Những thương hiệu điện ảnh khiến khán giả mòn mỏi chờ đợi
Không ít tác phẩm điện ảnh nổi tiếng từng khiến công chúng phải “mỏi cổ” ngóng trông phần tiếp. Cuộc trở lại thường rất xứng đáng, nhưng cũng có lúc gây ra thất vọng lớn.
Star Wars: The Force Awakens (2015) – 10 năm/32 năm: Nếu tính thời điểm ra rạp, phần bảyChiến tranh giữa các vì sao được thực hiện sau khi bộ ba phim tiền truyện của George Lucas khép lại đúng một thập kỷ. Song, The Force Awakens thực chất nối tiếp câu chuyện của phần sáu, Return of the Jedi, ra đời năm 1983. Nhờ nội dung và kỹ xảo hấp dẫn, bom tấn trở thành cơn sốt tại phòng vé hồi cuối 2015. Thành tích phòng vé của The Force Awakens là 2,068 tỷ USD, hiện đứng thứ ba trong danh sách các tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại sauAvatar (2009) và Titanic (1997). Ảnh: Disney.
Toy Story 3 (2010) – 11 năm: Nhiều người từng mỉa mai xưởng Pixar đã cạn kiệt ý tưởng khi họ bắt tay thực hiện phần ba cho Câu chuyện đồ chơi. Nhưng hóa ra đây lại là tập phim hay và cảm động nhất, lấy bối cảnh thời gian lúc nhóm đồ chơi Woody, Buzz Lightyear và những người bạn sắp sửa phải xa cậu chủ Andy. Tác phẩm nhận giải Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc và thậm chí còn nhận đề cử cho Phim truyện xuất sắc, đồng thời thu hơn 1 tỷ USD tại phòng vé. Ảnh: Disney.
Live Free or Die Hard (2007) – 12 năm: Khán giả phải chờ đợi hơn một thập kỷ mới lại được chứng kiến người hùng John McClane của Bruce Willis tiếp tục tung hoành trên màn ảnh. Cuộc chiến giữa viên cảnh sát mẫn cán của thành phố New York với nhóm tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin gây ra nhiều phản ứng trái ngược, nhưng vẫn đủ thu hút khán giả để được thực hiện tiếp phần năm, A Good Day to Die Hard (2013). Ảnh: Fox.
Bridget Jones’s Baby (2016) – 12 năm: Sau ngần ấy năm xa cách khán giả, “tiểu thư Jones” của Renée Zellweger đã có nhiều thay đổi trong ngoại hình và phong cách. Nhưng sự hài hước và nét duyên ngầm của nhân vật thì vẫn còn đó. Ở tuổi 43, cô bất ngờ mang thai mà không biết cha đẻ đứa bé là chàng trai người Mỹ mới quen, hay anh chàng bạn trai cũ Darcy (Colin Firth). Đạo diễn Sharon Maguire đã thành công xây dựng nên một câu chuyện ấm áp đến từ tình huống dở khóc, dở cười ấy. Ảnh: Universal.
Jurassic World (2015) – 14 năm: Cốt truyện của Thế giới khủng long không có nhiều điểm mới lạ so với ba phần trước. Nhưng kỹ xảo tân thời giúp hình ảnh loài khủng long xuất hiện đầy sống động trên màn ảnh và bom tấn rốt cuộc thu tới hơn 1,67 tỷ USD, trở thành bất ngờ tại phòng vé trong mùa hè 2015. Giới phê bình chỉ ra rằng bộ phim thành công trong việc “đánh thức tuổi thơ” của cộng đồng hâm một loạt phim Thế giới kỷ Jura đã tồn tại trước đó nhiều năm. Ảnh: Universal.
Zoolander 2 (2016) – 15 năm: Có sự tham gia của nhiều khách mời danh giá trong làng điện ảnh, âm nhạc và thời trang, nhưng cuộc trở lại của “siêu mẫu” Zoolander do Ben Stiller thể hiện lại bị số đông đánh giá là nhàm chán và ngốc nghếch. Thất bại phòng vé của bộ phim khiếnZoolander 3 có lẽ sẽ không bao giờ được thực hiện. Ảnh: Paramount.
