Những thương hiệu ô tô lâu đời nhất thế giới
Chiếc automobile (ô tô) chạy bằng hơi nước đầu tiên ra đời tại Pháp vào năm 1769, và dựa vào đó các nhà phát minh sau này đã cho ra một loạt ô tô chạy bằng động cơ đốt trong – máy nổ và rồi mô tơ điện.
Mới đầu, họ chỉ chế tạo ô tô để phục vụ việc nghiên cứu và du ngoạn. Thế nhưng, do nhu cầu của công chúng, một số người đã bắt đầu sản xuất, tạo ra các công ty xe hơi với các thương hiệu nổi tiếng.
Peugeot xuất hiện từ năm 1882 tại Pháp. Lúc đầu là một thương hiệu cà phê, do ông Armand Peugeot sáng lập vào năm 1810. Đến năm 1830, do yêu thích xe đạp, ông mới mở xưởng sản xuất xe đạp và tiếp tục năm 1882 chế tạo ô tô và lập nên Societe des Automobiles Peugeot năm 1896.
Cũng xuất phát từ việc sản xuất xe ngựa với thương hiệu Ignac Sustala năm 1850 tại Cộng hòa Czech, vào năm 1897 sau khi mua được một chiếc ô tô, ông Tatra đã quyết định làm xe tải và sản xuất xe cho quân đội Đức trong suốt Đại chiến Thế giới II, và đến giờ xe tải của công ty này vẫn lừng danh.
Video đang HOT
Hãng Opel Automobile GmbH cũng nức tiếng không kém với sản phẩm được lưu hành tại châu Âu (ngoại trừ Anh), Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Thương hiệu này do ông Adam Opel đặt từ năm 1862 khi mới kinh doanh máy khâu, rồi sản xuất xe đạp năm 1886 và ô tô năm 1889. Năm 1913, Opel Automobile GmbH là công ty xe hơi lớn nhất tại Đức và nhất Âu châu (1930).
Mọi người, dường như ai cũng biết tới Mercedes-Benz, không chỉ vì nó là một loại xe sang trọng nhất, mà vì được cấp bằng sáng chế sớm nhất.
Có mặt từ năm 1883, nó được Karl Benz cũng là người Đức đăng ký phát minh cho xe chạy bằng động cơ ga năm 1886, với số hiệu là 37435 và có thể xem là giấy khai sinh của mọi loại ô tô. Tuy nhiên, tới năm 1926, mới chính thức có thương hiệu Mercedes-Benz, khi công ty của ông và người bạn sáp nhập.
Một thương hiệu nữa của Czech là Skoda Auto, phổ biến khắp nơi trừ Bắc Mỹ và Brazil. Vào năm 1895, hai anh em Vaclav Laurin và Vaclav Klement đã mở xưởng làm xe đạp, xe máy và kinh doanh ô tô tại Mlada Boleslav, Vương quốc Bohemia.
Thấy bán chạy, họ liền sản xuất ô tô từ năm 1905, lấy tên riêng và trở thành nhà cung ứng ô tô dẫn đầu đế chế Áo – Hung, và năm 1925 đổi tên thành Skoda Auto. Xe của họ nổi tiếng là nhanh, trong một cuộc đua vào tháng 8/2011, với một động cơ hai lít đã ghi kỷ lục đi được với vận tốc 363 km/giờ.
Công ty xe Land Rover của Anh cũng được biết tới từ năm 1896 với các sản phẩm máy cắt cỏ, xe tải chạy bằng hơi nước, rồi xe hơi. Khi có ô tô, công ty này đã đổi tên nhiều lần và cuối cùng thành Land Rover năm 1978, cho ra nhiều kiểu xe đồ sộ. Năm 1951, Land Rover đã được cấp chứng nhận hoàng gia bởi vua George VI xem là biểu tượng của nước Anh.
