Những tiểu bang có khả năng loại ông Trump khỏi bầu cử sơ bộ
Maine đã trở thành tiểu bang thứ hai ở Mỹ cấm cựu Tổng thống Donald Trump tham gia bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên đại diện đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty Images
Tòa án cấp cao Maine vừa ra phán quyết loại cựu Tổng thống Trump khỏi cuộc bầu cử sơ bộ ở bang này do vai trò của ông trong vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội tháng 1/2021. Trước đó, Tòa án phúc thẩm bang Colorado cũng ra phán quyết tương tự. Ông Trump có quyền kháng cáo phán quyết của tòa án Colorado cho đến ngày 4/1/2024.
Cựu Tổng thống Trump cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc liên bang về hành động của ông dẫn đến bạo loạn ở Đồi Capitol. Cựu Tổng thống Trump vẫn khẳng định rằng ông không tham gia vào nổi dậy đồng thời cáo buộc những người đệ đơn kiện ông cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử. Đảng Cộng hòa tại Colorado cũng đã đệ đơn kháng cáo quyết định này và sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao Mỹ.
Tờ Newsweek cho biết một số bang khác vẫn đang cân nhắc những thách thức trong việc loại ông Trump khỏi cuộc bầu cử sơ bộ địa phương năm 2024. Băn khoăn xoay quanh việc ông Trump không đủ điều kiện để tranh cử theo Mục 3 của Tu chính án thứ 14 với nội dung cấm các cá nhân đã tuyên thệ với Hiến pháp giữ chức vụ nếu họ tham gia nổi dậy.
Các vụ kiện nhằm tìm cách loại ông Trump ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ năm 2024 hiện đang chờ xử lý ở 14 bang bao gồm Arizona, Alaska, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, South Carolina, Texas, Vermont, Virginia, West Virginia, Wisconsin và Wyoming.
Một số vụ kiện được khởi xướng bởi John Castro, một ứng cử viên đang cạnh tranh để trở thành đại diện của đảng Cộng hòa tham gia cuộc bầu cử năm 2024. Hai vụ kiện riêng biệt đã được đệ trình ở bang New York. Trong đó có một vụ kiện từ Castro tại tòa án Manhattan và một vụ kiện khác từ luật sư đảng Cộng hòa Jerome Dewald.
Ngày 27/12, Tòa án tối cao Michigan của Mỹ ra phán quyết bác bỏ kiến nghị loại cựu Tổng thống Trump ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của bang này, dự kiến diễn ra vào ngày 27/2/2024. Florida, Minnesota, New Hampshire và Rhode Island cũng đã bác bỏ các vụ kiện.
Video đang HOT
Thẩm phán liên bang Robin Rosenberg đã bác bỏ đơn kiện từ ba luật sư Florida trong vòng một tuần sau khi nó được đệ trình vào tháng 8.
Các vụ kiện ở Michigan và Minnesota đã được đưa lên Tòa án Tối cao của bang, nhưng các thẩm phán ở cả hai bang đều ra phán quyết rằng chỉ đảng Cộng hòa mới có quyền kiểm soát nhân vật xuất hiện trong lá phiếu sơ bộ, bất kể tư cách của ứng cử viên cho chức vụ đó.
Đơn kiện của ông Castro đệ trình ở New Hampshire và Rhode Island đều bị bác bỏ vì không đưa ra đủ bằng chứng cho thấy việc ông Trump ra ứng cử sẽ gây ra tổn hại cho cạnh tranh chính trị.
Tranh cãi về việc truyền hình trực tiếp phiên tòa hình sự đầu tiên chống ông Trump
Các phương tiện truyền thông đã yêu cầu truyền hình trực tiếp các phiên điều trần với cựu Tổng thống Trump, một sáng kiến được chính ông Trump ủng hộ.
Nhưng công tố viên phản đối động thái này, cho rằng nó sẽ tạo ra một bầu 'không khí lễ hội'.
