Những thực phẩm thân quen nhưng lại gây hại vô cùng cho trẻ
Bạn có thể nghĩ rằng xúc xích, thịt hun khói, bánh sandwich là bữa ăn lành mạnh cho trẻ.Tuy nhiên, các loại thịt đông lạnh chứa rất nhiều nitrat – chất bảo quản để duy trì màu sắc. Natri nitrat được cho là làm tăng nguy cơ u não, bệnh bạch cầu và ung thư…
Đồ uống có hương liệu. Mọi người đều biết nước soda và cola không tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều đứa trẻ vẫn được phép uống ít nhất một ly mỗi ngày. Soda và cola chứa rất nhiều đường, hương vị, màu sắc nhân tạo và axit ăn mòn men răng. Nước ép trái cây, sữa chua hoa quả đóng hộp cũng chứa rất nhiều chất phụ gia và đường.
Sữa bò tươi thực sự không tốt như các bà mẹ nghĩ. Trong sữa bò tươi có các loại protein phức tạp mà bộ máy tiêu hóa non nớt của trẻ (dưới 12 tháng tuổi) vẫn chưa thể chuyển hóa được, vì thế dễ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, làm tăng nguy cơ mặc bệnh tiểu đường và các bệnh dị ứng như eczema (chàm), hen…
Gan động vật là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết xử lý, chế biến cẩn thận khi cho bé ăn gan thì bé sẽ đưa vào cơ thể một lượng độc tố bởi gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật.
Mật ong. Nhiều bà mẹ thường nghĩ mật ong rất tốt và an toàn cho trẻ. Nhưng thật ra, mật ong là thực phẩm vô cùng nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Mật ong có chứa clostridium botulinum – một vi khuẩn có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dù tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum rất nhỏ( 5%) nhưng nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.
Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày.Nếu mẹ cho con uống quá nhiều nước ép trái cây mỗi ngày (hơn 120ml) thì có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân. Vì thế, mẹ cần chú ý đến lượng nước trái cây khi cho con yêu uống, không phải cái gì nhiều quá cũng là tốt.
Ngũ cốc đóng hộp cho bữa sáng. Thực phẩm làm từ ngũ cốc cho bữa sáng chứa lượng đường cao nhưng cung cấp cho trẻ ít năng lượng. Hầu hết các chất dinh dưỡng ban đầu trong ngũ cốc đều bị mất trong quá trình chế biến, hương vị, màu nhân tạo, các vitamin được thêm vào. Quá trình làm bánh theo khuôn sẽ làm thay đổi nhiều thành phần quan trọng.
Video đang HOT
Bim bim chứa rất nhiều dầu, muối, hương liệu và màu nhân tạo. Nghiên cứu cho thấy bim bim gây gián đoạn sản xuất glucose và insulin, làm bạn cảm thấy đói hơn. Một số loại thực phẩm chiên đóng gói chứa acrylamide – một hợp chất liên quan đến chậm phát triển.
Thực phẩm ăn liền.Mì ăn liền, súp đóng gói được quảng cáo là “chứa nhiều sắt, vitamin, rau”. Tuy nhiên, đây là một trong những thực phẩm có thể gây hại cho trẻ vì chúng chứa hương vị và các hóa chất nhân tạo có thể gây dị ứng và mất cân bằng hormone. Màu nhân tạo là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và đau đầu. Thực phẩm ăn liền cũng chứa quá nhiều muối.
Các loại thịt đông lạnh.Bạn có thể nghĩ rằng xúc xích, thịt hun khói, bánh sandwich là bữa ăn lành mạnh cho trẻ.Tuy nhiên, các loại thịt đông lạnh chứa rất nhiều nitrat – chất bảo quản để duy trì màu sắc. Natri nitrat được cho là làm tăng nguy cơ u não, bệnh bạch cầu và ung thư cổ họng.
Theo Phunutoday
Những món ăn là "thuốc độc" với bé
Mayonnaise, xúc xích, mì tôm... đều âm thầm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chắc rằng rất nhiều mẹ sẽ cảm thấy hãnh diện nếu bé nhà mình chịu ăn và ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng mẹ hãy thật cẩn thận, có rất nhiều loại thực phẩm nếu không chú ý mẹ có thể sẽ làm hại đến sức khỏe và trí tuệ của bé. Chúng tôi sẽ giúp mẹ lên danh sách đen để loại bỏ các thức ăn không tốt này ra khỏi thực đơn hàng ngày của bé.
