Những tính năng khiến cho “dân cày” đang dần mất đất sống trong làng game online Việt
So với thời kỳ đỉnh cao trong giai đoạn 2005-2010, giờ đây, dân cày trong game đang mất dần đất sống của mình.
Vào giai đoạn rực rỡ nhất của làng game online Việt trong giai đoạn 2005 – 2010, khi mà những tựa game kiếm hiệp cày cuốc đang nở rộ và phát triển mạnh mẽ, khái niệm “dân cày” và “đại gia” đã được xuất hiện như một cách để chia giai cấp theo mức độ “giàu có” của người chơi. Tất nhiên, nghe qua thôi thì chúng ta cũng đủ hiểu ai giàu ai nghèo giữa dân cày và đại gia rồi phải không. Thế nhưng theo thời gian, với sự phát triển của các tựa game online, giờ đây, mảnh đất dành cho dân cày đang dần dần thu hẹp, nhiều thay đổi đã hạn chế tối đa khả năng kiếm ăn của nhóm đối tượng game thủ này.
Nhiều tựa game đã không còn tính năng giao dịch trực tiếp
Đây có thể xem như một trong những sự thay đổi làm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới khả năng kiếm ăn của các “dân cày” trong làng game online. Nên nhớ trong quá khứ, chính việc giao dịch hoặc ngồi treo shop bán hàng trong thành ở các tựa game như MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ là một trong những cách để “dân cày” có thể tối ưu hóa sức mạnh cũng như tài nguyên kiếm được trong game thông qua việc spam các tài khoản clone đi farm phụ bản, train để kiếm đồ.
Các “thánh cày” trong game online thời xưa
Việc không còn giao dịch trực tiếp mà đa số chuyển qua hình thức đấu giá toàn server khiến cho không ít dân cày cảm thấy chán nản, đồng thời phải cố tư duy, tìm ra những cách thức khác nhau để có thể “chuyển” tài nguyên một cách dễ dàng nhất.
Video đang HOT
Tính năng “ vật phẩm khóa”
Thời xưa, đa số các loại vật phẩm trong game đều có thể tiến hành giao dịch. Từ bình máu, các đơn vị tiền cho tới các trang bị rớt ra từ phụ bản, train quái. Tuy nhiên, kể từ khi tính năng vật phẩm khóa được thêm vào, đất sống của dân cày đã hẹp đi đáng kể.
Theo đó, các vật phẩm khóa sẽ chỉ được sử dụng cho nhân vật ấy và không thể tiến hành giao dịch. Điều này vô hình chung làm giảm đi khá nhiều tính hữu dụng của các acc clone trong quá trình mà dân cày cày cuốc.
Không còn tỷ lệ rớt đồ “xịn” khi train quái
Trong Võ Lâm Truyền Kỳ hay MU Online, một dân thường cũng hoàn toàn có thể đổi đời chỉ sau một khoảnh khắc thăng hoa, khi nhặt được các trang bị hiếm, trấn phái. Tới mức mà những món đồ tăng tỷ lệ phần trăm may mắn trong VLTK ở thời điểm ấy có mức giá tương đối cao, khi nó rất dễ mang lại sự giàu sang cho người sở hữu. Tuy nhiên, làng game online sau này dần thay đổi, và việc nhặt được đồ hiếm thông qua việc train quái cũng đã bị hạn chế tối đa, đôi khi là chấm dứt hẳn.
Đây có thể coi là một trong những thứ khiến cho dân cày mất đi cơ hội đổi đời nhờ một khoảnh khắc tình cờ như trước. Mục đích của NPH thì cũng khá rõ ràng, khi việc cắm train hàng chục nick rồi làm giàu theo cách thức không thể đơn giản hơn đã khiến game dần trở nên lạm phát hơn xưa khá nhiều.
Cày thuê - thuật ngữ đang ngày một chết dần trong làng game online Việt
Ngày nay, khái niệm cày thuê game đang ngày càng mai một và có dấu hiệu sắp biến mất.
