Những tiến bộ của khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi
Phẫu thuật lồng ngực mang lại nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng như chiến lược phối hợp đa mô thức đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa sự phục hồi và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Đây là nhận định của TS.BS cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương tại Hội thảo khoa học Cập nhật kiến thức chuyên môn về phẫu thuật lồng ngực được tổ chức sáng 7/12 tại BV Phổi Trung ương. Hội thảo có sự tham dự của Chủ tịch hội phẫu thuật lồng ngực Đông Nam Á GS Punnarerk Thongcharoen; Chủ tịch hiệp hội gây mê tim mạch lồng ngực Thái Lan Gs Sirilak Suksompong và Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam PGS.TS Công Quyết Thắng cùng các chuyên gia phẫu thuật lồng ngực của Thái Lan, BV Phổi Trung ương và các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước.
Giám đốc BV Phổi Trung ương, TS.BSCC Đinh Văn Lượng phát biểu tại hội thảo khoa học Cập nhật kiến thức chuyên môn về phẫu thuật lồng ngực.
Theo GLOBOCAN 2020, ung thư phổi là loại ung thư thường gặp, đứng thứ 2 trên thế giới về số ca mắc mới với trên 2,2 triệu ca (chiếm 11,4%) và là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, năm 2020 ghi nhận 26.200 ca mắc mới (chiếm 14,4%) và 23.700 ca tử vong (chiếm 19,4%) trong các loại bệnh ung thư.
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có 15-20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1. Riêng tại BV Phổi Trung ương, mỗi năm thực hiện trên 2000 ca phẫu thuật nội soi phổi, trong đó có nhiều ca mổ phức tạp như phẫu thuật cắt phổi – cắt thùy phổi (400 ca/ năm); phẫu thuật cắt thùy phổi do K phổi nguyên phát (500 ca/ năm); phẫu thuật tràn khí màng phổi (400 ca); phẫu thuật bệnh lý mủ màng phổi (300 ca) và nhiều ca cắt phổi, phẫu thuật u phổi khác…
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội thảo khoa học Giám đốc BV Phổi Trung ương, TS.BSCC Đinh Văn Lượng cho rằng: “Phẫu thuật lồng ngực là một lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội để cứu sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm.”
Toàn cảnh Hội thảo Cập nhật kiến thức chuyên môn về phẫu thuật lồng ngực.
Tại BV Phổi Trung ương, các phương pháp phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi, hoặc cắt phổi đã được thực hiện nhiều năm qua và đi vào thường quy. Trong đó phẫu thuật xâm lấn tối thiểu lồng ngực 1 lỗ, 2 lỗ dưới sự hỗ trợ bằng hình ảnh – video (VATS) giúp phẫu thuật viên có thể nhìn thấy chính xác những gì đang diễn ra bên trong lồng ngực mà không cần vết rạch lớn ở lồng ngực hay cắt xương ức.
Nhờ thế, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh sau phẫu thuật, giảm biến chứng cho người bệnh, bệnh nhân ít đau hơn, thời gian nằm viện ngắn và giảm chi phí điều trị…
TS.BSCC Đinh Văn Lượng: Ứng dụng các công nghệ hiện đại chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực cũng như chiến lược phối hợp đa mô thức đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa sự phục hồi và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
“Với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật lồng ngực cũng như chiến lược phối hợp đa mô thức đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa sự phục hồi và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân”, TS.BSCC Đinh Văn Lượng nhấn mạnh.
Tại hội thảo có nhiều báo cáo khoa học được trình bày. Đáng chú ý là báo cáo của GS Punnarerk Thongcharoen – Chủ tịch hội phẫu thuật lồng ngực Đông Nam Á về chủ đề ” Phẫu thuật cắt phân thùy phổi ” hay báo cáo về “ERAS cho phẫu thuật lồng ngực: góc nhìn từ chuyên gia gây mê” của PGS Sirilak Suksompong – Chủ tịch hội gây mê tim mạch lồng ngực Thái Lan … Ngoài ra, nhiều chuyên gia, bác sĩ của Việt Nam cũng đóng góp các bài báo cáo có giá trị thực tiễn…
Hội thảo khoa học lần này là dịp cho các bác sĩ điều trị, các phẫu thuật viên, chuyên gia lâm sàng … cùng nhau chia sẻ, cập nhật kiến thức khoa học mới nhất liên quan đến điều trị ung thư phổi và phẫu thuật ung thư phổi, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Nhờ AI, bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện và điều trị sớm
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chứng minh vai trò trong nhiều lĩnh vực, Bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng công nghệ này vào công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
PGS.TS Vũ Văn Giáp trình bày 6 trụ cột trong tầm nhìn 2030 của Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
Tại Hội nghị khoa học tổng kết công tác chỉ đạo tuyến bệnh viện Bạch Mai năm 2024, PGS.TS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc bệnh viện đã chia sẻ về một trường hợp điển hình được phát hiện và chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn sớm nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, bệnh nhân nam 49 tuổi đến khám với bệnh nền tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đã đặt 3 stent. Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, kết quả chụp X-quang phổi của bệnh nhân phát hiện một đám mờ đáng ngờ. Khi làm thêm cận lâm sàng khác như nội soi phế quản thì chưa có gì đáng chú ý, nhưng đây chính là lúc công nghệ AI thể hiện vai trò của mình.
PGS.TS Vũ Văn Giáp chia sẻ, với các bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc trong trường hợp đọc kết quả không kỹ, những tổn thương như thế này rất dễ bị bỏ qua, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán sớm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hệ thống AI đã tự động phân tích và nhận diện được tổn thương ở thùy phổi phải, đồng thời đánh giá đây là một nốt mờ có nguy cơ ác tính và tỷ lệ ung thư cao.
Dựa trên cảnh báo này, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Các hình ảnh sau đó được đưa vào hệ thống AI do nhóm nghiên cứu phát triển để phân tích. Kết quả một lần nữa xác nhận đây là tổn thương có nguy cơ cao là ung thư phổi. Thông thường, với bệnh nhân có bệnh nền phức tạp và tổn thương nhỏ, các bác sĩ có thể chọn phương án theo dõi trong 6 tháng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bệnh nhân mất cơ hội điều trị triệt căn sớm nếu khối u phát triển và di căn trong thời gian chờ đợi.
Với sự hỗ trợ của AI cùng kinh nghiệm lâm sàng phong phú, Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đã quyết định phẫu thuật cắt toàn bộ khối u phổi, bỏ qua bước sinh thiết xâm lấn có thể gây biến chứng như chảy máu hay tràn khí. Việc phân tích mô bệnh học sau đó cũng được thực hiện với sự hỗ trợ của AI, xác nhận chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến ở giai đoạn T1M0N0 - giai đoạn sớm cho phép điều trị triệt căn hoàn toàn mà không cần hóa trị hay xạ trị.
Đặc biệt, PGS.TS Vũ Văn Giáp đã tự hào công bố một thành tựu quan trọng: nhóm nghiên cứu của họ đã phát triển được ba module chẩn đoán liên thông, từ chẩn đoán hình ảnh đến nội soi phế quản và mô bệnh học - được cho là duy nhất trên thế giới hiện nay.
Thợ xây thủng phổi sau nhiều năm hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày Các bác sĩ phát hiện phổi của bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở. Ngày 2/12, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) được chuyển...