Những tình tiết đáng chú ý trong ngày thứ 2 xét xử đại án Gang thép Thái Nguyên
Đại diện TISCO cho biết số tiền 830 ty đồng chưa phải thiệt hại cuối cùng đối với doanh nghiệp này, còn cựu chủ tịch Tổng công ty Thép VN phủ nhận tẩu tán tài sản.
Ngày làm việc thứ 2 (13/4), TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi đối với 19 bị cáo cùng những người tham gia tố tụng khác trong vụ án gây thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Trong phần xét hỏi này, HĐXX cùng VKS và các luật sư đặt câu hỏi làm rõ thêm nhiều vấn đề trong vụ án, có những chi tiết đáng chú ý được nhiều người quan tâm.
830 ty đong chua phai thiet hai cuoi cung
Người đại diện của TISCO cho biết, việc các bị cáo chấp thuận tăng giá hợp đồng EPC và chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực khiến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh lãi vay các ngân hàng VDB và Viettinbank, gây thiệt hại 830 tỷ đồng cho TISCO. Tuy nhiên, đây là tiền lãi trả cho ngân hàng nhưng dự án đang triển khai nên chưa biết thiệt hại cuối cùng.
Về số tiền thiệt hại 830 tỷ đồng của TISCO, vị đại diện doanh nghiệp này cho biết, trước đây TISCO không có đơn yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại và đến hôm nay cũng không có đơn, việc xét xử hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng.
Người đại diện của TISCO trả lời câu hỏi của luật sư.
Hợp đồng EPC số 01# mà TISCO ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) có giá trị 160 triệu USD. Tính đến 31/12/2018, TISCO đầu tư vào đây hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó vốn vay VDB là 1.400 tỷ đồng, vay Vietinbank 1.600 tỷ đồng.
Luật sư Trương Anh Tú đặt câu hỏi: “Tổng số tiền có trong tay là 4.400 tỷ đồng, mới tiêu hết 2.111 tỷ đồng, vậy số tiền 2.300 tỷ đồng còn lại đang ở đâu?”
Vị đại diện TISCO trả lời: “Toàn bộ dự án chia làm 3 phần E, P, C và TISCO đã thanh toán trên 90% của tất cả các hợp đồng. Hiện TISCO và MCC vẫn đang đàm phán thực hiện các phần còn lại mà MCC chưa thực hiện” .
Bên cạnh đó, đại diện TISCO cho biết thêm, doanh nghiệp này đang yêu cầu MCC tiếp tục triển khai xây dựng dự án này theo đúng hợp đồng EPC đã ký.
Video đang HOT
“Căn cứ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, TISCO tiếp tục yêu cầu MCC triển khai thực hiện hợp đồng EPC vì MCC còn nhiều vướng mắc, vi phạm theo kết luận. Từ ngày 29/3/2021, chúng tôi đã khởi động lại đàm phán để MCC tiếp tục thực hiện dự án chứ chưa chấm dứt hợp đồng” , đại diện TISCO nói.
Cựu Chủ tịch VNS phủ nhận tẩu tán tài sản
Đáng chú ý, trong phần trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa, bị cáo Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thép Việt Nam – VNS) cho rằng, việc chuyển giao căn nhà duy nhất của vợ chồng bị cáo cho con không phải là tẩu tán tài sản. “Vợ chồng tôi có 1 căn hộ, đến lúc vợ ốm nên chuyển cho con gái để sau này mất đi có người hương khói” , bị cáo này trình bày.
Đồng thời, vị cựu Chủ tịch VNS cho rằng, cơ quan điều tra cáo buộc bị cáo là người chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội là hơi nặng. Với vai trò Chủ tịch HĐQT VNS, bị cáo Tinh thừa nhận có trách nhiệm nhưng sai sót là do thiếu cặn kẽ, “quá tin tưởng vào anh em”.
Về việc giới thiệu Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam ( VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C ở hợp đồng EPC số 01#, bị cáo Mai Văn Tinh cho hay, bản thân làm theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Bị cáo Mai Văn Tinh. (Ảnh: TTXVN)
Theo cựu Chủ tịch HĐQT VNS, VINAINCON thời điểm đó là tốt nhất, đơn vị này trước đó là nguyên thể của 3 công ty. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng có văn bản giới thiệu VINAINCON. Thẩm quyền chọn nhà thầu phụ thuộc quyền của tổng thầu MCC.
Nhà thầu do Bộ Công Thương giới thiệu bộc lộ yếu kém
Trả lời câu hỏi của luật sư Đinh Anh Tuấn (người bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Mừng), bị cáo Đồng Quang Dương (cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, TISCO) trình bày quan điểm của mình về nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ.
