Những tiêu chuẩn công nghệ mới của máy tính xách tay cao cấp
Thế hệ chip xử lý Intel Core M giúp các máy tính xách tay hoạt động không cần dùng quạt tản nhiệt và giảm trọng lượng cho sản phẩm, hiện tại laptop nhẹ nhất thế giới có trọng lượng chưa đầy 0,8 kg.
Lenovo Lavie Z có cân nặng chỉ 0,78 kg.
Trọng lượng trung bình 1 kg
Tại triển lãm CES 2015 vừa qua, Lenovo gây kinh ngạc khi trình làng bộ đôi laptop siêu mỏng nhẹ dòng Lavie Z, trong đó, model HZ550 là 0,78 kg còn HZ570 là 0,92 kg. Cũng tại đây, Dell ra mắt mẫu XPS 13 với cân nặng 1,13 kg trong khi Toshiba Portégé Z30 xuất hiện cuối năm ngoái là 1,12 kg. Ở phân khúc laptop cao cấp, các model có trọng lượng khoảng 1,3 kg trở lên đã bắt đầu được coi là “nặng”.
Không cần dùng quạt tản nhiệt
Thế hệ chip xử lý Intel Core M mới là mấu chốt cho nhiều thay đổi trên máy tính xách tay cao cấp gần đây. Với khả năng hoạt động tạo ra không nhiều nhiệt lượng, các máy trang bị vi xử lý loại này không cần dùng quạt tản nhiệt. Điều này giúp các hãng chế tạo sản phẩm mỏng hơn, nhẹ hơn và không gây ồn sau một thời gian dài sử dụng.
Video đang HOT
Dell XPS 15 có tùy chọn độ phân giải 4K.
Màn hình độ phân giải cao hơn Full HD
Từ việc là tùy chọn tối đa mà các máy có thể cung cấp cho người dùng, chuẩn Full HD đang dần trở thành mức tối thiểu mà các máy tính xách tay cao cấp lựa chọn. Người dùng hiện nay đã có thể tùy chọn độ phân giải tới 4K như với mẫu Dell Alienware 15 mới ra mắt hồi đầu tháng hay QHD của Samsung Ativ Book Blade, WQXGA (3.200 x 1.800 pixel) của XPS 13.
Dell XPS 13 viền màn hình siêu mỏng, pin 15 tiếng.
Thời lượng pin trên 8 tiếng
Một trong những điểm yếu kém nhất của laptop chạy Windows so với MacBook chính là thời lượng pin. Trước đây, một model chạy liên tục trong khoảng 4 đến 5 tiếng đã được coi là xuất sắc với người dùng hệ điều hành của Microsoft thì mọi thứ nay đã thay đổi. Nhờ chip xử lý mới, công nghệ pin mới và sự chú trọng của nhà sản xuất, các mẫu laptop hiện nay đều có pin trên 8 tiếng, đảm bảo khả năng làm việc liên tục trong ngày dài.
Có thể kể đến như Ativ Book Blade 9 mới ra mắt với pin 12,5 tiếng, XPS 13 là 15 tiếng hay Lenovo Lavie Z rất mỏng nhẹ nhưng pin cũng trụ được tới 8 tiếng sau mỗi lần sạc.
Yoga 3 Pro với khả năng xoay 360 độ.
Không đơn thuần chỉ là laptop
Dưới sức ép từ sự phát triển của máy tính bảng, các nhà sản xuất đang bắt đầu thử nghiệm các dạng thiết bị lai để đáp ứng nhiều nhu cầu trong một thiết bị. Lenovo, Asus và Dell là ba cái tên tỏ ra hào hứng nhất với kiểu màn hình xoay lật 360 độ quanh bản lề hoặc quanh trục giữ để có thể biến từ kiểu dùng laptop thông thường sang máy tính bảng tiện dụng.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Apple ra tiêu chuẩn cho vỏ ốp iPhone
Để được Apple "đóng dấu" chất lượng cho sản phẩm vỏ ốp của mình, các nhà sản xuất sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khá khó nhằn: Bảo vệ cho iPhone ở mọi góc độ khi rơi từ độ cao 1 mét.
