Những thực phẩm là kháng sinh tự nhiên, giúp phòng chống bệnh tật
Tỏi, ớt, gừng, nghệ, trà xanh, húng quế hay đinh hương…đều là những thực phẩm kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh tật.
Tỏi: Tỏi được biết đến như loại kháng sinh có đặc tính kháng khuẩn, chống lại nhiều vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm hiệu quả.
Nghệ: Curcumin trong nghệ như hợp chất có hoạt tính sinh học giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa một số bệnh do vi khuẩn rất tốt.
Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh cao, nó cung cấp cho cơ thể một hàng rào bảo vệ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và điều hòa hệ miễn dịch.
Hành tây: Hành tây có tác dụng như chất kháng sinh giúp chống lại những vi khuẩn gây viêm nướu răng và viêm nha chu.
Gừng: Phytochemical trong gừng tươi có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh về răng miệng.
Đinh hương: Nhờ có eugenol, lipid và axit oleic, đinh hương được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị giúp chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh ở con người.
Quế: Các hợp chất cinnamaldehyd và eugenol trong quế có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại các vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt và một số bệnh về da.
Video đang HOT
Húng quế: Một số nghiên cứu chứng minh rằng, thường xuyên tiêu thụ húng quế giúp cơ thể chống lại nhiều vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh về tiêu hóa.
Việt quất: Quả việt quất rất giàu phenol, flavonoid và polyphenol có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.
Hạt thì là: Theo các chuyên gia, hạt cây thì là có khả năng chống lại các vi khuẩn gây ra các bệnh về da liễu như nhiễm trùng, mụn nhọt, viêm mô tế bào và bỏng da.
Dầu dừa: Thành phần của dầu dừa có chlorhexidine, một chất khử trùng có đặc tính kháng khuẩn cao, có tác dụng chống lại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy hiệu quả.
Ớt: Trong ớt chứa hợp chất capsaicin có hoạt tính kháng sinh cao, giúp chống lại nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh cho con người.
Trà xanh: Flavonol, hợp chất kháng khuẩn cực mạnh trong trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và phòng bệnh.
Sả: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài việc mang lại hương thơm dễ chịu, sả cũng có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại tới 7 loại vi khuẩn gây bệnh.
Tăng cường sức khoẻ đơn giản bằng cách sử dụng 10 loại thảo mộc và gia vị này
Không cần phải tốn nhiều tiền mua thực phẩm chức năng, mọi người chỉ cần thường xuyên dùng những loại gia vị và thảo mộc giá rẻ, phổ biến và dễ dàng chế biến này để tăng cường sức khoẻ.
Thảo dược và phương thuốc tự nhiên đã được chứng minh là vừa tăng cường thể chất và vừa cải thiện sức khoẻ tinh thần. Nhiều loại gia vị và thảo mộc có thể dễ dàng tìm thấy trong căn bếp lại giúp ích trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh, huyết áp cao và thậm chí có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa. Sau đây là 10 loại gia vị và thảo mộc có tác dụng tốt cho cơ thể mà mọi người nên lựa chọn để sử dụng.
Việc sử dụng thảo mộc và gia vị để tăng cường sức khoẻ ngày càng được ưa chuộng bởi chúng không gây ra các tác dụng phụ. Nhiều người chỉ sử dụng chúng ở giai đoạn đầu nhưng thảo dược thật sự phù hợp để hỗ trọ điều trị một số căn bệnh.
Tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết tới với công dụng tăng cường sức đề kháng và chống các cơn cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra nó còn có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim. Chất chống oxy hoá có trong tỏi được cho là giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer (chứng mất trí). Tỏi có thể được bổ sung một cách dễ dành thông qua việc chế biến các món ăn hàng ngày.
Hương thảo
Hương thảo được dùng như gia vị trong chế biến các món ăn bởi hương thơm của chúng. Không nhiều người biết rằng hương thơm này giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, hiệu suất làm việc và tâm trạng của mọi người. Ngoài ra, nó cũng có thể ngăn chặn tình trạng lão hoá não. Hương thảo ngoài được dùng trong ẩm thực còn có thể chế biến thành nước hoa và tinh dầu để mọi người dễ dàng sử dụng hàng ngày.