Các loại thịt ăn sẵn đã qua chế biến
Bánh mỳ xúc xích ngon lành lại hóa ra không tốt chút nào (hình minh họa)
Thịt đã qua chế biến bao gồm tất cả các loại xúc xích, thịt nguội, jam bông v.v. Nếu bữa ăn sáng hàng ngày mẹ làm cho bé là bánh mỳ kẹp xúc xích và thịt nguội thì mẹ đã vô tình cung cấp cho con một bữa ăn chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ các bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, tiểu đường hay thậm chí là cả ung thư nữa. Mẹ có thể sẽ giật mình tại sao những thức ăn ngon lành ấy lại có hại đến vậy? Thực ra, loại thực phẩm này chứa rất nhiều calo, muối và mỡ. Nếu ăn quá 2 lần mỗi tuần sẽ làm nguy cơ mắc các bệnh trên càng tăng cao.
Thực phẩm quá mặn
Cá khô quá mặn để trẻ có thể ăn được (hình minh họa)
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp. Thực phẩm này cũng bao gồm cải muối, cà muối, cá khô, cá kho v.v. Nếu ăn mặn là sở thích của bé, mẹ hãy điều chỉnh lại ngay trước khi sở thích này là ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.
Thực phẩm chứa nhôm
Món quấy rán hấp dẫn lại hóa ra kẻ thù của trẻ (hình minh họa)
Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng nhôm cao sẽ khiến trí nhớ giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn. Nhôm thường có nhiều trong những loại thực phẩm chiên rán như bánh quẩy, bánh tiêu, gà rán... Nếu mẹ hay làm món này cho bé ăn tráng miệng, hãy thay thế bằng món ăn bổ dưỡng khác ngay nhé.
Mayonnaise
Mẹ nên hạn chế cho bé ăn mayonnaise (hình minh họa)
Bé nhà bạn rất ghét ăn salad nhưng lại hào hứng khi mẹ làm món salad dưa chuột táo trộn mayonnaise? Mẹ nên thật cẩn thận với loại thực phẩm này và hạn chế cho bé ăn nhiều vì một thìa mayonnaise chứa đến 90 calo, 10g chất béo và 90mg muối. Vì vậy món salad mayonnaise của mẹ có thể lại trở nên chẳng dinh dưỡng chút nào. Thay vào đó, mẹ có thể làm salad sữa chua cho bé, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa ngon lành, bé khó có thể từ chối.
Các loại đồ hộp, thức ăn đóng hộp
Đồ hộp bắt mắt nhưng hoàn toàn không tốt cho trẻ (hình minh họa)
Khi chế biến đồ ăn cho bé, mẹ nên hạn chế tối đa nguyên liệu lấy từ các loại đồ hộp như thịt hộp, ngô hộp, hoa quả đóng hộp bởi những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bảo quản có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Không những vậy, nếu mẹ chọn không khéo và
không để ý đến nhãn mác, có thể sẽ dùng phải những loại đã hết hạn hoặc bao bì đóng không đảm bảo và có chứa chất gây ung thư.
Bơ thực vật
Bơ thực vật chưa hẳn đã tốt (hình minh họa)
Nếu bé ưa thích món bánh mì bơ, mẹ hãy chọn cho bé loại bơ có nguồn gốc từ sữa bò chứ chớ dại mà mua bơ thực vật. Loại bơ này chứa đầy dầu đã được hydro hóa (chất béo dạng trans-fats), vốn được biết gây ung thư, tiểu đường, bệnh tim và nhiều vấn đề phức tạp khác.
Nước ngọt đóng hộp và các loại nước có ga
Bé không nên uống nhiều thức uống đẹp mắt này (hình minh họa)
Các mẹ không thể phủ nhận là không có đứa trẻ nào từ chối khi được đưa cho cốc nước ngọt đá ngon lành trong mỗi bữa ăn. Nước ngọt có ga là một thức uống quá phổ biến và hầu như luôn nằm trong top những loại thực phẩm yêu thích của trẻ nhỏ. Biết vậy nhưng mẹ chớ có dại cho bé uống nhiều bởi không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ, loại thức uống này còn gây ra bệnh thận, ung thư, bệnh tim và tiểu đường nữa.
Các loại mỳ, đặc biệt là mỳ tôm
Mỳ tôm là món mẹ nên tránh cho con ăn (hình mình họa)
Đây là những thực phẩm tinh bột đã qua quá trình tinh chế, những thành phần có lợi như vitamin B và đường gluco đã giảm đi đáng kể và chỉ còn lại cacbon hydrat. Chất hóa học này sẽ làm giảm sự hoạt động của các noron thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến IQ của trẻ. Vì vậy dù có ưu điểm là chế biến nhanh chóng nhưng mẹ đừng nên cho con ăn mỳ tôm mà nên thay bằng các món ăn có lợi cho sức khỏe hơn.
Theo Khampha
6 thực phẩm có thể gây hại cho trẻ mới biết đi Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vì có thể gây sâu răng và béo phì. Thực phẩm ăn liền, xúc xích, thịt hun khói cũng chứa nhiều chất nhân tạo gây độc cho bé. Vị giác của trẻ mới biết đi rất nhạy cảm và chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy trẻ rất thích thưởng thức hương vị ngọt ngào....