Những thực phẩm khó ăn nhưng rất giàu dinh dưỡng
Mặc dù có vị đắng, chua, cay, thô ráp khó ăn nhưng đừng vội loại bỏ một số loại thực phẩm duới đây vì chúng thực chất là nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể bạn.
Thực phẩm thô
Các loại thực phẩm thô, đặc biệt là các loại ngũ cốc chưa qua chế biến thường khó ăn do vẫn còn độ cứng. Tuy nhiên, chúng lại rất giàu chất xơ hoà tan giúp ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Ngoài ra, các thực phẩm thô còn giúp cơ thể giải độc và là sự lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân hoặc kết hợp với các bữa ăn có nhiều chất béo khó tiêu.
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày.
Ảnh minh họa
Mướp đắng
Cũng giống như vỏ chanh, trà, sôcôla đen, những thực phẩm có vị đắng đặc trưng, mướp đắng được xếp vào danh sách các thực phẩm khó ăn nhất. Tuy nhiên, với những người đã quen vị củ loại quả này thì đây lại là món ăn khoái khẩu.
Mướp đắng giàu folate, là thực phẩm lý tưởng cho bà bầu nhằm ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng cũng giàu vitamin B, C, các chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê và chất xơ giúp giảm táo bón hiệu quả, bảo vệ màng tế bào và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cải thiện khả năng hoạt động của tim.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Vị chát của quả hồng lại mang tới cho cơ thể nguồn axit axit phytic và acid oxalic, những chất chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đối với phụ nữ, quả hồng có tác dụng kỳ diệu trong việc làm đẹp da bởi khả năng chống nhăn và chống nắng. Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Ảnh minh họa
Rong biển
Khác với các loại cá, mùi tanh của rong biển khiến nhiều người không dám lại gần các món ăn. Có nhiều cách chế biến rong biển như xào, nấu canh hoặc cuộn sushi để giảm bớt mùi tanh của loại thực phẩm này.
Rong biển là nguồn dồi dào các chất iốt, vitamin K, vitamin B2 (thường có trong thịt, cá, sữa, rau xanh), axit pantotenic, magiê, sắt, canxi. Ngoài ra nó còn chứa lượng lớn lignans, hợp chất thực vật ngăn ngừa tế bào ung thư, chống viêm, làm sạch máu, giảm huyết áp và ngừa táo bón.
Ảnh minh họa
Sầu riêng
Là loại quả nặng mùi nhất và khó ăn đối với nhiều người như sầu riêng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
Loại quả này rất giầu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. 100g sầu riêng mỗi ngày cũng cấp 805 nhu cầu về vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, làm mau lành vết thương và thúc đẩy quá trình hình thành collagen giúp da khỏe đẹp và ngăn ngừa lão hóa.
Theo VNE
Thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ
Có một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cũng như bệnh tật khi ăn cả vỏ. Vì vậy, bạn cần gọt vỏ cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến.
Vỏ các loại củ, quả tươi thường chứa nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất... giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường nhu động ruột và làm giảm cảm giác đói...
Vì vậy khi gọt bỏ vỏ trái cây và rau củ chúng ta đã bỏ phí đến 25% các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cả vỏ đối với các loại thực phẩm sau.
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc
Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không nên ăn.
Quả hồng
Quả hồng khi chưa chín, thành phần tannic chủ yếu tập trung trong thịt quả nhưng khi quả chín, chất này lại tập trung chủ yếu ở lớp vỏ. Axit tannic khi đi vào cơ thể con người sẽ tạo thành axit dạ dày, nếu kết hợp với protein trong thực phẩm dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, táo bón, viêm dạ dày...
Vỏ quả hông chứa nhiêu chât gây ngô đôc
Ngoài ra, nếu tích tụ nhiều axit tannic có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu sắt của cơ thể.
Khoai lang
Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.
Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Bạch quả
Vỏ bạch quả có chứa các chất độc hại khi vào cơ thể con người có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh trung ương do ngộ độc. Ngoài ra, đối với trẻ em thiếu hụt vitamin B6 thì ăn nhiều hạt bạch quả trong thời gian dài (quá 5 hạt/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc.
Trẻ em ăn nhiêu quả bạch quả có thê gây ngô đôc
Củ mã thầy (củ năng)
Củ mã thầy mát bổ và có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn nên vỏ chứa rất nhiều ấu trùng sán. Nếu không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi, khi ăn mã thầy bạn rất dễ nhiễm sán lá, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.
Theo Thúy Phạm (Afamily)
Những trái cây màu vàng không nên bỏ qua Các loại củ, quả màu vàng cam vẫn được biết đến là làm giảm nguy cơ ung thư và tim mạch. Điều gì là bí mật của chúng? Đó là bởi trong số các chất dinh dưỡng mà chúng có, có một loại có tên gọi carotene. Quá trình lão hóa (oxi hóa tự nhiên) là hệ quả của cơ chế trao đổi...