Những tình tiết ẩn ý thú vị trong phim The Farewell – Lời từ biệt
Trong The Farewell – Lời từ biệt của A24 do Lulu Wang biên kịch và đạo diễn từ chính câu chuyện có thật của mình, nhiều tình tiết ẩn ý đã được cài cắm để người xem khám phá.
Ở đầu phim The Farewell (Lời từ biệt), mọi thứ đã được sắp đặt rằng đây là một phim kể về những lời nói dối để đối phương không phải lo lắng. Khi nải nải hỏi Billi có đội nón không, Billi bảo có dù đầu không đội. Khi bảo New York hay có cướp bông tai, Billi cũng nói dối là không đeo dù rõ ràng là đeo. Sau đó không lâu, khi nhận được thông báo fail học bổng Gungeheim, Billi cũng giấu cả nhà của mình. Thẳm sâu bên trong, Billi cũng đã có những lời nói dối để bảo vệ cho cảm xúc của người xunh quanh.
Bức tranh thung lũng ở đầu phim cũng là điềm báo về cái chết. Trong văn hóa Trung Hoa, thung lũng tượng trưng cho tính âm. Thung lũng còn có thể là biểu tượng cho “đoạn trũng” của đời người trước khi bắt đầu một kiếp nhân sinh mới.
Câu chuyện cười của bố Billi kể về con mèo chết và về việc thông báo cái chết như thế nào cho đối phương dễ dàng tiếp nhận và không bị shock cũng là một gợi nhắc cho chủ đề về “cái chết” của phim.
Hình ảnh tòa chung cư ở Trường Xuân với các dãy nhà và các căn hộ sát nhau lúc Billi trở về là đại diện cho tính cộng đồng của người Á Đông: họ có xu hướng sống gần nhau trong một công trình tập thể hơn là ở những căn nhà riêng lẻ với sân vườn bao quanh.
Nỗi sợ của Nải Nải về việc sống cô đơn một mình ở tuổi già cũng là nỗi sợ của rất nhiều người lớn tuổi ở các nước Đông Nam Á: chỉ mong nhà có người đi qua đi lại cho đỡ buồn.
Trailer phim The Farewell.
Màn tranh luận về việc về Trung Quốc hay lập nghiệp ở Mỹ là điều rất rất rất nhiều người hồi hương thăm quê gặp phải, xoay quanh đó là các câu hỏi “thấm thía” về việc ở gần gia đình để làm tròn trách nhiệm hay ở xa gia đình để “theo đuổi đam mê”, cũng như xoáy sâu vào tâm lý vừa yêu vừa ghét phương Tây của một bộ phận người châu Á. Một mặt, họ luôn muốn con mình có cuộc sống tốt đẹp hơn với nền giáo dục Tây học, nhưng một mặt họ luôn muốn con trở về vì sợ nước ngoài sẽ làm “hỏng” con mình, khiến nó thay đổi.
Chim sẻ bay vào nhà trong văn hóa phương Tây hay châu Âu tượng trưng cho điềm xấu: có người sắp chết trong nhà. Song nếu hiểu nghĩa thoáng hơn, chim sẽ như hình ảnh gắn liền với Billi, một người nhập cư mắc kẹt giữa hai nơi chốn và chưa thật sự tìm được bến đỗ.
Ở cảnh tảo mộ, mọi thủ tục đều rất giống văn hóa Việt Nam: cúng đồ mà người quá cố thích ăn khi còn sống, kỹ đến mức phải lột vỏ, thương đến mức đốt cho cái nhà, cái iPhone. Sau đó, khi khấn vái cầu nguyện thì không chỉ cầu cho mình mà cầu cho bá tánh chúng sanh, cho gia đình, cho từng thành viên.
Ở cảnh tảo mộ, nải nải có lột một quả chuối. Trong tiếng Anh, banana là từ chỉ người Mỹ gốc Hoa, ý nói họ trong trắng, ngoài vàng, suy nghĩ như người Tây dù vẻ ngoài là nguời Á.