Video đang HOT
Rocky Balboa (2006) – 16 năm: Sylvester Stallone từng thú nhận rằng Rocky V (1990) là nỗ lực kiếm tiền tủi hổ của thương hiệu phim quyền Anh xoay quanh huyền thoại hư cấu Rocky Balboa. Trước đó, Rocky (1976) là tác phẩm từng thắng giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar. Ở tuổi 60, ông quyết định thêm một lần nữa vào vai Rocky Balboa trong tập phim cùng tên, với hy vọng có thể gửi lời chào tạm biệt xứng đáng tới cho công chúng. Ông đã thành công, để rồi thêm một lần nữa thể hiện nhân vật trong tập phim ăn theo (spin-off) Creed (2015), và nhận đề cử Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc hồi đầu năm. Ảnh: MGM.
Blair Witch (2016) – 16 năm: Cơn ác mộng mang tên “phù thủy Blair” được đạo diễn Adam Wingard bí mật tiếp tục khai thác và mới trở lại sau 16 năm. Trên thực tế, phim kể tiếp câu chuyện ở phần một, The Blair Witch Project (1999), ra đời ngay trước thềm thiên niên kỷ mới. Giữ nguyên phong cách giả tài liệu, Blair Witch lại gây ra tranh cãi lớn về chất lượng nội dung. Nhưng nó khó lòng có thể tái lập kỳ tích phòng vé năm 1999 của tập phim đầu tiên, thu 248 triệu USD so với kinh phí sản xuất chỉ là 60.000 USD. Ảnh: Artisan Entertainment.
Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008) – 19 năm: Công chúng hân hoan chào đón đạo diễn Steven Spielberg và ngôi sao Harrison Ford cùng nhau đưa nhân vật nhà khảo cổ học lừng danh ưa hành động Indiana Jones trở lại trên màn bạc sau gần 20 năm. Bom tấn ra rạp hồi mùa hè 2008, thu đến 786 triệu USD toàn cầu. Song, chất lượng tác phẩm bị đánh giá thuộc dạng yếu kém do phần cốt truyện chứa đựng quá nhiều tình tiết phi lý. Dù đã ở tuổi 74, Harrison Ford được cho là sẽ tiếp tục sắm vai Indiana Jones thêm một lần nữa trong thời gian tới. Ảnh: Paramount.
Rambo (2008) – 20 năm: Một trong những người hùng hành động vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh là John Rambo, nhân vật gắn liền với tên tuổi Sylvester Stallone. Tuy nhiên, khoảng cách giữa phần ba và phần bốn lên tới hai thập kỷ vì nhiều trục trặc trong quá trình chuẩn bị. Rambonối tiếp phong cách bạo lực của ba tập trước, nhưng có phần cốt truyện bị đánh giá kém hơn. Cho đến giờ, Sylvester Stallone vẫn chưa thể thực hiện tiếp phần năm cho loạt phim. Ảnh:Lionsgate.
TRON: Legacy (2010) – 28 năm: Là phần tiếp theo của tác phẩm khoa học viễn tưởng TRON(1982), TRON: Legacy khiến công chúng chờ đợi suốt gần ba thập kỷ. Bộ phim có kỹ xảo và hiệu ứng 3D ấn tượng, cùng phần nhạc phim lôi cuốn đến từ nhóm Daft Punk. Nhưng cốt truyện của TRON: Legacy lại chưa tương xứng với tất cả những điều đó. Có lẽ vì thế mà hãng Disney đang quyết định tạm ngưng vô thời hạn dự án TRON 3, bất chấp sự hào hứng của dàn sao. Ảnh: Disney.
Mad Max: Fury Road (2015) – 30 năm: Sau đúng ba thập kỷ được thai nghén, Mad Max: Fury Road của đạo diễn George Miller có buổi chiếu ra mắt trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes 2015, khiến giới phê bình và khán giả kinh ngạc. Người hùng Max Điên trở lại dưới sự thể hiện của Tom Hardy, và cùng nhân vật Furiosa của Charlize Theron nhận vô số lời khen ngợi. Mad Max: Fury Road giờ được đánh giá là một trong những bộ phim hành động hay nhất kể từ đầu thế kỷ XXI, và nhận tổng cộng 6 tượng vàng Oscar. Ảnh: Warner Bros.
