Những thực phẩm phòng cảm lạnh trong mùa đông cực tốt
Giữ ấm cơ thể trong mùa đông là rất quan trọng, hãy nhớ những thực phẩm sau đây sẽ giúp giữ ấm cơ thể, bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình.
Gừng
Gừng là loại gia vị có tính chất sinh nhiệt nên việc ăn gừng vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thức uống chứa gừng sẽ giúp cơ thể giảm bớt cảm giác đói và no lâu hơn, nhờ vậy thân nhiệt cũng ổn định và chúng ta sẽ cảm thấy ấm người hơn.
Tỏi
Trong tỏi có rất nhiều kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tỏi chứa Allicin – một trong ba hoạt chất quan trọng, được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có khả năng làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Các nghiên cứu cho thấy, những nguyên tố vi lượng trong tỏi chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm và nhiều bệnh khác.
Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể. Và một trong số những tác dụng ấy là phòng và chữa bệnh cảm cúm. Bằng cách đơn giản là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào một ly nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.
Các loại rau xanh, quả mọng
Video đang HOT
Có rất nhiều loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu đen… và mỗi loại trong số chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Quả mọng là nguồn chất chống oxy hoá giống như những vệ sĩ nhỏ bảo vệ tế bào khỏi bị hư tổn, có thể dẫn đến lão hóa và bệnh tật.
Màu đỏ, màu đen của các loại quả mọng có tác dụng kích thích sức mạnh bảo vệ cơ thể. Quả dâu tây có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Quả mâm xôi có tác dụng chống viêm nhiễm, nhất là viêm đường hô hấp.
Các loại hạt
Thành phần của các loại hạt chứa rất nhiều acid amin, acid béo, cũng như vitamin nhóm B. Đặc biệt hạnh nhân chứa rất nhiều vitamin E, selen và magie, giúp bạn chống chọi với các bệnh đường hô hấp.
Trong hạt điều chứa rất nhiều kẽm, selen và sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, khống chế sự phát triển của virus cúm. Hạt hồ đào chứa một lượng kẽm dồi dào giúp thúc đẩy các tế bào bạch cầu hoạt động để đẩy lùi cảm cúm.
Cách ngăn ngừa cảm lạnh vào mùa đông hiệu quả
Thường xuyên vận động
Giữ thói quen vận động thường xuyên vì những hoạt động thể chất đều đặn có thể sẽ làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và virus có hại cho sức khỏe.
Tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn
Một thí nghiệm của các nhà nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho thấy khi bạn ngủ nhiều hơn thì khả năng cơ thể bạn tránh được các bệnh về hô hấp. Những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm gần như bị cúm nhiều hơn 3 lần so với những người ngủ đủ và sâu trong 8 giờ hoặc hơn.
Súc miệng hàng ngày
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khẳng định, những người súc miệng với nước 3 lần mỗi ngày sẽ ít bị nhiễm lạnh hơn 36% so với những người không làm việc này. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng họ không biết chính xác vì sao lại như vậy nhưng suy đoán rằng có thể việc này giúp làm sạch các chất nhầy và virus từ trong cổ họng.
M.H (th)
Theo giadinh
5 điều cấm kỵ đừng làm khi bụng đói nhưng nhiều người vẫn thường hay mắc phải
Khi đói bụng, theo phản xạ thì nhiều người sẽ tìm đến đồ ăn để khỏa lấp cơn đói. Tuy nhiên, việc ăn uống tùy tiện hay làm một số việc để quên đi cảm giác đói có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Uống trà đặc và cà phê
Trong trà hay cà phê đều có chứa một lượng lớn caffeine rất cao. Nếu bạn uống khi bụng đang trống rỗng thì nó sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày và gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Thêm nữa, những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày mãn tính càng không nên uống đồ có chứa caffeine khi bụng đói.
Thay vào đó, nếu muốn uống thì bạn có thể bỏ thêm một chút sữa vào để giảm bớt sự kích ứng đường tiêu hóa do caffeine gây ra.
Ăn trái cây chứa nhiều axit
Trái cây vốn chứa nhiều axit hữu cơ nên khi tiêu thụ lúc bụng đói có thể gây kích ứng dạ dày. Trong đó, những loại trái cây như cam, quýt, bưởi, hồng... đều có chứa nhiều axit tannic nên cần tránh ăn lúc bụng đói để ngăn ngừa nguy cơ kết sỏi.
Nếu để sỏi tồn tại trong dạ dày suốt thời gian dài thì nó có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến những bệnh như viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết dạ dày.
Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su chắc chắn không phải loại thực phẩm đáng để ăn khi bụng đang trống rỗng. Đặc biệt, trong kẹo cao su thường có thêm siro, bạc hà.. để tạo hương vị nên nếu nhai khi bụng đói có thể gây đầy hơi. Về lâu dài, dạ dày sẽ theo phản xạ tiết nhiều axit dạ dày, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, viêm dạ dày.
Đi tắm
Nhiều người thường có thói quen tắm vào buổi sáng sớm nhưng đây lại là lúc cơ thể đang không có gì trong bụng. Việc tắm ở thời điểm này dễ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp đột ngột, dẫn đến những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói...
Ngoài ra, nếu không khí phòng tắm không được lưu thông thì bạn sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt vào sáng sớm, dễ gây choáng váng đầu óc khi bước ra. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm sau khi đã ăn no khoảng 2 tiếng để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tập luyện nặng
Khi tập luyện cũng là lúc cơ thể cần nhiều năng lượng hơn nên nếu bạn tập luyện trong khi bụng đang đói có thể làm lượng glycogen ở gan không đủ, từ đó khiến mức đường huyết sụt giảm nhanh chóng. Hậu quả là trong quá trình tập, bạn có thể bị ngất xỉu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh...
Source (Nguồn): Aboluowang
Theo helino
Lời khuyên giúp bệnh vảy nến bớt làm phiền bạn trong mùa thu đông Bệnh vảy nến rất phổ biến, mãn tính và tái phát nhiều lần, nhất là vào thời tiết thu đông lành lạnh như bây giờ. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng để cho cơ thể bớt phiền về bệnh, hãy chú ý đến 4 điều sau. Bệnh vảy nến là bệnh về da mãn tính và rất phổ biến. Bệnh...