Nhiều khung hình trong phim có một điểm chung: pack hết tất cả thành viên trong gia đình vào một khung. Nghệ thuật này cho khán giả một cảm giác gần gũi, thắt chặt tình cảm giữa các thành viên nhà họ Vương và còn tôn lên tính cộng đồng của người châu Á. Ngay cả cảnh chào đám cưới với dàn chào hùng hậu, hay cảnh đám cưới cố gắng gom hết tất cả các bàn vào một khung… đều gợi chung một cảm giác cộng đồng
Billi nằm mơ thấy bóng của de de (ông nội) mình đứng ngay cửa sổ, khi mở mắt ra thì chỉ còn làn khói bay lên, trông rất kỳ ảo và mơ hồ. Tuy nhiên, ánh đèn đỏ phía sau ô cửa sổ lại gợi nhắc đến một hình ảnh rất rất quen thuộc của người Á Đông: bàn thờ.
Billi òa khóc vì chợt nhận ra mọi thứ mình yêu quý sắp mất hết mà mình không có cơ hội để nói một lời từ biệt đúng nghĩa. Ông biến mất khỏi cuộc đời Billi lúc cô đã sang Mỹ, ở tuổi còn quá nhỏ để có thể bỏ học về Trung Quốc. Căn nhà với khoảng sân ấu thơ cũng biến mất và Billi không còn nhìn thấy gì khi ngoái trông theo. Billi xin ở lại Trung Quốc vì với cô, nải nải gần như là sợi dây cuối cùng để giữ cô lại với gốc rễ văn hóa của mình, một người mà cô không bao giờ muốn mất đi.
Khi Jian, mẹ của Billi hỏi Tiểu Nải Nải (em gái của Nải Nải) về tình hình sức khỏe và dự tính tương lai sắp tới, bà liên tục trấn an cô là bà ổn, bà khỏe, có kế hoạch hết rồi, nhưng mặt của Jian vô cùng lo lắng, chau mày lại thấy rõ. Đơn giản là vì, chính Jian cũng lo lắng không biết đó có phải là một lời nói dối để cô đỡ lo hay không.
Cảnh ấn tượng nhất: Billi quyết định bảo vệ bí mật của gia đình, cùng nói dối bài, và cả nhà bước đi trong một shot phim quay từ dưới lên, thể hiện “sự kì vỹ” của các nhân vật. Họ đi như diễu hành, khí thế hiên ngang, ánh mắt kiên quyết như kiểu Avengers Assembled, nhưng siêu anh hùng đã hoàn thành nhiệm vụ mà họ sống chết tuân theo: bảo vệ nụ cười những ngày cuối đời của bà. Đây cũng là lúc quá trình phát triển nhân vật của Billi hoàn tất: cô hoàn toàn chấp nhận gốc rễ văn hóa của mình, chấp nhận chủ nghĩa cộng đồng và đặt tình yêu cá chung với tình yêu của cả gia đình dành cho bà.
Theo saostar
'The Farewell' - 'Cành cọ vàng' cho sự giao thoa văn hóa Mỹ - Trung?
The Farewell (Lời từ biệt) mô tả trải nghiệm của một phụ nữ Mỹ gốc Hoa trẻ tuổi làm nổi bật sự khác biệt giữa hai quốc gia - nhưng cũng có thể báo hiệu hy vọng cho tương lai.
Tương tự như sự cường điệu xung quanh việc phát hành Crazy Rich Asians vào năm ngoái, bản romcom đầu tiên của Hollywood có sự tham gia của dàn diễn viên toàn châu Á, The Farewell (Lời từ biệt) của Lulu Wang, được thực hiện với kinh phí khá khiêm tốn với 3 triệu đô la, cũng đã tạo ra một làn sóng thiện chí lớn kể từ lúc ra mắt tại Sundance vào tháng 1.
The Farewell là một phép cộng đáng hoan nghênh cho một tiêu chuẩn mới mô tả trải nghiệm của người Mỹ gốc Á đương đại. Là một phụ nữ đa chủng tộc không sinh ra và lớn lên trên đất nước hay nền văn hóa của bố mẹ. Các yếu tố phức tạp cũng như sự khác biệt giữa gia đình phương Đông - Tây cộng hưởng với nhau.
