Những thực phẩm nhiều axit mà bạn nên hạn chế
Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit cao có thể gây loãng xương, sỏi thận, viêm, trào ngược dạ dày, thậm chí ung thư.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, kem, sữa chua, phô mai thường có tính axit, do đó có thể gây trào ngược axit và các vấn đề về dạ dày khác. Bạn có thể dùng sữa dê thay vì sữa bò, bởi sữa dê có tính axit yếu hơn.
Nước ngọt: Nước ngọt là những thức uống giàu axit nhất. Tiêu thụ quá nhiều axit có thể gây giòn xương, yếu răng và nhiều dạng viêm, từ đó dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Thịt xông khói: Thịt xông khói có thể được xem là “vua axit”. Nhiều người đã phải ngừng ăn món này vì nó gây trào ngược dạ dày.
Đồ chiên rán: Gà rán, khoai tây chiên, snack khoai tây đều có tính axit rất cao. Bạn nên hạn chế ăn những món này, và nếu có ăn thì hãy ăn kèm với các thực phẩm có tính kiềm như dưa lưới hay bông cải xanh.
Cà phê: Cà phê có tính axit cao và thường có liên quan đến các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là trào ngược axit. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các thức uống chứa caffeine.
Thịt: Các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có tính axit cao và cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Khi ăn thịt, bạn nên nhai chậm và kỹ để cơ thể có thể tiêu hóa thịt tốt hơn và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của axit.
Video đang HOT
Cồn: Cồn, dù ở hình thức nào, cũng có tính axit cao, do đó nên bị loại bỏ hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống của bạn. Cồn không chỉ gây axit dạ dày mà còn làm tăng tính axit trong nước tiểu, dẫn đến bệnh gout.
Ớt: Ớt nổi tiếng có tính axit cao. Nhiều người không thể ăn thức ăn cay bởi chúng gây trào ngược axit và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Bánh mì chế biến sẵn và các loại bánh nướng khác: Bánh mì nướng và các loại bánh nướng khác chứa bột mì, đường tinh luyện và các chất bảo quản. Tất cả các thành phần này đều có thể khiến hàm lượng axit trong cơ thể tăng vọt.
Trái cây họ cam: Các trái cây họ cam đều tươi mát và giàu dinh dưỡng, nhưng những ai nhạy cảm với axit nên tránh ăn chúng để giảm nguy cơ trào ngược axit.
Yến mạch: Yến mạch là một món ăn sáng phổ biến, nhưng bạn nên tránh sử dụng thực phẩm này nếu bạn nhạy cảm với axit.
Các loại hạt rang muối: Các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân hay hồ đào rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên chọn hạt tươi thay vì hạt đã rang muối để tránh trào ngược axit.
Bơ thực vật: Bơ thực vật chứa chất béo chuyển hóa có thể gây hại cho tim mạch và gây các vấn đề về dạ dày như trào ngược axit. Bơ thực vật còn chứa nhiều axit béo omega-6 có thể gây viêm.
Kẹo: Kẹo có tính axit rất cao, không chỉ gây các vấn đề về tiêu hóa mà còn gây tổn thương răng và lợi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ./.
Đau vùng lưng dưới có thể là tín hiệu cảnh báo loại ung thư nào?
Đau vùng lưng dưới thường do các vấn đề sức khỏe không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp đây chính là tín hiệu cảnh báo sớm ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 60-70% người trưởng thành từng gặp phải hiện tượng đau vùng lưng dưới. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này xuất phát từ các vấn đề sức khỏe không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ đau lưng dưới chính là tín hiệu cảnh báo sớm ung thư, điển hình như:
Ung thư cột sống có nguyên nhân từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong cột sống. Nếu khối u nằm ở các đốt sống bên dưới, nó có thể gây ra kiểu đau lưng kể trên.
Bên cạnh đó, ung thư cột sống còn có các triệu chứng điển hình như:
- Yếu cơ
- Khó đi lại
- Tê liệt
Ung thư cột sống rất hiếm gặp. Ít hơn 1% người trưởng thành mắc phải loại ung thư này. Do đó, đau vùng lưng dưới ít có khả năng là dấu hiệu của loại ung thư này.
Ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên thế giới, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Chỉ riêng năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi.
Nếu khối u ung thư nằm ở mặt sau của phổi sẽ có thể gây ra hiện tượng đau vùng lưng dưới. Bên cạnh đó, ung thư phổi cũng phổ biến hơn ung thư cột sống. Tuy nhiên, đau vùng lưng dưới lại không phải là triệu chứng thường gặp của loại ung thư này. Theo đó, người mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng như:
- Cơn ho dai dẳng trong 2-3 tuần
- Viêm phổi thường xuyên
- Khó thở
- Đau khi thở hoặc ho
- Ho ra máu
Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới. Vị trí của tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, nối liền với niệu đạo. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ tạo ra chất dịch màu trắng, khi quan hệ tình dục, chất dịch này sẽ được đẩy xuống niệu đạo tạo thành tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trong độ tuổi sinh sản. Ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây đau vùng lưng dưới, nhất là trong trường hợp khối u đã xâm lấn vào xương. Theo thống kê, 60% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn muộn sẽ cảm nhận cơn đau ở vùng xương sống, xương sườn và hông, do khối u đã di căn vào xương.
Ngoài ra, người mắc ung thư tuyến tiền liệt còn có các triệu chứng điển hình như:
- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Tiểu khó, đau hoặc rát khi đi tiểu
- Nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc cười
- Đau hoặc rát khi xuất tinh
- Ít chất lỏng hơn khi xuất tinh
Di căn là thuật ngữ dùng để chỉ bất kì loại ung thư nào đã ở giai đoạn muộn, với các tế bào ung thư đã phát tán đi nhiều vị trí khắp cơ thể và hình thành khối u thứ phát. Trong trường hợp khối u thứ phát nằm ở các đốt sống bên dưới thì người bệnh đương nhiên cũng sẽ cảm nhận cơn đau ở vị trí này. Bên cạnh cảm giác đau, xương ở khu vực có khối u di căn cũng sẽ trở nên yếu và giòn hơn.
Minh Nhật
Ung thư vào từ miệng: Các chất tăng khả năng ung thư ẩn trong những món ăn, nhiều người sử dụng sai cách mà không hay biết Phần lớn bệnh tật xuất hiện trong cơ thể con người đến từ chế độ ăn uống, ung thư cũng không nằm ngoài số đó. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể đã ăn rất nhiều chất gây ung thư "ẩn náu" trên bàn mà không hề hay biết. Ung thư là một trong những căn bệnh quái ác phổ biến...