Những thực phẩm không được hâm nóng nếu không muốn ngộ độc
Nếu không muốn đưa độc tố vào cơ thể, bạn cần biết những thực phẩm tuyệt đối không được hâm nóng lại dưới đây.
Nhiều người có thói quen đun đi đun lại những món ăn thừa vì tiếc của mà không biết rằng điều đó gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm bạn tuyệt đối không nên hâm nóng lại bởi chúng sẽ sản sinh những độc tố khi ăn vào rất hại cho cơ thể.
Cơm thường xuyên được hâm nóng, nhưng có thể rất dễ khiến bạn bị ngộ độc. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm giải thích: “Vấn đề thực sự không phải là hâm nóng, mà là cách bảo quản trước khi hâm nóng”.
“Gạo có thể chứa các bào tử của vi khuẩn gây ngộ độc. Khi nấu thành cơm, các bào tử vẫn có thể tồn tại. Sau đó, nếu cơm tiếp tục để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể sinh sôi tạo ra các chất gây tiêu chảy hoặc nôn ói. Hâm nóng lại khó tránh khỏi việc bị ngộ độc”.
Cơm thường xuyên được hâm nóng, nhưng có thể rất dễ khiến bạn bị ngộ độc.
Về cơ bản, bạn đừng để cơm lâu trong nhiệt độ phòng. Hãy trữ cơm trong một chiếc hộp kín hơi ngay sau khi nấu và khi hâm lại sẽ an toàn hơn.
Thịt gà
Khi hâm nóng thịt gà, protein trong thịt sẽ bị biến đổi thành phần và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe. Vì thế, hãy hạn chế việc hâm nóng thịt gà, hoặc nếu muốn hâm nóng bạn nên nấu chín kỹ và bọc kín trong giấy nhôm, bạc trước khi làm nóng.
Trứng
Video đang HOT
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín.
Khoai tây
Khoai tây thực sự là một loại thực phẩm lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm lại khoai tây trong lò vi sóng, toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.
Cần tây
Cần tây là một loại rau lá xanh chứa nitrat và sẽ chuyển thành nitrit có hại khi hâm nóng. Điều này khiến cơ thể dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và kéo theo vô số bệnh trầm trọng khác.
Hãy bỏ cần tây ra ngoài nếu muốn hâm nóng món súp của bạn.
Nấm
Nấm phát huy các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe là ăn ngay sau khi vừa nấu xong, tuyệt đối không được hâm nóng lại bởi các thành phần protein có trong nấm sẽ thay đổi và gây hại nhiều cho tim mạch. Ngoài ra, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày nếu đun lại nấm hơn 1 lần.
Theo VietQ
Thuốc lá điện tử có thực sự giúp cai nghiện thuốc lá?
Đây là vấn đề được Ths Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam nêu ra tại hội thảo tham vấn ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay 5/3 do Bộ Y tế tổ chức.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc lá điện tử không có tác dụng giúp cai thuốc (ảnh minh họa)
Thuốc lá điện tử không có tác dụng cai thuốc
Theo ông Nguyễn Tuấn Lâm, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều chứa nicotine, gây hại và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy người trẻ tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ sau đó dùng thuốc lá thông thường và thành nghiện tăng gần gấp 3,6 lần.
"Thuốc lá điện tử thay vì là công cụ cai thuốc thì lại là công cụ bắt đầu hút thuốc với thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó không có tác dụng giúp cai thuốc. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử có tỷ lệ bỏ thuốc thấp hơn", Ths Lâm nói.
Bên cạnh đó, nhiều chất độc, chất gây ung thư khác cũng được tìm thấy trong dung dịch và khói thuốc lá điện tử, gây hại cho cả người hút và người xung quanh. Trong đó phải kể đến như formaldehyde, nitrosamines, acetaldehyde, vòng benzen...
Theo ông Lâm đây là cơ sở để cấm hút thốc lá điện tử ở môi trường trong nhà như thuốc lá thông thường. Bên cạnh đó, chuyên gia WHO cũng cảnh báo về xu thế trộn hương vị, thậm chí cả ma túy trong các dung dịch thuốc lá điện tử.
"Nếu chúng ta không quản lý tốt sẽ báo động tình trạng tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lớp trẻ, hoc sinh, nguy cơ giống như nhiều nước. Đây là thách thức đặt ra với nhà quản lý", ông Lâm nói.
Xu thế gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên
Tương tự quan điểm của ông Nguyễn Tuấn Lâm, Ths Lê Thị Thu, Quản lý Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về chất lượng của các dung dịch (tinh dầu) của các loại thuốc lá điện tử đang bày bán trên thị trường Việt Nam vì nhiều cửa hàng không được kiểm định về mặt chất lượng.
Tình hình sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trên thế giới gia tăng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Ths Lê Thị Thu nhấn mạnh, ở Mỹ đã xảy ra "nạn dịch" hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên.
Từ năm 2011 đến 2018, số lượng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Mỹ đã tăng rất nhanh từ 1,5% lên mức báo động là 27,5%.
Từ năm 2017 đến 2018, việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT.
Năm 2018, khoảng một phần ba số người sử dụng thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên.
Tại châu Âu, 1,5% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên năm 2014 và tăng lên 1,8% vào năm 2017.
Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ. Đây có thể là hệ lụy của quảng cáo thuốc lá điện tử trên các phương tiện.
Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ chế chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới này, nhưng các sản phẩm này được bán và quảng cáo mạnh trên mạng xã hội.
Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát. Các hoạt động liên quan nhập khẩu buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng hiện trên thị trường chưa được phép của Chính phủ Việt Nam.
Do đó, Ths Lê Thị Thu cho rằng cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, không để các sản phẩm chưa được phép lưu hành bán tự do trên thị trường. Đồng thời, cần xem xét cấm bán, sản xuất, quảng cáo các sản phẩm này ở Việt Nam.
Theo infonet
Nhiều chất độc, chất gây ung thư có trong thuốc lá điện tử Ngoài nicotine, theo các chuyên gia thuốc lá điện tử vẫn chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines, acetaldehyde... các chất gây ung thư. Ngày 5/3, tại Hà Nội Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới diễn ra tại Hà Nội. Xu thế sử dụng thuốc lá...