Ớt
Ớt chứa các thành phần cay nóng có tác dụng chống lão hóa. Ớt còn có thể cải thiện các vấn đề như ợ nóng, giúp giảm cân nhờ khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Bổ sung ớt rất dễ dàng bằng cách cắt lát, thái nhỏ và thêm vào các món ăn. Tuy nhiên khi sử dụng ớt mọi người nên loại bỏ phần hạt và không phải ai cũng có thể dùng hoặc ăn thường xuyên vì nó có thể kích hoạt cảm giác nóng rát.
Gừng
Gừng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hoá, giảm thiểu tình trạng đầy hơi, viêm nhiễm, xưng đau và hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Gừng còn tốt cho phụ nữ mang thai nhờ công dụng giảm bớt triệu chứng ốm nghén và buồn nôn. Cách bổ sung gừng đơn giản là pha thành trà nóng và nấu súp, tiện lợi cho việc dùng hàng ngày. Gừng tươi còn là thành phần chế biến nhiều món ngọt.
Rau mùi tây
Đối với người bị huyết áp cao, mùi tây là loại rau hoàn hảo để giúp điều trị tình trạng này. Mùi tây còn củng cố xương chắc khoẻ hơn nhờ thành phần giàu vitamin K. Mọi người có thể thêm rau mùi tây khô vào các món súp, hầm và nước xốt cà chua để tăng hương vị. Rau mùi tây tươi còn là gia vị tuyệt vời khi thêm vào salad, nước xốt và các món ăn chứa hải sản.
Bạc hà
Những người thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu nên chọn bạc hà để sử dụng. Nếu bị tắc mũi có thể pha trà bạc hà nóng để dùng bởi hơi nước bốc lên có thể giúp giải quyết các vấn đề về hô hấp, thông mũi. Lá bạc hà tươi và khô đều được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người ưa chuộng dùng để tạo mùi thơm, cảm giác thư giãn trong căn phòng.
Quế
Quế có tác dụng nổi bật trong việc chống viêm nhiễm, sửa chữa mô bị tổn thương và đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư. Quế dạng thanh được thêm vào trà còn bột quế là nguyên liệu quan trọng của nhiều món tráng miệng, sinh tố và bánh kếp, vì vậy mọi người có thể dễ dàng bổ sung hàng ngày.
Hoa cúc
Trà hoa cúc đặc biệt tốt cho phụ nữ bởi công dụng giảm đau bụng kinh và cảm giác lo lắng trong những ngày đó. Loại trà này cũng làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài để pha trà, hoa cúc còn có thể được thêm vào bột yến mạch hoặc ngũ cốc. Hoa cúc tươi và lá cũng được dùng để làm món salad.
Hẹ
Hẹ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như choline có công dụng giúp ngủ ngon; folate can thiệp vào việc sản xuất serotonin, giúp giảm trầm cảm và cải thiện tâm trạng. Để chế biến hẹ cần dùng dao sắc thái nhỏ, thêm vào các món ăn như trứng, phô mai, rắc lên súp và salad.
Hoa oải hương (Lavender)
Tinh dầu oải hương có tác dụng đuổi côn trùng và làm dịu các vết thương, vết côn trùng cắn. Hoa oải hương còn giúp giảm cảm giác lo âu, mất ngủ và trầm cảm, tạo không khí thư giãn cho người dùng. Tinh dầu hoa oải hương còn chống nhiễm trùng, kháng nấm. Sản phẩm phổ biến nhất từ hoa oải hương là tinh dầu, có thể dùng như một loại kem dưỡng ẩm 1-2 lần mỗi ngày hoặc trộn nó với dầu dừa, tinh dầu tamanu hoặc bạc hà.
Tác dụng phòng bệnh và khử độc của 8 loại gia vị Hàng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng các loại gia vị trong quá trình nấu ăn. Gia vị không chỉ giúp thực phẩm thêm thơm ngon, còn có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh và thải độc cơ thể hiệu quả. Uống một cốc nước chanh ấm mỗi ngày giúp giải độc gan hiệu quả Rau mùi Loại gia vị này có...