Cựu Tổng thống Mỹ muốn xuất hiện công khai trước tòa cũng như làm chứng trên bục nhân chứng. Các luật sư của ông đã ủng hộ yêu cầu của một số cơ quan truyền thông rằng phiên tòa hình sự đầu tiên chống lại cựu tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 4/3/2024, phải được truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên, bên công tố phản đối động thái này, cho rằng ông Trump muốn "biến phiên tòa thành một rạp xiếc".
Thẩm phán liên bang Tanya Chutkan sẽ phải ra phán quyết về việc có cho phép các phiên điều trần được truyền hình hay không. Và những gì bà quyết định sẽ có tác động lớn không chỉ đến phiên tòa mà còn đến nền chính trị Mỹ, vì các phiên điều trần sẽ được tổ chức vào giữa cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa và chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Các phiên điều trần tại tòa án liên bang ở Washington, D.C. thường được mở cửa cho công chúng. Với những vụ án gây chú ý nhất, mọi người phải xếp hàng chờ để đảm bảo có được một chỗ trước khi phòng xử chật kín, chẳng hạn như các phiên điều trần trong năm nay của phiên tòa xét xử cáo buộc độc quyền chống Google. Có khi cơ quan xét xử phải bố trí một phòng bổ sung để theo dõi phiên toà qua truyền hình mạng kín. Người tham dự không được phép sử dụng máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm hoặc các thiết bị điện tử khác. Điện thoại di động phải tắt.
Câu hỏi đặt ra là liệu những quy tắc này, vốn được áp dụng chung trong cả phiên tòa dân sự và hình sự, có nên được duy trì trong một vụ án quan trọng như vụ của cựu Tổng thống Trump hay không. Và có rất nhiều lý lẽ ủng hộ cũng như phản đối.
Yêu cầu của giới truyền thông
Ông Trump đang phải đối mặt với bốn phiên tòa hình sự, nhưng người ta chỉ chắc chắn rằng vụ án ở bang Georgia - với cáo buộc lật đổ kết quả bầu cử - sẽ được truyền hình trực tiếp, vì điều này đã được nêu rõ trong các quy định của bang. Vẫn còn phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra với các phiên toà còn lại.
Một nhóm các cơ quan truyền thông lớn, bao gồm các kênh truyền hình, hãng thông tấn và báo chí, đã gửi yêu cầu tới Thẩm phán Chutkan vào tháng trước, hỏi liệu họ có thể tiếp cận tòa án bằng camera và phát sóng phiên tòa xét xử cáo buộc ông Trump can thiệp bầu cử liên bang ở Washington hay không. Đây cũng là phiên toà hình sự đầu tiên mà cựu Tổng thống đối mặt. Khi nỗ lực đó bất thành, giới truyền thông đã yêu cầu thẩm phán cho phát sóng trực tiếp phiên tòa đó trên YouTube hoặc phát vào cuối phiên xét xử mỗi ngày.
Các cơ quan truyền thông lập luận rằng: "Kể từ khi lập quốc, chưa bao giờ xảy ra vụ án hình sự nào trong đó việc đảm bảo niềm tin của công chúng sẽ quan trọng với nước Mỹ hơn vụ kiện Donald J. Trump".
Theo họ, "việc truy tố một cựu tổng thống, hiện là ứng cử viên tổng thống, với cáo buộc phá hoại quá trình bầu cử, tạo ra những tình huống mạnh mẽ nhất có thể xảy ra để công chúng tiếp tục giám sát hệ thống tư pháp. Sự giám sát đó, bắt nguồn từ tiền lệ của Tu chính án thứ nhất và chính sách tư pháp đúng đắn trong nhiều thập kỷ, sẽ là ảo tưởng về mặt chức năng nếu không có quyền truy cập nghe nhìn vào các thủ tục tố tụng này. Thông qua luật sư, ông Trump đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của camera trong phòng xử án trong vụ án này. Vì lợi ích của ông cũng như của tòa án và công chúng, việc đưa tin nghe nhìn theo thời gian thực sẽ là một bước quan trọng trong việc ngăn chặn các thuyết âm mưu sai trái trong dư luận, bất kể kết quả của phiên tòa ra sao".
Yêu cầu trên hiện đang được xem xét trong một vụ án dân sự song song với vụ án chính.
