Những tính năng thường bị ẩn trên ôtô bán tại Việt Nam
Nhiều ôtô bán tại Việt Nam bị nhà sản xuất loại bỏ một vài tính năng, tuy nhiên người dùng có thể kích hoạt bằng phần cứng hoặc phần mềm.
Dạo quanh các trang mạng xã hội, không khó để nhận thấy nhu cầu kích hoạt tính năng ẩn, tính năng chờ trên ôtô ở Việt Nam khá cao. Vì nhiều lý do như giảm giá bán hay chiến lược kinh doanh, các hãng ôtô thường cắt bớt một hoặc nhiều tính năng trên xe tùy theo từng thị trường.
Đối với tính năng ẩn, chủ xe chỉ cần mang xe đến các cửa hàng dịch vụ để chạy phần mềm kích hoạt tính năng. Trong khi đó, tính năng chờ yêu cầu phải mua thêm các trang bị vật lý đi kèm để tương thích với tính năng được kích hoạt.
Sau đây là những trang bị, tính năng thường “biến mất” trên nhiều dòng xe phổ thông đang được bán tại Việt Nam.
Cảnh báo áp suất lốp khá hữu ích và thường được trang bị thêm khi mua xe, nhưng đây lại là tính năng bị cắt bớt trên khá nhiều dòng xe, từ Kia Morning, VinFast Fadil cho đến Ford Ranger. Đối với cảnh báo áp suất lốp gắn thêm, chiếc xe buộc phải lắp thêm thiết bị hiển thị mức áp suất, trong khi đó cảnh báo áp suất theo xe hiển thị bên trong bảng đồng hồ trông gọn gàng hơn.
Để kích hoạt tính năng này, chủ xe cần cập nhật phần mềm ẩn vào hệ thống, đồng thời lắp thêm bộ cảm biến cho 4 bánh xe. Sau khi kích hoạt, người lái có thể dễ dàng quan sát tình trạng áp suất lốp trực tiếp trên bảng đồng hồ tốc độ.
Ga tự động (cruise control) dù không được sử dụng thường xuyên trong đô thị, tính năng này lại là một trong những “option” được nhiều người quan tâm khi lựa xe. Ở các dòng xe đô thị cỡ nhỏ tại nước ngoài thì ga tự động có thể gọi là trang bị tiêu chuẩn, tuy nhiên ở Việt Nam thì tính năng này đã bị nhà sản xuất ẩn đi.
Video đang HOT
Tương tự hệ thống cảnh báo áp suất lốp, việc kích hoạt tính năng ga tự động cần 2 công đoạn là cập nhật phần mềm và lắp thêm phần cứng là bộ điều khiển ga tự động trên vô lăng. Vì là tính năng chờ nên người dùng không cần phải cắt, nối dây điện mà chỉ việc cắm jack vào như trang bị tiêu chuẩn trên xe.
Giới hạn tốc độ là tính năng thường được người dùng kích hoạt kèm với ga tự động. Hệ thống giới hạn tốc độ cho phép phương tiện luôn chạy bằng hoặc dưới tốc độ đã được thiết lập bởi người lái, hạn chế tình trạng chạy quá tốc độ không mong muốn. Trong trường hợp cần tăng tốc nhanh hơn tốc độ đã được thiết lập, người lái chỉ cần đạp hết hành trình bàn đạp ga để hủy lệnh giới hạn tốc độ.
Tìm xe trong bãi là tính năng ẩn được nhiều chủ xe Mazda CX-5, CX-8 kích hoạt. Trên xe nguyên bản, người dùng khi nhấn nút tìm xe thì chỉ có 4 đèn báo rẽ phát sáng. Tính năng tìm xe trong bãi được cập nhật cho phép xe phát ra tiếng kêu khi người lái nhấn 2 lần nút tìm xe trên chìa khóa.
Khác với những tính năng chờ kể trên, kích hoạt tìm xe trong bãi trên các dòng xe Mazda CX đơn giản và có chi phí dễ chịu hơn. Người dùng chỉ cần cập nhật phần mềm trong xe, không cần thay thế hay lắp thêm các phụ kiện bổ sung.
Với số tiền khoảng vài trăm nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng, các cửa hàng ôtô đã có thể cập nhật phần mềm để mở ra các tính năng ẩn trên phương tiện. Đối với những tính năng chờ như ga tự động hay cảnh báo áp suất lốp, người dùng cần chi thêm tiền để mua thêm các trang bị tương thích cho tính năng.
Cần lưu ý, một số hãng xe có thể từ chối bảo hành nếu người dùng can thiệp vào hệ thống xe để kích hoạt những tính năng vốn không được trang bị trên xe nguyên bản. Bên cạnh đó, việc lắp đặt thiết bị ngoại vi không đúng cách cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc, cháy nổ.
Cách sử dụng áp suất lốp trên xe VinFast Lux
Cách sử dụng cảm biến áp suất lốp gián tiếp trên 2 dòng xe VinFast Lux A2.0 và SA2.0, có phần khác so với cảm biến trực tiếp thông thường, dễ làm nhiều người nhầm lẫn trong quá trình sử dụng nếu không hiểu rõ cách thức vận hành.
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp trên xe VinFast Lux A2.0 có báo cụ thể từng lốp nhưng không chi tiết áp suất
Áp suất lốp gián tiếp là gì?
Run flat Indicator (cảm biến áp suất lốp gián tiếp) hoạt động đúng như tên gọi của nó, một chức năng hoạt động khác biệt với hệ thống TPMS trên các xe gắn cảm biến áp suất ở từng lốp, được hiển thị chi tiết áp suất.
