Những tiếng kêu thảm thiết giữa núi rừng
Những ngày qua, hành động tra tấn dã man rồi giết thịt những con voọc quý hiếm của một nhóm thanh niên khiến cả cộng đồng phẫn nộ lên án. Thế nhưng, sự thật thì ngày đêm, trong những cánh rừng xanh, những tiếng kêu thảm thiết, đau đớn của những con thú dính bẫy vẫn vang lên.
Những tiếng kêu tuyệt vọng đó ám ảnh bất cứ ai lần đầu tiên được chứng kiến nhưng lại làm cho bọn săn trộm hết sức khoái trá.
Muôn hình vạn trạng các loại bẫy thú khác nhau.
Bẫy nhỏ. Ảnh: Baomoitruong
Đây là bẫy cạp, loại bẫy mạnh và nguy hiểm nhất. Ảnh: sinhvatrung
Đám thợ săn cho biết có hàng chục loại bẫy thú khác nhau để bẫy từ những loại thú nhỏ như chuột rừng, sóc, chim, gà rừng…, đến loại có răng to dùng để bẫy các loại thú lớn như cầy, hoẵng, lợn rừng, don… Những con thú đã dính bẫy thì càng giãy giụa càng bị xiết chặt, mất máu và kiệt sức.
Đặt bẫy. Ảnh: Baomoitruong
Một thợ săn đang đặt bẫy. Ảnh: Tiền Phong
Sau khi đặt bẫy, người ta thường náu đi đâu đó vài ngày rồi quay lại kiểm tra. Nếu có con thú nào dính bẫy người ta làm thịt ngay trong rừng, rồi bỏ vào thùng xốp vận chuyển ra khỏi rừng.
Kiểm tra lại bẫy (ảnh lớn) sau khi một con heo rừng sập bẫy bị các đầu nậu khiêng về (ảnh nhỏ). Nguồn: PYO
Video đang HOT
Một con thú dính bẫy giãy giụa, kêu rên thảm thiết. Ảnh: Baomoitruong
Con cầy hương ở rừng Đông Giang (Quảng Nam) bị dính bẫy treo làm từ dây phanh xe đạp. Thật không dễ chịu khi bị treo đơ như thế này. Ảnh: TT
Bị đám săn trộm “bỏ quên”, con thú này bị treo cho đến khi khô quắt lại. Ảnh: TT
Chồn hương. Ảnh: Infonet
Ảnh: DT
Những gì còn lại của một con mang quý hiếm sau khi bị làm thịt. Ảnh:DT
Hai kẻ săn trộm bị tóm nhưng chúng đã kịp tàn sát và rạch bụng 21 con voọc ngay tại cánh rừng Núi Chúa, Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh:TT
Con linh dương rất lớn này bị dính bẫy kẹp khiến phần guốc trước gần như bị đứt lìa. Nhưng nó may mắn hơn những con thú mắc bẫy khác là gặp được đội cứu hộ của Khu bảo tồn sao la A Lưới (Thừa Thiên – Huế) cứu chữa, thả lại rừn. Ảnh: TT
Theo VietNamNet
Bảo vệ thú rừng: cuộc chiến luẩn quẩn
Bảo vệ thú rừng được coi là cuộc chiến không bao giờ kết thúc...
Một nồi cao voọc đang bốc khói, người nấu cao này là chủ một quán ăn ở Ba Tơ, Quảng Ngãi, đã mua ba con voọc chà vá chân đen với giá 5 triệu đồng - Ảnh: VIỄN SỰ
Ông Nguyễn Trọng Huynh - trạm trưởng Trạm kiểm lâm vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) - kể khi nhìn thấy bầy voọc chà vá chân đen bị hai thợ săn Đặng Minh Khắc và Nguyễn Phương Tuấn sát hại rồi rạch bụng, moi ruột (Tuổi Trẻ ngày 21-7), nếu không phải đang làm nhiệm vụ có lẽ mọi người đã cho cả hai no đòn bởi sự tàn nhẫn với bầy voọc.
Nhưng khi cả hai bị còng tay, lầm lũi bị áp giải gần nửa ngày để về tới trại tạm giam, ông Huynh nói cảm thấy rất mủi lòng. Không chỉ vì cái án tù mà Tuấn và Khắc sắp phải nhận, mà còn bởi gia cảnh họ quá nghèo. Khi khám hành trang đi săn, kiểm lâm chỉ thu được một bọc gạo, muối, ít cá khô và 60.000 đồng tiền lẻ. Số tiền ít ỏi đó, Tuấn và Khắc nói nếu săn trót lọt sẽ đủ để đổ xăng, chở voọc về tới quê nhà Ninh Hòa (Khánh Hòa), cách Núi Chúa 150km.
