lý do gì mà người Nhật lại phát “cuồng” trong việc giữ gìn vệ sinh toa-lét đến thế?Theo một cuộc nghiên cứu, Nhật Bản là dân tộc có lượng thời gian sử dụng nhà vệ sinh trung bình nhiều nhất trên thế giới. Người Nhật thích ngồi trong nhà vệ sinh thư giãn, họ thường chơi điện tử, đọc truyện tranh hoặc những loại sách ẩm thực… Có những hộ gia đình thậm chí còn thiết kế cả giá sách trong toa-lét nhà mình để thêm phần thuận tiện.
Không có đất nước nào trên thế giới giữ nhà vệ sinh sạch sẽ quá mức như Nhật Bản.
Ngoài những nguyên nhân về ý thức hay thói quen, người Nhật luôn giữ gìn nhà vệ sinh còn vì lý do tín ngưỡng đã tồn tại từ hàng trăm năm nay.
Tương truyền, nền văn hóa tín ngưỡng của Nhật Bản có tới 10.000 vị thần, và Xí thần (vị thần cai quản toa-lét) chính là một trong số đó. Xí thần là một người xinh đẹp tuyệt trần, bà phụ trách chủ quản bộ phận sinh sản nên người Nhật quan niệm phải luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ mới có thể sinh ra được những đứa con xinh đẹp và khỏe mạnh.
Nhiều vùng ở Nhật cho đến hiện tại vẫn còn duy trì những phong tục khá kỳ lạ, ví dụ như ở tỉnh Fukushima (một tỉnh nằm ở vùng Tohoku trên đảo Honshu, cách thủ đô Tokyo khoảng 300 km về hướng Bắc), sau khi người phụ nữ sinh con được 21 ngày, người lớn trong gia đình sẽ bế đứa bé sang gõ cửa 3 nhà hàng xóm, rồi đưa đứa bé vào toa-lét nhà họ, đặt ở đó một đồng xu 5 Yên và thỉnh cầu Xí thần ban cho con cháu mình sức khỏe.
Ở một số vùng khác còn có quy ước nếu đứa bé mới sinh là con gái, người lớn sẽ phải viết lên trán nó một chữ “Khuyển” rồi mới bế vào toa-lét nhà hàng xóm với ước mong Xí thần sẽ giống như một chú cún cưng luôn bám theo và bảo vệ đứa trẻ ấy.
Thời xa xưa, người dân Nhật thậm chí còn tận dụng toa-lét làm phòng hộ sinh vì họ tin rằng khi sinh con trong đó, đứa trẻ sẽ được Xí thần ban cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ngoài việc chủ quản bộ phận sinh sản, Xí thần còn phụ trách việc thu hoạch. Cho đến nay, tại nhiều vùng ở Nhật Bản vẫn còn duy trì phong tục cảm tạ Xí thần sau mỗi vụ mùa bội thu.
Video đang HOT
Cả gia đình sẽ ngồi trên một miếng thảm làm bằng cỏ đặt trước mặt Xí thần, sau đó mỗi người ăn một miếng cơm để bày tỏ lòng biết ơn vì món quà mà nữ thần đã dành cho họ.
Ngay từ khi con cái còn bé, các bậc làm cha mẹ ở Nhật luôn tạo cho bọn trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh toa-lét và trẻ em ở Nhật luôn tự giác lau chùi, dọn dẹp nhà vệ sinh thường xuyên, bởi vì người Nhật tin rằng: “Chăm chỉ dọn dẹp vệ sinh toa-lét thì càng lớn lên sẽ càng xinh đẹp”.
Trẻ em Nhật rất tự giác trong việc dọn dẹp vệ sinh.
Có thể trong mắt nhiều người, nhà vệ sinh công cộng là một “cơn ác mộng” với không gian bẩn thỉu, nhớp nháp cùng đủ thứ mùi khó chịu, thế nhưng, đối với người Nhật, nhà vệ sinh công cộng lại là một nơi thoải mái và sạch đẹp với đủ các trang thiết bị hiện đại như: bồn cầu tự động, giấy vệ sinh chất lượng cao, nước nóng 24/24 giờ, máy sấy tay hay nước khử trùng… khiến cho nhiều người chỉ muốn ngồi trong đó “thư giãn” thật lâu.
Và ngược lại, đa phần người Nhật lúc đến một số nước khác du lịch đã không khỏi choáng váng khi những căn phòng vệ sinh kinh hoàng hiện ra trước mắt.
Những căn phòng vệ sinh đầy màu sắc ở Nhật.
Người Nhật rất coi trọng phòng vệ sinh vì đó là một bộ phận quan trọng trong ngôi nhà của họ.
Những chiếc bồn cầu nhiều tính năng với bảng điều khiển điện tử hiện đại xuất hiện nhan nhản ở Nhật.
Toa-lét này còn có bệ cho trẻ em ngồi cùng khi bố mẹ… đi vệ sinh.
Nhiều người nước ngoài khi đến Nhật không khỏi ngạc nhiên vì những căn phòng vệ sinh sạch đẹp quá mức ở đất nước này.
TheoTrí thức trẻ
Lý giải nguyên nhân số lượng chó tại Nhật giảm mạnh
Tại Nhật Bản, không những xảy ra tình trạng dân số thu hẹp mà số lượng loài chó ở nơi đây cũng ngày càng giảm đáng kể.Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hiệp hội Lương thực Thú nuôi Nhật Bản, số lượng chó được giữ làm thú nuôi đã giảm khoảng 13% trong năm năm qua, từ 11,861 triệu con vào năm 2010 xuống còn 10,346 triệu con trong năm 2014.
Sự thu hẹp này còn nhanh hơn nhiều so với mức giảm 0,8% dân số Nhật Bản cùng kỳ. Cuộc khảo sát cho thấy rằng sự suy giảm về số lượng chó là một phần do lựa chọn nhà ở của người dân Nhật Bản và việc nhanh chóng thay đổi lối sống.
Khoảng 25% số người được hỏi cho biết họ không thể nuôi chó vì họ sống trong chung cư, nơi việc giữ chó làm thú cưng bị cấm. 25% khác cho biết họ không nghĩ rằng họ có thể chăm sóc tốt cho chó.
Một con chó đang được huấn luyện tại một trung tâm chăm sóc thú cưng ở Tokyo. Ảnh: The Wall Street Journal
Trong khi đó, 17% số người được hỏi cũng cho biết họ không chắc chắn liệu họ sẽ "nổi tiếng" như thế nào nếu chẳng may con chó họ nuôi bị chết. Mặt khác, nhiều người đã sở hữu mèo, mà thường đòi hỏi nỗ lực ít hơn. Bảng số liệu cho thấy số lượng mèo được giữ làm thú cưng tại Nhật đã tăng gần 4% trong khoảng thời gian năm năm, lên đến 9,959 triệu con.
Bảo Anh (Theo WSJ)
Theo_PLO
Những thói quen ăn uống độc, lạ trên thế giới Có những món ăn không đơn giản chỉ là việc thưởng thức. Ở một số quốc gia, thức ăn gắn liền với tín ngưỡng, phong tục, lịch sử nên cách ăn còn quan trọng hơn cả chính bản thân món ăn đó, theo Business Insider. Người Trung Quốc quan niệm sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ - Ảnh minh hoạ...