Biến cử tri thành bồi thẩm đoàn?
Các luật sư của ông Trump ban đầu tỏ ra do dự. Ý tưởng cho thấy một ứng cử viên tổng thống ngồi trước tòa vì bị cáo buộc phạm nhiều tội ác dường như không phải là một cách hay để gây ảnh hưởng tích cực đến các cử tri tiềm năng.
Tuy nhiên, ông Trump đã chấp nhận tư cách bị cáo của mình và sử dụng nó để thể hiện mình là nạn nhân của cuộc đàn áp chính trị. Bằng cách này, ông đã tận dụng chính những rắc rối pháp lý của mình để gây quỹ và tăng vị trí dẫn đầu trước các ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Cộng hòa. Và ông Trump sẵn sàng chơi ván bài thử nghiệm cho chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông được cho là đang muốn biến mọi cử tri Mỹ thành bồi thẩm đoàn, người quyết định số phận của ông tại thùng phiếu.
Vì lý do này, ông Trump đã nhanh chóng ủng hộ ý tưởng phát sóng truyền hình phiên tòa.
"Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một chính quyền đương nhiệm đã buộc tội đối thủ bầu cử chính, dẫn đầu của mình về một tội hình sự. Nhận thức được rằng các cáo buộc của mình là vô căn cứ, cơ quan công tố đã tìm cách tiến hành một cách bí mật, buộc quốc gia và thế giới phải dựa vào các cáo buộc cũ, thiên vị đến từ chính quyền Biden và các đồng minh truyền thông của họ. Kết quả là, công dân của đất nước vĩ đại chúng ta không thể tự mình xem xét những sự thật của vụ án này cho thấy điều gì và cựu Tổng thống Trump đang bị đối thủ chính trị của mình đối xử bất công như thế nào", bản kiến nghị do luật sư của ông Trump là John Lauro viết.
Theo luật sư Lauro, "Tổng thống Trump hoàn toàn đồng ý, và trên thực tế yêu cầu rằng các thủ tục tố tụng này phải được truyền hình đầy đủ để công chúng Mỹ có thể tận mắt chứng kiến rằng vụ án này, giống như những vụ khác, chẳng qua là một trò chơi vi hiến, không bao giờ nên được phép xảy ra một lần nữa".
Tất nhiên, không ai nghi ngờ việc ông Trump đứng trước toà sẽ tạo nên một cảnh tượng hấp dẫn trên truyền hình. Việc bên công tố phản đối truyền hình trực tiếp phiên tòa rõ ràng ít được ủng hộ hơn.
Đầu tuần trước, cơ quan công tố đã phản hồi lại đề nghị của luật sư Lauro. Trong một tài liệu dài bốn trang, họ bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng ông ta "không trích dẫn một quy tắc hoặc trường hợp nào để hỗ trợ cho quan điểm của mình, bởi vì không có" và khẳng định, "Tòa án nên bác bỏ nỗ lực đánh lạc hướng này".
Văn phòng công tố có vẻ mệt mỏi với chiến lược pháp lý của ông Trump. "Ông ấy có thể chọn soạn thảo hồ sơ tòa án với mục tiêu thu thập tin tức của giới truyền thông hơn là sự giúp đỡ hợp pháp từ tòa án, như ông dường như đã làm trong vụ này và nhiều vụ khác. Nhưng cả ông và bất kỳ bị cáo hình sự nào khác đều không được tự do bẻ cong hoặc vi phạm các quy tắc chỉ để đạt được mục tiêu 'trình bày quan điểm của mình trong vụ án này với công chúng Mỹ'", phản hồi của cơ quan công tố nêu rõ.
Mỹ: Chính sách nhập cư của cựu Tổng thống Donald Trump 'nóng' trở lại Tờ The Hill ngày 28/6 đã đăng bài viết nêu rằng chính sách nhập cư của cựu Tổng thống Donald Trump đã trở thành nền tảng tranh cử của đảng Cộng hòa. Cựu Tổng thống Donald Trump đang được xem là ứng viên tiềm năng hàng đầu đại diện cho đảng Cộng hòa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo The Hill, cựu Tổng thống...