Người và thú đều khổ
Đáng tiếc và đáng trách Cách đây ba năm, khi con bò tót đầu đàn nặng gần 1 tấn về sống chung với bò nhà tại vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận), những người làm công tác bảo tồn thú quý hiếm đã coi đây là cơ hội vàng quý giá để nghiên cứu về loài vật có tên trong Sách đỏ VN. Thế nhưng, ông Nguyễn Công Vân - giám đốc vườn quốc gia Phước Bình - nói đã ba năm nay ông làm đề xuất, kiến nghị đến nhiều nơi xin kinh phí bảo vệ, bảo tồn con bò tót quý hiếm này nhưng chưa nơi nào trả lời. Kể cả đến nay khi bò tót giao phối với bò cái nhà, đẻ ra chín con bê lai bò tót (Tuổi Trẻ 12-5-2012) - một sự kiện sinh học hi hữu, nhưng cũng chưa có nơi nào cấp kinh phí để bảo tồn bầy bò lai này, trong khi thương lái rình rập, chèo kéo chủ bò suốt đêm ngày.
Tàn sát voọc để đổi lấy cuộc sống bớt bần hàn, Tuấn và Khắc tất nhiên không thể lấy điều đó để bào chữa cho hành vi dã man của mình, đồng thời đó cũng là điều vi phạm pháp luật. Nhưng câu chuyện đói nghèo, liều lĩnh săn bắn thú rừng trái phép của họ là một mẫu số chung mà trong hành trình qua các khu bảo tồn, vườn quốc gia chúng tôi đều thấy.
Câu chuyện nóng bỏng và đang rất thời sự đó chúng tôi đã ghi nhận tại Trà Bui (Bắc Trà My, Quảng Nam) từ rất nhiều năm trước cho đến tận hôm nay. Đó là gần 5.000 người dân khu tái định cư Trà Bui, sau khi nhường đất cho thủy điện Sông Tranh 2 vẫn phải sống "tầm gửi" vào những cánh rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, khi họ không thể mưu sinh bằng những gì mà khu tái định cư cấp cho.
Và không chỉ mỗi Trà Bui, người dân cũng phải sống dựa vào rừng ở hai khu tái định cư Cutchrun và Alua-Kala sau khi nhường đất cho thủy điện Sông Tranh 2. Một vòng luẩn quẩn ở những nơi này: thủy điện làm người dân đói nghèo vì mất kế mưu sinh, và rồi họ gây áp lực với gỗ và thú rừng.
Ông Trần Văn Thu, nguyên giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, nói thủy điện Sông Tranh 2 và chi chít những thủy điện khác ở thượng nguồn Thu Bồn và Vu Gia đã dồn thú rừng vào những khu bảo tồn. Nhưng không tái định cư ổn định được cho người dân, thủy điện đã đẩy luôn người dân và thú rừng vào thế "đối đầu" trong cuộc chiến sinh tồn ngay tại các khu bảo tồn. Dĩ nhiên phần thắng luôn thuộc về con người. Và vòng luẩn quẩn ấy đã gây nên hệ quả mà ông Thu minh chứng bằng hàng trăm kilôgam bẫy dây, bẫy kẹp, lên tới cả ngàn chiếc từ nhà kho của khu bảo tồn.
"So le" chính sách
Con sơn dương ở rừng A Lưới được cứu sống dù mắc bẫy kẹp đứt gần lìa guốc chân trái trong phóng sự "Những bức ảnh nhói lòng từ rừng xanh" (Tuổi Trẻ 22-7) là một trong những con thú dính bẫy may mắn nhất ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia. Bởi không phải nơi nào cũng có đầy đủ nhân lực và phương tiện để giải cứu thú rừng như ở khu bảo tồn sao la A Lưới. Từ đầu năm 2011, khi vùng rừng 12.000ha có độ đa dạng sinh học cao nhất trong các khu bảo tồn dọc đường Hồ Chí Minh này đã được Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) hỗ trợ kinh phí thành lập khu bảo tồn sao la A Lưới thì việc săn bắt thú rừng giảm hẳn. Khu bảo tồn này hiện có bốn nhóm tuần tra với hơn 20 thành viên, thường xuyên tuần tra trong rừng sâu 22 ngày/tháng, với mức lương từ 7 triệu đồng/người/ tháng trở lên. Mỗi tháng các nhóm tuần tra ở A Lưới gỡ gần 1.500 chiếc bẫy thú và giải thoát nhiều thú rừng mắc bẫy. Nếu không, có lẽ sẽ có rất nhiều thú rừng bị đưa lên bàn nhậu.
Nhưng chỉ cách A Lưới hơn 70km, khu bảo tồn thiên nhiên Đắkrông (Quảng Trị) lại rơi vào tình cảnh trái ngược hoàn toàn. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc thịt rừng được bày bán ở nhiều nơi trên đường Hồ Chí Minh và đường 9, ông Hoàng Ngọc Tiến - giám đốc kiêm hạt trưởng Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Đắkrông - thừa nhận: "Chi chứ chuyện săn bắn với khai thác gỗ là chắc chắn phải có, anh em chỉ hạn chế chứ không mần răng xử lý triệt để được". Ông Tiến đưa ra so sánh: diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên Đắkrông (trên 42.000ha) rộng hơn bốn lần A Lưới, cộng thêm vùng đệm sẽ hơn 50.000ha. Nhưng Đắkrông chỉ có ba trạm với 16 nhân viên, trong đó chỉ sáu người có biên chế, còn lại là hợp đồng (không có trang phục chuẩn và không được sử dụng công cụ hỗ trợ). "Chừng nớ người răng tuần tra cho xuể được" - ông Tiến bày tỏ khó khăn.