Theo Zing
Những bộ phim thất bại khiến cả thương hiệu lao đao
"Terminator: Genisys", "Fantastic Four", "John Carter" hay "Batman & Robin" là những tập phim khiến cho cả thương hiệu bị sứt mẻ nghiêm trọng trong lòng khán giả.
Terminator: Genisys (2015): Tạo ra dòng thời gian mới cho câu chuyện Kẻ hủy diệt, nhưng Paramount Pictures rốt cuộc không thể "tái sinh" thương hiệu phim khoa học viễn tưởng gắn liền với ngôi sao Arnold Schwarzenegger. Kịch bản dở tệ, diễn xuất đơ cứng của các ngôi sao trẻ khiến Terminator: Genisys suýt chút nữa lỗ vốn nếu không được thị trường Trung Quốc kịp thời "giải cứu". Nhưng kế hoạch thực hiện phần tiếp theo đến nay đã đổ bể và hiện chưa rõ tương lai loạt phim Kẻ hủy diệt sẽ đi về đầu. Ảnh: Paramount
Fantastic Four (2015): Nỗ lực tái khởi động thương hiệu Bộ tứ Siêu đẳng của Fox trở thành "trò cười" khi bộ phim ra mắt hồi mùa hè 2015 bị giới phê bình trù dập và khán giả quay lưng. Bản thân đạo diễn Josh Trank thì sử dụng mạng xã hội Twitter để chỉ trích sự can thiệp quá đà của đội ngũ nhà sản xuất và cho rằng sản phẩm ngoài rạp không còn là của chính anh. Chỉ thu được 168 triệu USD so với kinh phí sản xuất 120 triệu USD, kế hoạch thực hiện phần tiếp theo cho năm 2017 đến nay bị hủy bỏ và công chúng mong đợi Fox sẽ kết hợp với Marvel Studios để khai thác nhóm siêu anh hùng trong tương lai gần. Ảnh: Fox
The Amazing Spider-Man 2 (2014): Có kinh phí sản xuất lên tới gần 300 triệu USD, nhưngThe Amazing Spider-Man 2 lại gây ra tranh cãi lớn về chất lượng. Con số doanh thu 709 triệu USD toàn cầu cũng không thể khiến Sony hài lòng, bởi ngay cả khi có sự hỗ trợ của công nghệ 3D, nó vẫn còn kém hơn so với các phim Người Nhện trước đây của đạo diễn Sam Raimi. Rốt cuộc, Andrew Garfield "đánh mất" nhân vật vào tay tài năng trẻ Tom Holland. Spider-Man mới xuất hiện trong Captain America: Civil War (2016) và chuẩn bị có tập phim riêng mới mang tênHomecoming (2017). Đây là sản phẩm hợp tác giữa Sony, Marvel Studios và Disney. Ảnh: Sony
John Carter (2012): Tác phẩm giả tưởng dựa trên loạt tiểu thuyết Barsoom của Edgar Rice Burroughs đến nay là ví dụ điển hình cho một "bom xịt" tại phòng vé. Có kinh phí sản xuất lên tới 250 triệu USD, nhưng John Carter rốt cuộc chỉ thu được 284 triệu USD (với 73 triệu USD tại Bắc Mỹ). Giới phê bình không quá mặn mà với tác phẩm, còn khán giả thì cho rằng đây là một bộ phim "lạc thời", được kể theo lối cũ kỹ. Thất bại đó khiến tài tử Taylor Kitsch không còn cơ hội tiếp tục sắm vai người hùng sao Hỏa. Ảnh: Disney
Green Lantern (2011): Bộ phim siêu anh hùng về riêng nhân vật Green Lantern năm 2011 khiến hãng Warner Bros. hứng chịu thất bại nặng nề. Tác phẩm vốn được thai nghén từ năm 1997, nhưng kết quả cuối cùng lại không như mong đợi khi từ kịch bản đến kỹ xảo đều bị công chúng chỉ trích. Theo kế hoạch, Green Lantern sẽ tái xuất trong Green Lantern Corps (2020) - tác phẩm thuộc vũ trụ phim siêu anh hùng DC. Nhưng chưa rõ ai sẽ là người kế nhiệm Ryan Reynolds, bởi giờ tài tử đang rất thành công với Deadpool (2016). Ảnh: Warner Bros.