Theo bị cáo Đồng Quang Dương, dưới góc độ thư ký của dự án, bị cáo nhận thấy năng lực của VINAINCON thời điểm được giới thiệu cho MCC là đảm bảo yêu cầu để thực hiện phần C của dự án.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công thực tế, VINAINCON bộc lộ một số yếu kém như lực lượng thi công không đủ. “Tổng thầu yêu cầu có những hạng mục phải cần khoảng 1.500 đến 1.700 người, nhưng thực tế nhà thầu VINAINCON chỉ có 300 người. Tôi cho đó là nguyên nhân dẫn đến chậm trễ tiến độ với nhà thầu VINAINCON”, bị cáo Dương dẫn chứng.
Đối với các nhà thầu khác, cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, TISCO cho rằng, bản thân lúc đó đã ra khỏi dự án nên không nắm được.
Theo cáo trạng, dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO được triển khai năm 2007 và do Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) chỉ đạo, kiểm soát; đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC).
TISCO ký với MCC hợp đồng EPC trị giá hơn 160 triệu USD, trong đó phần E (thiết kế) trị giá hơn 3 triệu USD, phần P (cung cấp thiết bị) giá gần 115 triệu USD và phần C (xây lắp) trị giá hơn 42 triệu USD.
Nội dung hợp đồng EPC thể hiện, MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có trong vòng 30 tháng. Tuy nhiên, MCC sau đó không thi công và đòi tăng giá.
Các bị cáo tại TISCO và VNS chấp thuận yêu cầu này đồng thời giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ thực hiện phần C.
Ngoài ra, phần C bị chuyển từ hợp đồng trọn gói (không đổi giá trị) sang hợp đồng theo đơn giá (giá hợp đồng thay đổi theo thời gian). Đến năm 2011, VINAINCON dừng thi công do không đủ năng lực nên dự án của TISCO bị tạm dừng đến nay.
Cơ quan truy tố cho rằng, việc các bị cáo chấp thuận tăng giá hợp đồng EPC và chọn nhà thầu phụ không đủ năng lực khiến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh lãi vay gây thiệt hại 830 tỷ đồng.
Cựu Tổng Giám đốc TISCO "tố" Bộ Công thương không xử phạt vi phạm
Cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng khai rằng, sau khi MCC vi phạm, TISCO đã có văn bản nhắc nhở, báo cáo việc này với Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS). TISCO đã đề nghị xem xét, phạt MCC nhưng nhận được chỉ đạo từ VNS và Bộ Công thương là tìm mọi biện pháp để tháo gỡ khó khăn.
Chiều 12/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 19 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) chuyển sang phần xét hỏi.
Cựu Tổng Giám đốc TISCO Trần Trọng Mừng.
Trả lời câu hỏi của HĐXX, bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO) đề nghị HĐXX xem xét lại nội dung truy tố "Bị cáo là người chủ trì thực hiện, người tổ chức ký kết điều chỉnh hợp đồng". Theo lời khai của bị cáo Mừng, dự án giai đoạn hai gồm 22 gói thầu nhưng có hai gói thầu lớn. Gói thầu 2, TISCO đã ký với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC - hợp đồng trọn gói "chìa khóa trao tay" và có giá không đổi trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC số 01, MCC đã vi phạm do sau hơn 11 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, MCC vẫn chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ nào. MCC cũng chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, không đặt hàng chế tạo máy móc thiết bị, không triển khai thi công các hạng mục của gói thầu, mà rút hết người về nước và nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và tăng giá hợp đồng không có căn cứ, không phù hợp quy định của pháp luật, không đúng với nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bị cáo Mừng khai rằng, sau khi MCC vi phạm, TISCO đã có văn bản nhắc nhở, báo cáo việc này với Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS). TISCO đã đề nghị xem xét, phạt MCC nhưng nhận được chỉ đạo từ VNS và Bộ Công thương là tìm mọi biện pháp để tháo gỡ khó khăn.
Cũng theo bị cáo Mừng, về phía TISCO, khi MCC vi phạm hợp đồng, TISCO đã báo cáo các cấp có thẩm quyền để cùng tháo gỡ khó khăn. Tại tờ trình gửi Bộ Công thương và VNS, TISCO đã kiến nghị xem xét dừng hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại, đồng thời đã chuẩn bị phương án kiện MCC ra Tòa án quốc tế, và hợp đồng không được thực hiện sẽ chấm dứt hợp đồng.
Các bị cáo tại phiên toà.
