Những tín hiệu sức khỏe quan trọng từ gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu
Khi bất cứ bộ phận nào trên cơ thể gặp trục trặc cũng là lúc “báo động” bạn nên rà soát lại toàn diện về sức khỏe của mình.
Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu cũng mang nhiều “ẩn ý” về tình trạng sức khỏe.
Không đơn giản chỉ là gàu, ngứa, vi khuẩn
Theo bác sĩ CKI. Tô Lan Phương – chuyên khoa da liễu, tuy tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn rất phổ biến với tỉ lệ người mắc trung bình trên thế giới là 50%, thậm chí trên 60% tại một số quốc gia châu Á. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không thể xem thường, bởi gàu, ngứa, vi khuẩn có thể nói lên rất nhiều về tình trạng sức khỏe chung của cơ thể.
Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu “tố cáo” nhiều vấn đề sức khỏe nhưng vẫn thường bị bỏ lơ.
Tín hiệu về bệnh da liễu
Gàu, ngứa, vi khuẩn trên da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm da tiết bã, khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá công suất, khiến da viêm đỏ, bong tróc thành vảy gàu. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện khi bệnh vảy nến hay chàm xuất hiện trên da đầu thay vì các vùng da dễ thấy khác trên cơ thể. Vì vậy, tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn kéo dài chính là “báo động” rằng bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn thêm.
Báo động của chế độ dinh dưỡng
Da khô, thiếu các dưỡng chất như kẽm, vitamin B cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý gây ra tình trạng gàu, ngứa, vi khuẩn. Khi không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhiều bộ phận sẽ “đình công” và da đầu cũng không ngoại lệ.
Cảnh báo sinh hoạt không điều độ
Video đang HOT
Sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều chất kích thích, sức khỏe tâm lý không ổn định… cũng là những nguyên nhân gây ra căng thẳng và làm ảnh hưởng đến sức đề kháng chung. Tình trạng da đầu cũng từ đó mà xuống cấp, tạo ra môi trường thuận lợi cho gàu, ngứa, vi khuẩn, vi nấm phát triển nhanh chóng.
Chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mái tóc khỏe mạnh.
“Bảng đo” chất lượng môi trường sống
Gàu, ngứa, vi khuẩn trước hết có thể là dấu hiệu của việc da đầu bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, có chứa chất độc hại, gây kích ứng. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm hoặc tia UV quá nhiều cũng khiến lớp bảo vệ da đầu không thể hoạt động mạnh mẽ, tiếp tay cho gàu, ngứa, vi khuẩn “chiếm đóng” da đầu.
Không thể làm ngơ trước gàu, ngứa, vi khuẩn!
Bác sĩ Tô Lan Phương cũng khẳng định rằng: “Tuy gàu, ngứa, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và liên quan tới sức khỏe nói chung nhưng sẽ không có gì đáng lo nếu chúng ta biết cách đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn và chăm sóc cơ thể phù hợp từ trong ra ngoài”.
Bác sĩ Tô Lan Phương đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích về việc đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn và chăm sóc cơ thể.
Nền tảng trong việc đánh bay, gàu, ngứa, vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe là một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng của cơ thể. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, C, E… để có làn da, đặc biệt là da đầu khỏe mạnh, đủ sức đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn.
Việc chăm sóc, bảo vệ da đầu cũng rất quan trọng đối với hành trình đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn của mỗi người. Sử dụng dầu gội trị gàu là đương nhiên nhưng cần chọn những thương hiệu uy tín, có công thức đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn được Sở Y Tế công nhận để đảm bảo an toàn, không bị kích ứng da đầu.
Việc đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn kết hợp với dưỡng ẩm bằng Vitamin B3, Amino Acid trong dầu gội cũng giúp da đầu bớt khô, ngăn tình trạng vảy gàu bong tróc. Ngoài ra, không nên sử dụng vô tội vạ các sản phẩm dưỡng tóc khiến da đầu bị quá tải.
Bên cạnh đó, cần điều chỉnh những thói quen như đội mũ khi tóc còn ướt, không vệ sinh khăn thường xuyên, cào mạnh tay khi gội đầu, chủ quan đi đường gần mà không che chắn tóc… vì đây có thể là những lý do khiến việc đánh bay gàu, ngứa, vi khuẩn của bạn trở thành công cốc.
Áp dụng kịp thời những biện pháp cải thiện sức khỏe, da đầu và chọn đúng sản phẩm, bạn có thể loại bỏ được một nỗi lo dai dẳng và tự tin khỏe mạnh với mái tóc sạch gàu.
3 sai lầm thường gặp khi tắm đang ngấm ngầm phá hủy làn da, đáng lo là nhiều người vẫn mắc phải
Việc tắm rửa dường như ai cũng biết làm bởi đơn giản vì chúng ta làm nó hàng ngày, tuy nhiên, bạn có chắc rằng bạn đã làm nó đúng cách, không gây hại cho làn da?