Tron: Legacy (2010): Người ta phải chờ hơn hai thập kỷ mới được theo dõi phần tiếp theo củaTron (1982) trên màn ảnh. Nhiều khả năng họ lại phải chờ đợi quãng thời gian tương tự mới được thưởng thức phần ba, bởi hãng Disney mới hủy bỏ kế hoạch thực hiện Tron 3, bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng fan ruột và các ngôi sao. Điểm số 51% trên Rotten Tomatoes cho thấy giới phê bình không hưởng ứng Tron: Legacy và Disney có lẽ muốn nhiều hơn là con số 400 triệu USD mà nó đạt được. Ảnh: Disney
The Golden Compass (2007): Thu được 372 triệu USD, giành tượng vàng Oscar hạng mụcKỹ xảo hình ảnh xuất sắc năm 2008, nhưng chừng đó là chưa đủ để The Golden Compass có thể được thực hiện tiếp phần hai. Tác phẩm giả tưởng do Anh-Mỹ hợp tác sản xuất có sự góp mặt của nhiều ngôi sao như Eva Green, Daniel Craig, Christopher Lee và Nicole Kidman, nhưng lại không thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ tại phòng vé như những Harry Potter hay The Chronicles of Narnia tại thời điểm ra mắt. Rốt cuộc, người ta không biết đến bao giờ mới được theo dõi tiếp hai tập The Subtle Knife và The Amber Spyglass. Ảnh: New Line Cinema
Blade: Trinity (2004): Chàng thợ săn ma cà rồng của Wesley Snipes có khởi đầu đầy hứa hẹn vào năm 1998, nhưng cuối cùng cũng không thể tránh khỏi lời nguyền "phần sau dở hơn phần trước" tại Hollywood. Bỏ ra 65 triệu USD để thực hiện Blade: Trinity, New Line Cinema sau đó chỉ thu về được khoảng 128 triệu USD. Những lùm xùm phía sau hậu trường thậm chí còn khiến Wesley Snipes đưa hãng phim ra tòa và thương hiệu Blade chính thức chìm nghỉm từ đó. Ảnh: New Line Cinema
Star Trek: Nemesis (2002): Trong vòng 23 năm, thương hiệu khoa học viễn tưởng có 10 phim điện ảnh và nhiều loạt phim truyền hình hỗ trợ. Nhưng bước sang đầu thế kỷ XXI, niềm hâm mộ dành cho Star Trek bị sụt giảm nghiêm trọng. Tập Nemesis chỉ thu vỏn vẹn 67,3 triệu USD so với kinh phí sản xuất 60 triệu USD, bị giới phê bình lên án và chìm nghỉm giữa những Harry Potter hay The Lord of the Rings. Mọi chuyện chỉ trở nên khởi sắc hơn khi J.J. Abrams tái khởi động thương hiệu với tập phim năm 2009, và sau đó tiếp nối bằng Star Trek Into Darkness(2013) cùng Star Trek Beyond (2016). Ảnh: Paramount
Batman & Robin (1997): Bị đánh giá là một trong những tác phẩm siêu anh hùng tệ nhất mọi thời đại, Batman & Robin của đạo diễn Joel Schumacher khiến Người Dơi vắng bóng trên màn ảnh suốt gần 10 năm sau đó. Bộ phim bị đánh giá là có cốt truyện lủng củng cùng loạt nhân vật phản diện ngô nghê, đồng thời đánh dấu lần duy nhất George Clooney khoác lên mình bộ áo choàng của Batman. Phải tới năm 2005, thương hiệu Người Dơi mới được tái sinh với Batman Begins của đạo diễn Christopher Nolan. Ảnh: Warner Bros.