The Farewell đến với các rạp chiếu phim khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang tạo làn sóng tranh cãi gay gắt đối với nền kinh tế toàn cầu, nó mang tính chính trị hơn nhiều so với những gì người ta có thể tưởng tượng. Ngôi sao của Crazy Rich Asians, Awkwafina trong vai Billi, một phụ nữ người Mỹ gốc Hoa phát hiện ra bà của mình, hay còn gọi là Nai Nai trong tiếng phổ thông, bị ung thư phổi giai đoạn cuối và chỉ còn sống được vài tháng. Tuy nhiên, gia đình cô đã sai - theo ý kiến của Billi - khi đã che giấu sự thật khỏi bà của cô: một thông lệ ở Trung Quốc, cũng như ở Nhật Bản và Singapore.
Trong một nỗ lực để hòa giải cái gọi là gánh nặng tình cảm, gia đình cô đã đến nhà của Nai Nai ở Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm phía đông bắc, để tổ chức một đám cưới giả giữa anh họ của cô và bạn gái Nhật Bản để có thể đưa toàn bộ gia đình đến chào tạm biệt Nai Nai.
Việc thiết lập có vẻ kỳ quặc, nhưng nó dựa trên lịch sử gia đình của chính Wang. 'Dựa trên một lời nói dối thực tế'.
Quyết định của gia đình về một lời nói dối tốt bụng. Cảm giác tội lỗi của Billi trong trong việc che giấu bí mật này được thể hiện rất đẹp trong khung cảnh buồn bã của Trường Xuân - khách sạn cũ kỹ, phòng tiệc lỗi thời và các tòa nhà bê tông được xây dựng bên cạnh đường cao tốc dày sương mù cho thấy màn trình diễn này sẽ chạm vào tâm hồn của bất kì ai.
The Farewell là sản phẩm hợp tác với các công ty điện ảnh Trung Quốc, có nghĩa là nó tránh được hạn ngạch phim nước ngoài nghiêm ngặt của đất nước và sẽ đủ điều kiện để phân phối tại Trung Quốc. Điện ảnh đã trở thành một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo báo cáo của Variety, các quan chức phim Trung Quốc đã bắt đầu tư vấn cho người dân Trung Quốc không mua các tựa phim Hollywood.
Crazy Rich Asians với ngân sách lớn, là chuyến lưu diễn xung quanh cuộc sống của những người giàu ở Singapore đã bị ghẻ lạnh tại phòng vé Trung Quốc, và có ý kiến cho rằng điều này một phần là do nhân vật chính Rachel bị coi là kẻ phản bội chủng tộc. Nhưng The Farewell, được quay chủ yếu ở Trường Xuân - nơi có một trong những cơ sở sản xuất phim lớn nhất của Trung Quốc và là thỏi nam châm cho sinh viên quốc tế - mang đến một cơ hội lý tưởng để thảo luận về các vấn đề xung quanh sự chia rẽ thế hệ của Trung Quốc, nền kinh tế chậm chạp, chính sách 'Một Trung Quốc' và tương lai của nó như một siêu cường.
Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai là người nhập cư sau khi gia đình họ bị buộc phải chạy trốn trong Cách Mạng Văn Hóa thì xã hội Trung Quốc - được thể hiện bằng cách nói dối bà ngoại và bình luận gay gắt về truyền thống đạo đức giả (như trả tiền cho những người chịu tang khóc trong đám tang) - thật đáng buồn.
Các nhà phê bình đã lưu ý tầm quan trọng của bộ phim trong việc miêu tả những gì người nhập cư. Nhưng, khi miêu tả sự khác biệt giữa các giá trị gia đình phương Tây và Trung Quốc, Wang đã nhấn mạnh cuộc chiến ý thức giữa Trung Quốc và Mỹ. The Farewell có thể là tia sáng mà Hollywood cần có cho mối quan hệ đang dần bị thu hẹp với Trung Quốc, và ngược lại, Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Theo saostar
Lời Từ Biệt - Chìa khoá của sự hoà bình cho hai nền văn hoá Mỹ - Trung? Lời Từ Biệt là bộ phim mô tả trải nghiệm của một người phụ nữ Mỹ gốc Hoa trẻ tuổi giữa hai nền văn hoá khác nhau Phương Tây và Đông. Khoảng khắc Billi và người bà vui tươi bên cạnh nhau (Nguồn: IMDb) Sau thành công của Con Nhà Siêu Giàu Châu Á vào năm ngoái, bộ phim hài kịch lãng mạn...