Đối với các xe gắn TPMS trực tiếp thì cảm biến sẽ báo chính xác áp suất ở từng lốp thông qua màn hình thông tin của xe, thông qua đó người dùng có thể theo dõi áp suất ở từng lốp, biết lốp nào áp suất thấp hoặc cao hơn để điều chỉnh.
Còn Run Flat Indicator nó hoạt động dựa trên cảm biến ABS của xe. Ở trạng thái các lốp có cùng 1 khoảng áp suất thì các bánh xe quay với cùng 1 vận tốc (trên đường thẳng), khi 1 hoặc nhiều các bánh xe bị mất áp suất, lúc này đường kính bánh xe sẽ nhỏ hơn 1 chút so với các lốp còn lại, như vậy nó sẽ quay nhanh hơn và cảm biến ABS sẽ đưa ra cảnh báo cụ thể bánh nào đang có áp suất không đều với các bánh còn lại.
Cảnh báo áp suất lốp gián tiếp từng trang bị trên xe BMW 3-Series, nhưng chỉ hiển thị chung chung, không cụ thể từng lốp như VinFast Lux A2.0 và SA2.0
Tuy nhiên, hệ thống này hoạt động kém chính xác trong một số tình huống như khi cả hai bánh hoặc cả bốn bánh mềm hoặc cứng gần như nhau, hoặc khi xe chạy trên quãng đường cong, lúc đó bánh xe ở ngoài sẽ quay nhanh hơn bánh xe ở trong, hệ thống sẽ lầm tưởng là bánh xe ngoài đang bị mềm hơn bánh trong và phát ra cảnh báo lốp mềm trong khi thực tế lốp có áp suất đúng chuẩn. Ngoài ra, vì nguyên lí hoạt động hệ thống này dựa cảm biến tốc độ, sẽ có độ "trễ" nên thường sẽ có tình trạng lốp đã mất ấp suất áp suất (mềm, xẹp) mà hệ thống chưa kịp báo.
Hệ thống này từng được sử dụng trên các dòng xe Đức như Audi, BMW, Mercedes-Benz trong giai đoạn khoảng 5 - 10 năm trước. Tuy nhiên lúc đó các mẫu xe này chỉ báo chung chung một ký hiệu trên đồng hồ, không cụ thể từng lốp như xe VinFast Lux A2.0 và SA2.0 bây giờ.
Các trường hợp xe VinFast Lux sẽ báo áp suất lốp
- Báo 1 lốp: khi một bánh bị cán đinh, áp suất lốp sẽ giảm và một thời gian ngắn sau thì hệ thống sẽ báo trên đồng hồ, chủ xe cũng sẽ biết cụ thể là lốp nào bị thay đổi áp suất. Sau khi vá lốp, người dùng cũng cần lưu ý canh đúng áp suất với 3 lốp còn lại, sau đó reset lại hệ thống cảnh báo.
Trường hợp xe báo cả 4 lốp thì nhiều khả năng là các lốp được bơm quá căng hoặc mềm hơn so với lúc reset ban đầu, người dùng cần reset lại.
- Báo nhiều lốp: Trường hợp này có khả năng người dùng chủ động bơm thêm áp suất mà không theo tiêu chuẩn được đưa ra, điều này khiến cả 4 lốp đều lệch áp suất với nhau và có sự chênh lệch so với mức reset ban đầu, điều này sẽ khiến hệ thống cảnh bảo 2-3 lốp hoặc thậm chí là cả 4 lốp nếu toàn bộ đều có khác biệt áp suất so với mức áp suất mà ngừoi dùng đã reset trước đó.
- Bị lỗi: Trong một số trường hợp, hệ thống cũng sẽ có lỗi nếu như bị hỏng cảm biến ở các bánh xe, người dùng nên mang xe đến các trạm kiểm tra. Các hệ thống TPMS trực tiếp thường gặp các hư hỏng cảm biến áp suất lốp. Tuy nhiên vì các hệ thống TPMS gián tiếp không có các van cảm biến lắp tại bánh xe nên chúng thường có các hư hỏng liên quan đến cảm biến tốc độ bánh xe hoặc do thay đổi kích cỡ lốp không đúng với tiêu chuẩn.
Cách sử dụng đúng hệ thống cảnh báo áp suất lốp của VinFast
Để hệ thống cảnh báo áp suất lốp gián tiếp hoạt động chính xác, người dùng cần phải canh đều áp suất lốp theo tiêu chuẩn của hãng và thực hiện thao tác reset hệ thống trong xe, đây là tính năng có trên VinFast Lux A2.0 và SA2.0.
Hệ thống trên xe VinFast cần người dùng Reset (thiết lập lại) sau khi đã cân đều áp suất 4 lốp hoặc thay lốp mới
Ngoài ra, khi có bất kỳ động tác nào liên quan đến áp suất (vá lốp, cân lốp) hay thay đổi lốp xe khác, người dùng cũng cần phải thực hiện thao tác reset trên bảng đồng hồ thông tin của xe, lúc này chiếc xe mới có thông tin mới nhất về 4 lốp hiện tại, từ đó mới đưa ra được các cảnh báo chính xác.
Tỷ phú ô tô Việt đặt mục tiêu bán hơn 118.000 xe Thaco đã xuất khẩu hàng ngàn chiếc xe sang các thị trường lớn như Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Thaco Group tổ chức chiều 31-5 tại TP.HCM, tỷ phú Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô bị ảnh hưởng do dịch COVID-19...