Alien: Resurrection (1997): Loạt Alien lẽ ra đã có thể kết thúc ở phần ba, nhưng tiềm năng kiếm tiền của loài quái vật ngoài không gian khiến đội ngũ sản xuất không thể bỏ qua cơ hội thực hiện tiếp Alien: Resurrection. Nhưng đó là một sai lầm tệ hại, nhất là khi đội ngũ biên kịch đặt câu chuyện mới vào bối cảnh 200 năm sau đó. Phần bốn của Alien thậm chí còn ra mắt kém cả tác phẩm hài hước Flubber của Robin Williams. Phải đến năm 2012, đạo diễn Ridley Scott mới trình làng Prometheus, coi đây như phần tiền truyện của Alien và gây ra tranh cãi lớn trong cộng đồng người hâm mộ về nội dung. Hiện đạo diễn Neill Blomkamp đang phát triển Alien 5 với Sigourney Weaver và Michael Biehn. Ảnh: Fox
Beverly Hills Cop III (1994): Beverly Hills Cop là một trong những loạt phim hài ăn khách nhất thập niên 1980, giúp danh hài Eddie Murphy trở thành ngôi sao hạng A. Nhưng cho đến tập ba, những chiêu trò của anh đã trở nên "mất thiêng", bị giới phê bình ghẻ lạnh và may mắn lắm mới thu hồi được vốn liếng bỏ ra. Trong suốt hơn 20 năm qua, các nhà sản xuất từng nhiều lần muốn "tái sinh" thương hiệu với Beverly Hills Cop IV. Nhưng dự án đến nay vẫn mới chỉ nằm trên giấy tờ. Ảnh: Paramount
RoboCop 3 (1993): Ra đời năm 1987, RoboCop chinh phục cả người hâm mộ lẫn giới phê bình bằng cốt truyện sáng tạo và đậm tính bạo lực. Nhưng RoboCop 2 (1990) là một bước lùi và khiến ngôi sao Peter Weller rời bỏ vai diễn chàng cảnh sát người máy. Đó có lẽ là quyết định sáng suốt khi RoboCop 3 còn "thê thảm" hơn thế. Đơn vị Orion Pictures phá sản trong lúc bộ phim đang được thực hiện. Để kiếm thêm tiền từ khán giả nhí, nhà sản xuất quyết định gia giảm độ bạo lực của RoboCop 3 và chuốc lấy thất bại nặng nề. 21 năm sau, đạo diễn José Padilha tái khởi động thương hiệu RoboCop, nhưng bộ phim cũng chỉ nhận được sự thờ ơ, và đến giờ vẫn chưa rõ có phần tiếp theo hay không. Ảnh: Orion Pictures
Superman 4: The Quest for Peace (1987): Christopher Reeve trở thành huyền thoại Hollywood nhờ vai diễn Siêu Nhân, nhưng ông cũng không thể cứu nổi chất lượng của The Quest for Peace - tác phẩm bị coi là nỗ lực kiếm tiền đáng thất vọng của Warner Bros. trong con mắt giới phê bình. Phải 20 năm sau, công chúng mới được gặp lại Superman trongSuperman Returns (2006) của Bryan Singer. Nhưng đó lại là một thất bại khác, và mở đường cho Henry Cavill sắm vai nhân vật trong vũ trụ phim siêu anh hùng của DC kể từ Man of Steel(2013) đến nay. Ảnh: Warner Bros.
Theo Zing
Charlize Theron - Người sinh ra để làm 'nữ hoàng' Đẹp lộng lẫy và luôn tươi trẻ như nằm ngoài quy luật của thời gian, Charlize Theron được xem như hình mẫu chuẩn mực cho một nữ diễn viên quyến rũ, toàn tài. Charlize Theron mới xác nhận cô sẽ tham gia bom tấn Fast 8 trong một vai phản diện. Như vậy, sau vai diễn Furiosa trong Mad Max: Fury Roadvà nữ...