Bị cáo Mừng khẳng định, bị cáo đã ký tờ trình gửi Bộ Công thương và VNS kiến nghị xem xét đề nghị MCC thực hiện 5 nội dung cụ thể: xem xét lại tiến độ, khẩn trương đưa người có trách nhiệm sang điều hành dự án, hoàn chỉnh các hạng mục còn lại, khẩn trương đặt hàng thiết bị cho gói thầu, nhanh chóng tìm kiếm nhà thầu phụ cho phần C. Nếu MCC không thực hiện thì TISCO sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền để cho dừng hợp đồng.
Cáo trạng, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai do TISCO làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2007. Đơn vị trúng thầu là MCC. Đại diện của TISCO là khi đó là Trần Trọng Mừng (Tổng Giám đốc TISCO) đã ký hợp đồng số 01 EPC với đại diện của MCC. Giá trị hợp đồng hơn 160 triệu USD, là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng được ấn định là 30 tháng.
Liên quan đến việc điều chỉnh chi phí phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC, cáo trạng xác định, việc chấp thuận Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng, trong khi VINAINCON không đủ năng lực khi trái với quy định của Luật Đấu thầu năm 2005, trái với điều 21 Nghị định 99 ngày 13/6/2007 của Chính phủ, dẫn đến chậm tiến độ, làm phát sinh tăng lãi vay, tăng chi phí đầu tư...
Về đề xuất đưa VINAINCON là nhà thầu phụ, theo lời khai của bị cáo Mừng, TISCO giới thiệu VINAINCON dựa trên công văn tự giới thiệu của VINAINCON. Bộ Công thương cũng có giới thiệu đơn vị này với VNS và TISCO. Sau đó, TISCO có tổ công tác xuống kiểm tra năng lực của VINAINCON.
"Trước khi nghỉ hưu, bị cáo có ký công văn gửi VNS báo cáo quá trình thực hiện dự án và đề nghị VINAINCON là nhà thầu phụ, đề nghị điều chỉnh phần C theo hình thức trọn gói (điều chỉnh 1 lần). Bị cáo chưa bao giờ đề nghị điều chỉnh phần C theo đơn giá bởi nếu điều chỉnh theo đơn giá thì sẽ không đảm bảo, khiến cho nhà thầu làm việc chậm tiến độ", bị cáo Mừng khai.
Trước bục khai báo, bị cáo Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TISCO) là người kế nhiệm bị cáo Mừng cũng khẳng định, hợp đồng EPC về nguyên tắc là hợp đồng trọn gói. Bị cáo Khâm thừa nhận, VINAINCON không đủ năng lực và nhân lực để triển khai dự án, không đảm bảo tiến độ và đã tự dừng việc thi công, trả lại công việc cho TISCO. Theo lời khai của bị cáo Khâm, trước sức ép của tiến độ, với trách nhiệm trước đội ngũ, bị cáo cho nhân viên đi nghiên cứu năng lực của 13 nhà thầu phụ khác. Và do vướng mắc khó khăn từ nhiều mặt nên dự án vẫn chậm tiến độ.
Cáo trạng xác định, bị cáo Khâm đã ký quyết định điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, trong đó có dự phòng cho phần C của hợp đồng tăng thêm 15,57% triệu USD; ký phụ lục điều chỉnh lần thứ 4 với MCC thống nhất tách phần C ra khỏi hợp đồng EPC; trực tiếp ký hợp đồng thầu phụ 3 bên, chấp thuận giao cho VINAINCON không đủ năng lực và các nhà thầu phụ khác thực hiện phần C dưới hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. TISCO tổ chức thực hiện và chịu mọi rủi ro không có cơ sở pháp lý, không đủ quy định của hợp đồng EPC số 01.
Trả lời HĐXX, bị cáo Ngô Sỹ Hán (cựu Phó Tổng Giám đốc TISCO) đồng ý với nội dung cáo trạng. Trong khi đó bị cáo Đồng Quang Dương (cựu Phó Tổng Giám đốc TISCO, kiêm Thư ký dự án) lại cho rằng, mình không có tội, và cáo trạng của Viện kiểm sát quy tội cho bị cáo là quá nặng.
Sáng (13/4), phiên toà tiếp tục.
Gây thiệt hại 830 tỉ đồng, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam sắp hầu toà Gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng cho Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), Mai Văn Tinh, nguyên chủ tịch HĐQT tổng công ty Thép Việt Nam, cùng 18 bị can khác sắp phải hầu toà. Ngày 27-3, thông tin từ TAND TP Hà Nội cho biết TAND TP Hà Nội đã ra quyết định ngày 12-4 tới đây sẽ mở phiên...