Những thực phẩm tuyệt đối không ăn khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu nên tuyệt đối kiêng kị những thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
1. Đu đủ:
Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
2. Thực phẩm tái, sống:
Thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.
3. Gia vị cay, hạt tiêu.
Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”.
4. Rượu, đồ uống có gas:
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
Video đang HOT
5. Pho mát mềm và bơ:
Đây là thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày vì nó thường nhiễm độc khuẩn Listeria. Nếu dùng chỉ nên hạn chế ở những loại bơ có chất lượng đã được kiểm chứng.
6. Nhãn:
Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
7. Dứa:
Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng thưởng gặp như nổi mẩn ngứa, nóng ran người, các chứng táo bón,… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
8. Lạc (Đậu Phộng):
Trong quá trình mang thai phụ nữ nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc vì nó là thủ phạm làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này. Ngoài lạc thì các loại thực phẩm dạng hạt khác lại nên ăn vì nó là nguồn cung cấp protein, manhê, viatamin E và B rất tốt cho cả hai.
9. Món pa-tê:
Theo số liệu thống kê thì Pate là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sản phụ và trẻ sơ sinh.
10. Trứng sống:
Rất nhiều người có thói quen ăn các loại trứng sống, trứng chần vì nó ngon miệng nhưng lại là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn salmonelca. Giới dinh dưỡng không khuyến cáo phụ nữ mang thai loại bỏ trứng mà phải ăn khi đã chế biến triệt để. Ví dụ, nếu luộc thì lòng đỏ phải chín và trở về trạng thái đặc (nên ăn cả lòng trắng). Lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng phospholipids cao, loại mỡ tốt giúp não của trẻ phát triển.
Theo Megafun
5 thực phẩm cải thiện chứng táo bón
Táo bón là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, là chuyện tưởng đơn giản nhưng thực tế nó khá phiền phức.
Nó khiến bạn vừa đau đớn lại vừa ngượng. Trước khi cần đến sự can thiệp của bác sĩ, hãy thử "kết bạn" với 5 loại thực phẩm sau để cải thiện chứng táo bón của bạn nhé.
1. Chuối chín
Chuối có vị ngọt, tính hàn, có công hiệu giải khát, nhuận phổi thông ruột. Những người thường bị nhiệt, khô miệng, đại tiện khó khăn rất thích hợp ăn chuối. Tuy nhiên, người bị tỳ hư kiết lị thì nên tránh dùng.
Chuối là loại quả giàu chất xơ thực vật, glucose, protein, vitamin và các khoáng chất. Các chuyên gia cho biết, những tác dụng trên cần phải dùng chuối chin mới thể hiện để công hiệu, còn chuối xanh có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì chuối xanh có vị chat, có thể dẫn đến táo bón.
Ảnh minh họa
2. Quả hồ đào (quả óc chó)
Trong quả hồ đào có chứa protein, glucide, phốt pho, sắt, -Carotene, vitamin B2... ngoài công dụng nhuận tràng thông tiểu tiện, còn có hiệu quả bổ thận, ấm phổi, hỗ trợ trị thận suy, hen suyễn, chân yếu, lưng đau, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện khó khăn.
Dùng quả hồ đào lâu dài rất tốt và không có tác dụng phụ, nhất là với người lớn mắc chứng táo bón.
3. Bưởi, bưởi chùm (còn gọi là bưởi đắng)
Bạn nên uống một ly nước bưởi tươi vào buổi sáng hoặc ăn bưởi chùm sau bữa cơm trưa và chiều để có thể giúp thông việc đại tiện.
Ăn bưởi có tác dụng giảm nhiệt và kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện dòng chảy của dịch tiêu hóa, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời kích thích đại tràng và các bộ phận khác của cơ thể, hạn chế chứng táo bón xảy ra.
Ảnh minh họa
4. Gạo lứt
Gạo lứt giàu protein, tinh bột, vitamin B1, vitamin A, E, chất xơ, canxi, sắt và phốt pho... Trong đó, thành phần chất xơ phong phú sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả chứng táo bón.
Chất xơ trong gạo lứt đỏ là một lọai hóa chất chống lại được bệnh ung thư và bảo vệ các lớp tế bào thành bên trong của đại tràng, duy trì nhu động của đại tràng hoạt động bình thường, tránh được bệnh ung thư kết tràng (ruột già) và táo bón.
5. Táo
Trong táo có nhiều "nhựa táo" - là một loại chất xơ thực vật mang tính thủy dung. Chất này có tác dụng bảo vệ thành ruột, làm hoạt hóa những vi khuẩn có lợi bên trong ruột, điều chỉnh chức năng dạ dày. Do đó, táo có hiệu quả trong việc làm sạch đường ruột, phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, chất xơ trong táo cũng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Bệnh mùa thu mẹ bầu dễ mắc phải Thời tiết giao mùa các mẹ bầu dễ mắc các bệnh về hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng do sức đề kháng yếu. Đã dần qua những cái nắng gay gắt, nóng bức của mùa hè oi ả. Mùa thu đã đến. Đây được coi là mùa mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Tuy nhiên, thời điểm...