Xe của Renault hiện cũng đã có mặt tại 118 quốc gia, nhờ vẻ đẹp ấn tượng và độ bền tốt. Nó cũng xuất phát từ một công ty gia đình tại Pháp, do nhà Renault làm chủ từ năm 1899. Từ năm 1903, họ đã sản xuất ra rất nhiều loại xe, từ xe tải hạng nặng tới xe buýt, xe thùng, động cơ máy bay quân sự, xe đua… và đã sáu lần giành được danh hiệu xe đẹp của năm tại Âu châu và ba giải Autobest…
Fiat cũng góp mặt tại Italy từ năm 1899 và nổi tiếng đến nay với nhiều dòng xe siêu mini. Vào năm 1970, ở đây cũng có thêm xe chạy điện và ngoài ra còn thấy cả vũ khí, súng đạn mang tên Fiat. Thương hiệu này thậm chí đã đoạt 12 giải xe hơi của năm bên châu Âu.
Cadillac là một trong các thương hiệu tiên phong tại Mỹ và là công ty đầu tiên giành giải Câu lạc bộ xe hơi hoàng gia tại Anh năm 1908. Ra đời năm 1901, đây là dòng xe có chất lượng cao, đa số những nhân vật nổi tiếng, giàu có đều chuộng Cadillac.
Xe Mercedes sẽ dùng động cơ do đối tác Trung Quốc sản xuất
Daimler - tập đoàn mẹ của Mercedes-Benz đã xác nhận rằng họ đang cùng với đối tác Trung Quốc - Geely phát triển một thế hệ động cơ đốt trong mới.
Mặc dù chi tiết cụ thể chưa được công bố, nhưng một người phát ngôn của Daimler tiết lộ với hãng tin Reuters rằng hai bên đang có kế hoạch phát triển một động cơ dạng mô-đun, tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ này sẽ được sản xuất tại Trung Quốc và Châu Âu, sử dụng trong các mẫu xe hybrid.
Tuyên bố xác nhận này được đưa ra ngay sau khi tờ Handelsblatt của Đức cho biết hai công ty sẽ "cùng sản xuất hàng trăm nghìn động cơ xăng" mỗi năm, bắt đầu từ 2024. Theo Handelsblatt , Daimler chịu trách nhiệm phát triển động cơ, còn Geely sẽ sản xuất tại Trung Quốc.
Một số động cơ sẽ được Daimler sản xuất ở châu Âu, trong khi phần lớn dự kiến sẽ được sản xuất tại Trung Quốc. Điều này đang khiến các tổ chức bảo vệ người lao động tại Đức không hài lòng.
Có vẻ như mối quan hệ đối tác cùng phát triển động cơ này sẽ thay thế mối quan hệ mà Daimler hiện có với hãng xe Pháp Renault. Handelsblatt cũng trích dẫn thông tin từ Daimler cho biết, thỏa thuận với Geely sẽ giúp nhà sản xuất ô tô Đức tiết kiệm được một khoản tiền lên tới hàng trăm triệu euro mỗi năm.
Hiện vẫn chưa rõ liệu sự hợp tác này có phải là kết quả của việc nhà sáng lập Geely, Li Shufu, đã mua lại gần 10% cổ phần của Daimler hồi năm 2018 hay không. Sau sự kiện này, Daimler đã bán 50% cổ phần của thương hiệu Smart đang gặp khó khăn cho Geely. Ông Li Shufu đã và đang thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa hai công ty.
Nỗ lực chia sẻ chi phí của hai hãng xe được được đưa ra trong bối cảnh tiềm năng tăng trưởng của động cơ đốt trong đang phải đối mặt với mối đe dọa kép từ cuộc khủng hoảng Covid-19 cùng các quy định siết chặt khí thải và tiết kiệm nhiên liệu.
Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Mercedes-Benz Giám đốc điều hành Daimler Ola Kaellenius nhận xét Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường tăng trưởng lớn nhất của thương hiệu Mercedes-Benz trong thập niên tới. Công nhân hoàn thiện lắp ráp xe ô tô Mercedes Benz A tại nhà máy sản xuất xe Daimler ở Rastatt, miền Tây Nam Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Do đó, nhà sản xuất ô tô Đức...