Sự ra đời của khái niệm cày thuê
Nếu là một người gắn bó với làng game Việt từ lâu, chắc hẳn đa số các game thủ đều sẽ không còn cảm thấy quá lạ lẫm với cụm từ cày thuê nữa. Hiểu theo một cách đơn giản, thuật ngữ cày thuê bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ mà những tựa game cày cuốc như Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online nở rộ và trở thành thú vui giải trí không thể thay thế đối với nhiều người.
Tất nhiên, trong đó cũng có không ít người trưởng thành, có tiền, có đam mê nhưng lại thiếu thốn về thời gian. Để thỏa mãn thú vui của mình cũng như muốn mạnh hóa nhân vật nhanh nhất có thể, không ít người bắt đầu vung tiền để nhờ người khác chơi hộ những lúc bận bịu. Cũng từ đó, thuật ngữ cày thuê đã ra đời.
Sự phát triển và mặt trái của ngành cày thuê
Để rồi theo sự phát triển của thời gian, thuật ngữ này dần dần mở rộng và không còn bị giới hạn trong các tựa game MMORPG cày cuốc như trước nữa. Sau này, ngay cả với những tựa game MOBA như LMHT, khái niệm cày thuê cũng dần trở nên phổ cập. Thậm chí, nhiều người còn coi đó là một nghề có thể kiếm ra thu nhập bằng chính việc chơi game của mình.
Nghe qua thì có vẻ đơn giản, việc nhẹ lương cao nhưng thực chất, theo lời của chính những dân cày thuê chuyên nghiệp, họ chẳng khác nào đang bán rẻ sức khỏe, đổi mạng lấy tiền. Cày thuê các tựa game MOBA còn đỡ, chứ với dòng game MMORPG, một trong những yêu cầu tối thiểu là phải có trang thiết bị đầy đủ, đôi khi là tới cả chục bộ máy chứ chẳng đùa. Rồi là những buổi thức đêm hôm, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu suất cho khách hàng. Tất cả đều phải đánh đổi bằng sức khỏe và chính thời gian của dân cày.
Nhưng ngày nay, khái niệm cày thuê đang có phần nhạt nhòa
Tuy nhiên, cái gì cũng có thời của nó và dường như, thời hoàng kim của dân cày thuê đã qua lâu. Các tựa game MMORPG dần dần theo xu hướng chuyển dịch lên mobile để tiện lợi hơn cho người chơi cũng như giúp họ thoải mái hơn về mặt thời gian. Ở chiều hướng ngược lại, các tựa game như LMHT thì cũng dần bão hòa và tính thắng thua về mặt thành tích đã không còn quá quan trọng với đa số, đặc biệt là những người trưởng thành - khách hàng chính của các dân cày.
Tuy nhiên, con đường phía trước chưa hẳn đã khép lại với dân cày thuê, nhất là trong bối cảnh mà các tựa game NFT đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Và đó có thể là hướng đi mới, khi mà những tựa game đình đám như Axie Infinity cũng đã bắt đầu có những "khách hàng" tuyển người cày hộ. Nhìn chung, có cung thì sẽ có cầu, và chừng nào các tựa game "cày cuốc", dù là NFT hay MMORPG vẫn có "khách hàng" thì chứng đó, dân cày vẫn sống ổn. Có điều họ phải bổ sung kiến thức cũng như có tầm hiểu game sâu rộng hơn nữa thôi.
Tính năng bảo mật trên Windows 11 bản chính thức có thể bóp hiệu năng gaming đến 30% Tính năng VBS cung cấp khả năng bảo mật vượt trội, tuy nhiên vấn đề là nó sẽ giảm hiệu suất gaming của Windows 11 đến 30%. Với khả năng tận dụng phần cứng của CPU mới tốt hơn, Windows 11 nhìn chung đã mang đến hiệu suất vượt trội so với Windows 10 trên cùng một mức cấu hình phần cứng. Tuy...