Tắm là một cách tốt để giúp con người giải tỏa cơn nóng, nhiều người thường thích sau khi dậy sớm, số khác lại tắm vào buổi tối hoặc có người tắm vào cả 2 thời điểm này trong mùa hè. Mặc dù thời gian tắm và nhiệt độ nước là thói quen mang tính cá nhân cao, nhưng một số thói quen không phù hợp có thể gây hại cho da mà bạn có thể không hề hay biết.
Dưới đây là 3 thói quen xấu khi tắm gây hại làn da cực lớn, bạn nên tránh phạm phải càng nhiều càng tốt.
1. Nhiệt độ nước tắm quá cao
" Nên sử dụng nước nóng trong bình nóng lạnh pha với nước lạnh từ vòi để đạt được nhiệt độ nước thích hợp ", chuyên gia làm đẹp Alison Angold trả lời trên tờ Best Life (Mỹ). " Nhiệt độ nước tắm quá cao không chỉ làm khô da mà còn phá hủy hàng rào bảo vệ của da - một lớp axit. Lớp axit này được tạo thành từ mồ hôi và bã nhờn, cung cấp cho chúng ta một lớp bảo vệ chống vi khuẩn vô hình. Lớp bảo vệ này ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào da, nhưng cũng bảo vệ chống lại quá trình khô da, nhạy cảm, kích ứng, tắc nghẽn và nổi mụn, vì vậy nó là một thành phần thiết yếu của da ".
Bác sĩ da liễu lâm sàng Ailynne Marie Vergara-Wijangco cũng đồng ý với điều này và cho rằng " nước nóng làm mất đi lớp dầu tự nhiên và làm tổn thương da nhanh hơn ". Trong khi một số người nghĩ tắm nước lạnh là cách tốt nhất, Vergara-Wijangco nhận định bất kỳ nhiệt độ nào bạn cảm thấy thích hợp đều được - miễn là nó không quá nóng. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Robert Goldman cho rằng bạn nên thử tắm nước lạnh, đặc biệt tắm nước lạnh vào buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo, cải thiện lưu thông máu, thư giãn các cơ bị đau và tăng tốc độ phục hồi sau khi tập thể dục cường độ cao.
2. Tắm quá lâu
Mặc dù nó có thể rất tuyệt vời nếu bắt đầu ngày mới của bạn với việc tắm lâu 1 chút cho sạch sẽ, thơm tho, nhưng các chuyên gia cảnh báo bạn không nên tắm quá lâu. Amber OBrien, bác sĩ tại Mango Clinic cho biết: " Tắm quá lâu có thể gây hại cho làn da của bạn" . Cô khuyên mọi người không nên dành quá 5 đến 10 phút để tắm vào buổi sáng.
Vergara-Wijangco cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với nước trong thời gian dài có thể dẫn đến khô da và tóc. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội cho " các chất tẩy rửa gây hại cho cơ thể bạn nữa ". Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên tắm trong khoảng thời gian vừa đủ mà thôi.
Đặc biệt, với những người mắc các bệnh về da cần hết sức chú ý đến thời gian tắm. Cô OBrien lưu ý rằng những người bị bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến nên dành ít thời gian nhất có thể để tắm. Cô Vergara-Wijangco khuyên người bị viêm da dị ứng hoặc da khô cũng nên tránh tắm lâu. Nếu bạn có bất kỳ loại bệnh da nào, nó có thể trở nên trầm trọng hơn khi tắm quá lâu hoặc nước tắm quá nóng.
3. Chọn sữa tắm không phù hợp
Thời gian và nhiệt độ dù có chuẩn chỉnh nhưng nếu bạn đang sử dụng tất cả các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp thì làn da bạn vẫn bị hủy hoại. Cô Angold cho biết một số loại xà phòng và sữa tắm có thể " phá vỡ sự cân bằng pH của lớp axit bảo vệ trên da và loại bỏ nó khỏi da của chúng ta, khiến da dễ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với các điều kiện bất lợi ".
Cô khuyên bạn nên sử dụng sữa tắm hoặc dầu tắm dưỡng ẩm để " duy trì sự cân bằng mỏng manh của da và duy trì lớp bảo vệ của da, đồng thời giữ cho da được "ngậm nước" và nuôi dưỡng ". Nếu bạn có một tình trạng da cụ thể (bệnh da liễu nào đó), hãy nói chuyện với bác sĩ về sản phẩm nào phù hợp nhất với bạn.
Nguồn và ảnh: Best Life
Sợ ung thư và cơn đau tim chết người: Tại sao không tập 4 thói quen này? Sau đây là những thói quen để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, giúp kéo dài tuổi thọ Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. ẢNH: SHUTTERSTOCK Thực sự thì sống thọ là việc trong tầm tay, không quá khó để có thể đạt được, nhưng cần phải nỗ lực hằng ngày...