Với lượng người dùng đông đảo, iPhone cũng vượt trội so với các dòng smartphone khác về số lượng lựa chọn phụ kiện. Với hàng nghìn lựa chọn phụ kiện dành cho iPhone, bạn làm thế nào để biết được đâu là phụ kiện "xịn" và phụ kiện rởm? Câu trả lời sẽ đến từ MFi (Made for iPhone), chương trình gắn mác chứng thực phụ kiện iPhone do chính Apple kiểm nghiệm và khuyên dùng.
Chỉ ít lâu sau khi 2 thế hệ iPhone cỡ lớn đầu tiên (iPhone 6 và 6 Plus) ra mắt, Apple đã chính thức đặt ra một tiêu chuẩn mới cho các loại vỏ ốp được gắn mác MFi: vỏ ốp này phải bảo vệ được tất cả các phần của iPhone khi rơi từ độ cao 1 mét xuống một bề mặt cứng (ví dụ như vỉa hè). Tiêu chuẩn này bao gồm cả mặt màn hình cảm ứng - bộ phận thường không được vỏ ốp bảo vệ tốt khi rơi.
Để làm được điều này, Apple yêu cầu các nhà sản xuất phụ kiện phải thiết kế để tạo ra khoảng trống 1 mm giữa bề mặt màn hình iPhone và bề mặt va chạm (vỉa hè, sàn nhà)... khi tiếp xúc. Các nhà sản xuất có thể thiết kế các loại phụ kiện che phủ hoàn toàn bề mặt màn hình hoặc thiết kế sao cho gờ viền của vỏ ốp lồi cao lên khỏi cạnh bên của máy. Hiện rất nhiều các loại vỏ ốp bảo vệ đã có sẵn 2 đặc tính này.
Khi tham gia vào chương trình MFi, các nhà sản xuất phụ kiện sẽ được sản xuất các mẫu vỏ ốp, dây nối, sạc... được chính Apple kiểm nghiệm và "đóng dấu" chứng thực chất lượng. Các loại phụ kiện này sẽ được quyền sử dụng cả các công nghệ độc quyền của Apple, ví dụ như cáp Lighting hoặc đầu cắm 32 chân. Các nhà sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn của Apple sẽ được quyền gắn logo "Made for iPhone/iPad/iPod" để chứng minh rằng sản phẩm phụ kiện của họ tuân theo các tiêu chuẩn của Apple.
Ngoài ra, tiêu chuẩn MFi của Apple cũng đã được cập nhật để loại trừ một số chất liệu có hại tới môi trường. Các chất mới bị đưa vào danh sách cấm sử dụng để chế tác phụ kiện cho iPhone bao gồm Formaldehyde, chất lượng lấy từ động/thực vật bị đe dọa tuyệt chủng, PFOS, PFOA, PBDE, PBB và chất Phthalate. Đây có thể coi là một bước đi đáng khích lệ nhằm giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng từ phía Apple. Trong số các chất bị cấm, Phthalate là loại hợp chất đáng chú ý hơn cả: loại chất thường được dùng để làm mềm nhựa này đã bị phát hiện có chứa độc tố và cũng đã bị cấm sử dụng làm đồ chơi cho trẻ em.
Theo Lê Hoàng? VNReview
Dell công bố Venue 11 Pro mới chạy chip Intel Core M Nhờ bộ xử lý Intel Core M, chiếc tablet này có hiệu năng hiệu quả hơn trên mức giá cạnh tranh, khởi điểm 699 USD. Dell Venue 11 Pro 7000 trang bị VXL Intel Core M kiến trúc Broadwell, tùy chọn Core i3 hoặc i5, tích hợp đồ họa Intel HD 5300, màn hình LCD 10,8 inch, độ phân giải Full HD 1080p,...