Tương tự, nghe chúng tôi kể về mức lương 7 triệu đồng/người/tháng của các nhân viên tuần tra ở khu bảo tồn sao la A Lưới, ông Nguyễn Trọng Huynh nói đó mãi là con số mơ ước của anh em kiểm lâm và cán bộ vườn quốc gia Núi Chúa. Ông Huynh cho biết ngoài lương tháng, một chuyến tuần tra (ít nhất 2-3 ngày) mỗi kiểm lâm chỉ được hỗ trợ 50.000 đồng. "Chừng đó chưa đủ cho anh em mua thêm gạo, mắm chứ nói gì đến việc bù đắp máu và mồ hôi của anh em chống chọi với thợ săn, lâm tặc" - ông Huynh bày tỏ.
Và có lẽ câu chuyện về sự "so le" trong chế độ, chính sách đãi ngộ với những cán bộ, kiểm lâm bảo vệ rừng ấy cũng đang tạo thêm sự phong phú cho cái vòng luẩn quẩn trong việc bảo vệ thú rừng.
VIỄN SỰ - TẤN VŨ
Thề không ăn thịt thú rừng
Những chiếc bẫy dây được gỡ từ vùng rừng khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam) - Ảnh: VIỄN SỰ
Dù là ngày chủ nhật, nhưng cũng đã có gần 100 email phản hồi về trang phóng sự ảnh "Những bức ảnh nhói lòng từ rừng xanh" trên Tuổi Trẻ 22-7. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến...
* Xem những bức ảnh về việc thú rừng bị dính bẫy này mà tôi muốn chảy nước mắt. Trong thiên nhiên, mỗi loài vật đều có những mánh khóe, mưu mẹo riêng để sống, để tồn tại, để cạnh tranh... nhưng có lẽ so với con người thì chúng quá đỗi ngây thơ, khờ khạo, không thể lường hết được những cái bẫy của thợ săn giăng khắp nơi trong rừng già. Nguyên nhân chung quy đều do sở thích ăn thịt thú rừng, lòng tin về khả năng chữa bệnh của các sản phẩm từ thú rừng của một số người, chủ yếu là những người nhiều tiền.
Trần Việt Tiến
* Ai biết nói tàn nhẫn, ai cảm động trước những hình ảnh này thì đừng bao giờ ăn thịt thú rừng. Khi bạn muốn ăn thì hãy nhớ lại những cảnh này nhé.
Nguyễn Vĩnh Khang
* Không phủ nhận tôi cũng từng "xơi" một vài thứ thịt thú rừng trong những buổi nhậu nhẹt. Nhưng khi xem bài báo và xem những hình ảnh này, tôi thật sự bị sốc! Phải chứng kiến tận nơi, tận cảnh thế này mới hiểu được những tiếng kêu nhói lòng từ rừng xanh! Tôi thề không bao giờ ăn thịt thú rừng nữa. Mọi người hãy chia sẻ hình ảnh này cho nhau, đó là cách tốt nhất để không còn hoặc giảm bớt những tiếng kêu nhói lòng kia.
so_crazy_rock@...
* Không có cầu thì nguồn cung cấp tự biến mất. Bên cạnh phạt người đi săn, hãy phạt nặng những người, những nhà hàng tiêu thụ thịt thú rừng. Trong đó có nhiều đại gia, quan chức nhiều tiền lắm của...
Thanh Nguyễn
* Tôi cũng như mọi người khi xem xong trang báo thì cảm giác đầu tiên là giận dữ về hành vi man rợ của các thợ săn. Nhưng sau đó, khi bình tĩnh lại để suy xét mọi chuyện thì thấy vấn đề không đơn giản chỉ cần xử phạt thật nặng thợ săn là xong. Tôi tin rằng những người thợ săn ấy rất nghèo, ít học hành nên không am hiểu luật pháp. Nếu họ có công ăn việc làm đàng hoàng, có thu nhập ổn định, có trình độ học vấn... thì liệu có làm những hành vi man rợ đó không? Không hẳn đã hết, nhưng chắc chắn nạn giết thú rừng sẽ giảm rất nhiều. Và tôi cho rằng những người giàu có, những cán bộ được học hành đàng hoàng mà chiều chiều ngồi nhậu thịt thú rừng trong những nhà hàng máy lạnh mới đáng bị lên án, hơn là những thợ săn nghèo khổ.
truonghien1970@...
Theo Tuổi Trẻ
Món diềm nướng - hương vị của núi rừng Bất cứ ai có dịp lên Trường Sơn và thưởng thức món diềm nướng của người Vân Kiều, hẳn không bao giờ quên món ăn lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi thịt, rau, gia vị của núi rừng. Món diềm nướng thường xuất hiện trong bữa tiệc rượu hay cỗ bàn thết khách của người Vân Kiều. Sau khi mổ lợn, người ta...